Friday, 9 August 2013

KIỂM SOÁT TOÀN BỘ INTERNET LÀ NHIỆM VỤ BẤT KHẢ THI (Xã Luận của The Nation)




Xã Luận  của  The Nation   Ngày 9.8.2013

Bản dịch của Trần Trung Hiếu  (Defend the Defenders)


Làm thế nào công dân Việt Nam có thể tìm hiểu và hiểu tình hình trong khu vực và trên thế giới rộng lớn hơn nếu họ không được phép chia sẻ thông tin? Làm thế nào họ có thể hiểu được những tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Đông, nếu chính phủ cho phép họ chỉ chia sẻ hình ảnh của bữa ăn tối hoặc những câu chuyện về tình yêu của họ?

Chính phủ Việt Nam dường như đang cố gắng đóng dấu quyền lực của mình trên truyền thông điện tử, đây là một động thái buồn cười, nó sẽ khích động sự giận dữ và cuối cùng là thất bại.

Chính phủ Việt Nam sẽ ôm toàn bộ bầu trời với hai bàn tay nhỏ bé của mình bằng cách ban hành một đạo luật mới để kiểm soát và làm sạch thông tin công cộng phổ biến qua Internet. Hà Nội đã ban hành luật mới, được gọi là Nghị định 72, hình sự hóa sử dụng các phương tiện truyền hông xã hội cho bất cứ điều gì ngoại trừ  dùng để “cung cấp hoặc trao đổi thông tin cá nhân”. 

Nghị định, nếu nó có hiệu lực vào tháng tới như dự kiến, sẽ cấm các cá nhân trích dẫn hoặc chia sẻ thông tin từ các cơ quan báo chí của chính phủ. Các nhà cung cấp dịch vụ internet, theo luật này, sẽ bị cấm lan truyền thông tin có thể bị coi là “chống lại Việt Nam”.

Nghị định cũng đòi hỏi rằng tất cả các trang web nước ngoài có ít nhất một máy chủ tại Việt Nam, sẽ cung cấp cho chính quyền Việt Nam kiểm soát nội dung tốt hơn.

Khi Nghị định có hiệu lực, thì thông tin liên lạc thông qua Internet sẽ chỉ bao gồm chatting, tin nhắn, blog và tin đăng Facebook và Twitter về những vấn đề cá nhân và gia đình. Bất cứ điều gì được coi là “công vụ” sẽ bị giới hạn.

Điều này là vô lý. Đó là điều gây tranh cãi đối với bất kỳ chính phủ ban hành một đạo luật cấm người chia sẻ thông tin, đặc biệt là thông tin được công bố bởi các cơ quan chính phủ – nguồn tin ban đầu.

Việt Nam có thành tích kém khi nói đến tự do ngôn luận, cả online và offline. Phóng viên Không Biên giới xếp VN hạng 172 trong số 179 quốc gia về tự do báo chí, phía sau là Trung Quốc, Iran, Somalia, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên và Eritrea, khi nói đến tôn trọng tự do thông tin.

Mặc dù Việt Nam không có danh tiếng vững chắc cho việc bảo vệ nhân quyền và nguyên tắc dân chủ, VN cũng được mong đợi, ít nhất, cho phép không gian để mọi người có một mức độ nhất định về tự do ngôn luận và quyền được biết về các sự kiện hiện tại.

Không có gì bí mật rằng các cơ quan chức năng sàng lọc tất cả các thông tin phổ biến cho các phương tiện truyền thông công cộng tại Việt Nam. Do đó, việc ngăn cản người chia sẻ thông tin như vậy có ý nghĩa gì?

Chính phủ tại Hà Nội sẽ cảm thấy khó khăn để đạt được bất cứ điều gì với nghị định này, nhưng nếu mục đích của họ là để cắt giảm hơn nữa các quyền của người dân và cản trở cơ hội hòa nhập hoàn toàn vào phát triển toàn cầu, thì họ đang làm một công việc tốt.

Việt Nam, mặc dù vẫn tự gọi mình là một nhà nước cộng sản, đã mở cửa ra thế giới trong nhiều thập niên, kể từ khi chính sách “đổi mới” bắt đầu. Tinh thần của đổi mới là sự cởi mở, nhưng sự cởi mở lại có nghĩa là cho phép mọi người biết những gì họ muốn biết và những gì là cần thiết để họ biết.

Tự do thông tin và quyền được thông tin là một yêu cầu cơ bản của bất cứ nước nào trong thế giới hiện đại. Việt Nam hiện đang hướng tới hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Làm thế nào công dân Việt Nam có thể tìm hiểu và hiểu tình hình trong khu vực và trên thế giới rộng lớn hơn nếu họ không được phép chia sẻ thông tin? Làm thế nào họ có thể hiểu được những tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Đông, nếu chính phủ cho phép họ chỉ chia sẻ hình ảnh của bữa ăn tối hoặc những câu chuyện về tình yêu của họ?

Kiểm soát truyền thông Internet là một nhiệm vụ bất khả thi cho bất kỳ chính phủ nào. Hoa Kỳ đang theo việc kiểm soát này với chi phí rất lớn. Bất kỳ chính phủ nào muốn toàn quyền kiểm soát Internet cần một ngân sách, nguồn lực và nhân lực khổng lồ để theo dõi mọi giao dịch thông tin – và, tệ hại hơn, sự mất lòng tin sâu sắc và cố hữu của công dân họ. Rồi họ sẽ nhận ra rằng cuối cùng một nỗ lực như vậy là vô ích.

* Nguồn: The Nation




No comments:

Post a Comment

View My Stats