Helen
Clark
Index on Censorship
Ngày 21 tháng 8 năm 2013
Bản
dịch của Lê Anh Hùng (Defend the Defenders)
Posted
on August 22, 2013 by VNHRDs | Leave a
comment
Bất
chấp những nỗ lực liên tục hòng bóp nghẹt bất đồng chính kiến trên mạng, Việt
Nam vẫn sẵn sàng ban hành Nghị định 72 vào ngày 1.9 tới đây.
Khoảng
1 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam bắt đầu làm cái gì đó để duy trì danh hiệu
“Kẻ thù của Internet” mà họ chia sẻ với 8 quốc gia khác, gồm cả Uzbekistan,
Iran và Trung Quốc. Mặc dù đến thời điểm này của năm 2013, Việt Nam đã tống
giam nhiều blogger hơn con số của cả năm 2012, song họ vẫn đang cân nhắc lại
bản dự thảo nghị định phi thực tế mà dư luận khắp nơi đã chế nhạo vào năm
ngoái.
Bản
Nghị định 72 soạn lại, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1.9 tới đây, đã gây ra
tranh cãi bởi cơ bản nó là cấm mọi người đăng các đường link dẫn tin, hay một
phần của các bản tin, trên các trạng mạng xã hội như Facebook hay Zing Me, một
trang mạng cũng phổ biến như Facebook và do Việt Nam tạo ra.
Những
trang mạng ủng hộ dân chủ hoặc những trang chuyên đưa tin về tôn giáo, chính
trị hay nhân quyền từ lâu đã bị ngăn chặn. Năm 2010, Facebook đã bị chặn. Một
bản dự thảo quy định bị rò rỉ, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
ngăn chặn trang kết nối cộng đồng này, đã lan truyền ở thời điểm đó. Dự thảo
quy định đó được cho là xuất phát từ chính phủ, nhưng sự chính xác thì chưa
được khẳng định. Tuy nhiên, việc truy cập Facebook nhanh chóng trở nên khó
khăn.
Việc
thiếu chỉ thị rõ ràng từ chính phủ và mức độ ngăn chặn thấp khiến mọi người đơn
giản là xoay xở với những thiết lập DNS và cho rằng việc ngăn chặn là do lỗi kỹ
thuật, không phải là ý chí chính trị. Không ai coi chuyện đó là nghiêm trọng và
trang mạng xã hội này thậm chí còn quảng cáo tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam ngay
cả khi tình trạng ngăn chặn đang diễn ra khắp nơi.
Giáo
sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia, Canberra) nhận xét rằng năm 2009
đã chứng kiến sự tổ chức của những nhóm khác biệt – Công giáo, các phái chống
Trung Quốc, các nhà hoạt động môi trường và các nhà hoạt động dân chủ – bằng
cách sử dụng Facebook làm nơi tập hợp để cộng hưởng sự phản đối của họ trước dự
án khai thác bauxite do Trung Quốc quản lý ở Tây Nguyên, một khu vực nhạy cảm
về sinh thái và chính trị.
Tuy
nhiên, Nghị định 72 cũng có điều gì đó tương đồng với một quy định về blog
trước đấy, vốn đòi hỏi người dân phải hướng vào các chủ đề cá nhân chứ không
phải chính trị. Khi Internet cất cánh vào đầu và giữa thập niên 2000, tiện ích
Yahoo! Chat và nền tảng blog Yahoo! 360 của nó trở nên rất phổ biến. Đến cuối
năm 2008, số lượng blogger đã lên đến hàng triệu. Phần lớn người viết tuân theo
chỉ thị của chính phủ, mặc dù vẫn có những scandal liên quan đến những blogger
về tình dục. Các blog Yahoo! cũng trở nên hữu ích như một nguồn tin tức và thông
tin thay thế trong bối cảnh nhà nước kiểm soát các phương tiện truyền thông và
ngăn chặn các trang mạng liên quan đến chính trị, nhân quyền hay tôn giáo.
Cuối
năm 2008, các quy định mới về viết blog đã giới hạn việc viết lách vào các chủ
đề cá nhân. Giống như trong Nghị định 72, việc đăng các đường link dẫn đến các
trang mạng đã bị cấm cũng không được phép. Quy định này chỉ nhằm vào những blog
có máy chủ ở Việt Nam.
“Chúng
tôi đã ban hành thông tư nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý để hướng dẫn các blogger
về những gì họ có thể và không thể làm”, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông
Đỗ Quý Doãn phát
biểu với dpa thời điểm đó. Trong thực tế, chính phủ đã tiếp cận Yahoo! và
Google để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Bất
chấp những ồn ỹ vào thời điểm ra đời, quy định trên đã không đem lại nhiều kết
quả, đặc biệt là vì nó được thiết kế chủ yếu như một “văn bản hướng dẫn”, theo
lời ông Đỗ Quý Doãn nói, và do vậy với hiệu lực pháp lý hạn chế.
Năm
2010, một phần của một quy định khác lại nhằm vào các nhà cung cấp dịch vụ
Internet và các quán cà phê Internet. Một điểm của quy định yêu cầu tất cả các
máy tính công cộng – những máy tính ở các quán cà phê Internet vốn nổi tiếng
với các game thủ tuổi teen hay ở các sảnh khách sạn – phải cài đặt Green Dam,
một chương trình phần mềm theo dõi việc sử dụng Internet.
Cho
dù có thể không thân thiện với ý tưởng tự do Internet, song đây vẫn là một cách
tiếp cận thiếu hệ thống, không hiệu quả và nhanh chóng thất bại. Những người sở
hữu quán cà phê Internet, thứ mà người ta có thể tìm thấy ngay cả ở những thị
trấn xa xôi hẻo lánh và chủ yếu được các cậu bé game thủ sử dụng, từ lâu đã đòi
kiểm tra nhân thân và gia đình của người sử dụng trước khi cho họ vào quán.
Tuy
nhiên, Nghị định 72 còn đi xa hơn thế, đòi hỏi những người sử dụng truyền thông
xã hội không được đăng bất kỳ link tin tức nào, thậm chí những link dẫn đến các
bài viết của truyền thông nhà nước.
Chính
phủ đã nêu quan điểm rằng nghị định mới này không nhằm hạn chế tự do ngôn luận
mà đúng hơn là nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi các trang mạng và
blog tin tức đăng lại nhiều bài tin tức mà không dẫn nguồn và đạo văn có thể là
một vấn đề ở Việt Nam thì những người sử dụng Facebook vẫn không phải là đối
tượng khả nghi hay vấn đề chính. Trang Báo Mới là một trong những trang tin
tổng hợp lớn ở Việt Nam và nó không phải là một diễn đàn truyền thông xã hội.
Những
kẻ phớt lờ quy định pháp luật mới có thể dễ bị phạt tiền nhiều hơn là truy cứu
trách nhiệm hình sự. Các blogger vẫn bị cáo buộc theo Điều 88 của Bộ Luật Hình
sự thường xuyên hơn; đây là điều liên quan đến hành vi “tuyên truyền chống phá
nhà nước” và có thể bị xử tù từ 3 đến 12 năm. Một số người cho rằng, việc truy
tố những người chia sẻ link hay đăng lại từ các trang tin sẽ khiến cho hệ thống
toà án và nhà tù rơi vào tình trạng căng thẳng, còn việc phạt tiền thì dễ thực
hiện hơn.
Việt
Nam, một nước dường như thường theo bước chính sách an ninh của Trung Quốc, chỉ
thua Trung Quốc về số người bất đồng chính kiến mà họ bắt giữ — 40 người cho
đến thời điểm này của năm 2013 (theo tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights
Watch).
Chính
phủ Việt Nam có thể là một “Kẻ thù của
Internet” như “danh hiệu” mà tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF)
“phong tặng”, song người dân lại hào hứng với thứ tiện ích này, với hơn 1/3
trong tổng số trên 90 triệu dân sử dụng Internet. Nếu thiếu sự hỗ trợ của chính
phủ về hạ tầng cho sự phát triển như thế thì điều đó có thể chưa bao giờ xẩy
ra. Hội nhập trong “kỷ nguyên tri thức” vẫn luôn được coi là chìa khoá và băng
thông rộng đã được lắp đặt trên khắp đất nước dài và hẹp này từ nhiều năm
trước.
Với
sự hội nhập sâu rộng hơn vào thế giới, ở đây đã xuất hiện những vấn đề mà chính
quyền chưa được trang bị đầy đủ để ứng phó và Internet hiện đã trở thành diễn
đàn phê phán chính. Trong khi số lượng blogger chính trị thực sự dấn thân có
thể là ít thì tiềm năng không chỉ dành cho những người chỉ trích hình thành tổ
chức trên mạng mà còn dành cho người dân chia sẻ những tài liệu nguy hiểm về
chính trị — chẳng hạn như đoạn phim về sự kiện 3.000 cảnh sát đánh đập và tìm
cách cưỡng chế những người nông dân ra khỏi làng để mở đường cho một dự án hạ
tầng đô thị nhiều tỷ USD — là rất lớn.
Nghị
định 72 về cơ bản là sẽ không thể thực thi, ngoài việc tạo ra một ví dụ kỳ
quặc, dù vậy nó vẫn còn thực tế hơn so với một bản dự thảo nghị định về
Internet đã bị hoãn vào năm ngoái mà theo đó người ta sẽ yêu cầu những công ty
lớn như Google, Yahoo và Facebook phải thực sự đặt các máy chủ ở Việt Nam và có
thể cung cấp thông tin người dùng cho nhà chức trách nếu được yêu cầu. Chưa
hết, các ISP cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về những nội dung mà họ đăng tải
trên trang mạng của mình, còn người dùng thì được yêu cầu đăng ký tài khoản
bằng tên thật.
Quy
định bị hoãn lại nói trên được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài coi là một trở
ngại cho tăng trưởng kinh tế và hội nhập với thế giới. Thậm chí Nghị định 72,
vốn là sự lặp lại mà người ta đã giảm bớt mức độ hà khắc, cũng được chờ đợi là
sẽ “bóp nghẹ sự sáng tạo”, như nhận định của Liên minh Internet Châu Á (AIC).
Tuy nhiên, những gì có thể bóp nghẹt sáng tạo hơn nữa lại là sự ngăn chặn hoàn
toàn và chính thức đối với Google và Facebook. Theo những lời đồn đoán dai dẳng
thì điều này sẽ mở đường cho những trang mạng sở tại hay tiện ích Coc Coc của
Nga, một tiện ích đã đặt máy chủ ở Việt Nam và có thể dễ chấp nhận uốn nắn
trước những hạn chế của chính quyền.
Như
David Brown, người vẫn đều đặn viết về tình hình Việt Nam, đã chỉ ra trong một
bài viết gần đây trên Asian Sentinel, Việt Nam có rất nhiều cách để làm thối
chí hoặc ngăn chặn những blogger chính trị kiên định hơn, chẳng hạn bỏ tù họ
với cáo buộc trốn thuế như trong trường hợp Điều Cày. Tuy nhiên, ở đây lại có
khả năng là điều đó lại hạn chế những blogger công dân bình thường và thiếu ý
thức sâu sắc về chính trị phổ biến thông tin.
Giáo
sư Carlyle Thayer đã nói: “Nghị định 72 sẽ làm thối chí những blogger bình
thường, song nó không thể ngăn những nhà hoạt động Internet kiên định hơn khỏi
tiếp tục đăng bài lên blog.”
* Nguồn: Index on Censorship
No comments:
Post a Comment