Saturday, 17 August 2013

HY LẠP: KẺ VÔ DỤNG CỦA CHÂU ÂU? (Tạp chí Foreign Policy)




Tạp chí Foreign Policysố tháng 7-8/2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Posted by basamnews on August 17th, 2013

Liệu sự hoạt động không đúng chức năng của Hy Lạp có đạt tới mức khủng hoảng lâu dài hay không?

Mùa Xuân năm 2013, vài trăm giáo viên trường công lập đã tập hợp bên ngoài tòa nhà Quốc hội Hy Lạp ở trung tâm Aten để làm một điều mà người Hy Lạp đã làm trong 3 năm qua: phản đối các biện pháp khắc khổ. Họ hô vang những câu phản đối các chính trị gia tham nhũng, những nhà lãnh đạo Khu vực đồng euro thiếu năng lực và những chủ ngân hàng tham lam. Loa phóng thanh phát bản nhạc phản kháng có từ 40 năm trước từ cuộc kháng cự chống chính quyền quân sự những năm 1967-1974. Các biểu ngữ vẽ bằng tay tuyên bố: “Đủ rồi! Hãy chấm dứt sự điên cuồng tại đây!”

Cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình – không bom xăng, không hơi cay – nhưng đám đông cũng chỉ là một phần nhỏ của quy mô thông thường. Một lý do đơn giản là sự mệt mỏi khi biểu tình. Nhưng Katerina Papadimitrakopoulou, một giáo viên thẳng thắn người Pháp mặc một bộ váy mùa Hè mềm mại, đã phát hiện ra một điều gì đó gây nản lòng hơn. Cô nói với tôi: “Mọi người nghĩ chúng tôi là vấn đề. Họ tin lời nói rằng các công chức không làm việc và vẫn được trả lương, rằng chúng tôi có được công ăn việc làm nhờ những sự thiên vị chính trị, rằng chúng tôi có thể bị loại bỏ vì chúng tôi là một phần của một hệ thống ‘thừa mứa’ nào đó”.

Cô xoa thái dương của mình khi bản nhạc phản kháng vang lên. Cô cau mày nói: “Mọi người đều ghét nhà nước ở Hy Lạp. Và vì chúng tôi làm việc cho họ, chúng tôi cùng là những kẻ xấu”.
Những người căm ghét nhà nước có lý của mình: Nếu có một ứng viên cho địa vị nhà nước thất bại ở Tây Âu, thì họ nói rằng chính là Hy Lạp.

Đương nhiên, nhà nước Hy Lạp đã hoạt động không đúng chức năng từ lâu trước khi cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu hơn 3 năm trước, với bộ máy quan liêu và tham nhũng có phối hợp trong mọi thứ từ thu thuế đến quy hoạch đô thị tới các trường học. Nhưng sau khi Hy Lạp nhận 2 khoản cứu trợ hàng tỷ USD, hệ thống không đúng chức năng đó đã phải cải cách và đồng thời thu hẹp – và với một tốc độ phi thường. Bộ ba các nhà cho vay – Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc té – đã yêu cầu phải cắt giảm ngân sách hàng triệu USD cũng như cải cách. Để đạt được các mục tiêu thâm hụt của bộ ba chủ nợ, một loạt các chính phủ liên tiếp đã cắt giảm lương của khu vực công, lương hưu và ngân sách dịch vụ xã hội.

Kết quả là gì? Tỷ lệ thất nghiệp hiện là 27%, một kỷ lục; đối với những người lao động Hy Lạp dưới 25 tuổi, tỷ lệ đó là hơn 60% (đúng – 60% không phải là lỗi in ấn). Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã đóng cửa. Số vụ tự tử đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua. Gần 1/4 người Hy Lạp nói họ không có đủ tiền mua thực phẩm.

Trong khi đó, những hóa đơn chưa trả đã chất đống đối với nhà nước Hy Lạp. Các bệnh viện nhà nước đặc biệt bị tác động mạnh; họ không có đủ nhân viên và thường cạn kiệt thuốc chữa bệnh. Cuối năm 2012, ở một bệnh viện khu vực ở thành phố miền Bắc Serres, những bác sĩ phải làm việc quá sức tại đó – phần lớn kiếm được khoảng 2.000 USD mỗi tháng – chưa nhận được tiền làm việc ngoài giờ trong nhiều tháng và cạn kiệt các nguồn cung cấp cơ bản gồm cả băng gạc, ống tiêm và găng tay phẫu thuật. Vangelis Papamichalis, một bác sĩ thần kinh, cho biết: “Một số ngày chúng tôi thậm chí không có cả giấy vệ sinh cho phòng tắm”.

Đồng nghiệp của ông, bác sĩ nhi Charalambos Veliotis, nói thêm: “Có ý kiến rằng cuộc khủng hoảng sẽ chấm dứt nạn tham nhũng và phục hồi trật tự, và cuối cùng một thứ gì đó đáng tin cậy sẽ được xây dựng nên từ đống đổ nát. Thay vào đó, tôi đang phải trả cho những thứ cơ bản bằng tiền của riêng mình. Tôi đang điều trị cho những đứa trẻ có cha mẹ thất nghiệp một năm trời và không còn bảo hiểm. Điều này có thể kéo dài bao lâu nữa?”

Quả thực là bao lâu? Năm 2012, dường như Hy Lạp đã chắc chắn hướng đến sự sụp đổ dân chủ. Nhiều người tuyên bố rằng nước này là một nhà nước thất bại, dặn ra không chỉ nỗi đau hiển hiện của các biện pháp khắc khổ đối với người Hy Lạp mà còn cả những cuộc phản kháng đầy bạo lực chống chính sách khắc khổ và một hệ thống chính trị hoàn toàn bế tắc. Và đó là sự thật: Hy Lạp chắc chắn là nước có thành tích tồi tệ nhất ở Tây Âu theo Chỉ số các Nhà nước Thất bại năm 2013, tăng 9 bậc kể từ năm 2007 – lên thứ 138. Đương nhiên, điều này không quá tệ hại so với những nước vô dụng thực sự của thế giới, Xômali và Xuđăng, thậm chí cả Colombia, nhưng đó chắc chắn không phải là hứa hẹn cho một đất nước châu Âu phát triển mà cựu Thủ tướng George Papandreou đã tuyên bố không lâu rằng sẽ biến thành “Thụy Điển của Địa Trung Hải”. Năm 2012, mức độ hoạt động không đúng chức năng – về chính trị và kinh tế – chỉ tăng nhanh thành một điều gì đó gần giống như một cuộc khủng hoảng lâu dài.

Hãy cân nhắc rằng nó chỉ diễn ra sau 2 cuộc bầu cử lộn xộn, sự dân chủ hóa của chính trị gia cánh tả Alexis Tsipras như một kẻ điên cuồng muốn loại bỏ đồng euro, và rất nhiều sự hoảng loạn “Grexit” (sự ra đi của Hy Lạp) trước khi Hy Lập thậm chí có một chính phủ khủng hoảng mới, một liên minh do đảng Dân chủ Mới bảo thủ lãnh đạo. Tân Thủ tướng Antonis Samaras, một nhà kinh tế được đào tạo tại trường Havard xuất thân từ một gia đình giàu có, đã dành 2 năm qua để tuyên bố mình là một nhà vận động chống cứu trợ trước khi giành được chức vụ này với lời hứa hỗ trợ những điều kiện của nó và giữ Hy Lạp ở lại Khu vực đồng euro.

Brúcxen có thể đã yên tâm, những nhiều người Hy Lạp vẫn khiếp sợ với những gì các cuộc bầu cử gây ra. Trong một trang của câu chuyện Weimar, các cử tri đã có sự ủng hộ chưa từng thấy đối với Golden Dawn, một đảng phát xít mới được biết đến với biểu tượng Nazi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bạo lực, và gán cho tất cả các chính trị gia (ngoại trừ họ) là những kẻ phản bội vi phạm luật pháp thay vì thi hành chúng. Đảng này có 18 ghế trong Quốc hội và đứng thứ 3 trong các cuộc thăm dò dư luận.

Chính phủ liên minh do Samaras lãnh đạo đã điều hành Hy Lạp 1 năm. Như vậy là lâu hơn nhiều so với nhiều nhà quan sát Hy Lạp mong đợi, và chính phủ hăng hái cho người Hy Lạp thấy rằng họ đang thực thi luật pháp, tuyên bố rằng tỷ lệ tội phạm đang giảm xuống, những kẻ trốn thuế đang bị truy tố, và những người di cư không được đưa vào dữ liệu đang được trả về nhà. Chính phủ thậm chí còn đe dọa bắt giữ các giáo viên lên kế hoạch bãi công trong tuần diễn ra kỳ thi đại học. Nhưng nhiều người Hy Lạp giàu có, có quan hệ tốt vẫn không trả đúng phần thuế của họ và tiếp tục chuyển gánh nặng đó sang tầng lớp trung lưu bị tàn phá. Vì việc công khai đưa người nhập cư ra giơ đầu chịu báng, đặc biệt là người nghèo, những người không phải da trắng, đã có một sự gia tăng mạnh các tội ác do thù hận. Các nhóm nhân quyền đã chỉ trích mạnh mẽ cảnh sát Hy Lạp – một thể chế khác mà người Hy Lạp không tin tưởng – vì không hành động trước những tội ác này và về chính cách hành xử phân biệt chủng tộc của họ.

Chính quyền Samaras nói họ đã tạo ra những đơn vị đặc biệt chống tội phạm do thù hận, nhưng Samaras quan tâm nhiều đến việc cho người Hy Lạp thấy rằng ông đã đưa họ ra khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ. Chúng ta đã chứng minh những người hoài nghi là Sái, ông tuyên bố trong một chuyến đi gần đây đến Trung Quốc: “Phần lớn họ hiện không chứng kiến một ‘Grexit’ – một sự rời bỏ khu vực đồng euro – mà là một “Grecovery” – một sự phục hồi của nền kinh tế Hy Lạp”. Mặc dù có những dấu hiệu của sự phục hồi – Eurogroụp phê chuẩn các khoản cho vay cứu trợ mà không lãng phí thời gian, các cơ quan đánh giá nâng cao xếp hạng tín nhiệm của nước này, lợi tức trái phiếu Hv Lạp giảm xuống dưới 9% lần đầu tiên trong 3 năm – nhiều người Hy Lạp nhận thấy một bức tranh rất khác trên thực địa. Họ nhìn thấy một nền kinh tế đã thu hẹp trong 19 quý liên tiếp. Hơn 1 triệu người Hy Lạp – khoảng 1/10 dân số – không có công ăn việc làm, và khoảng 800.000 người trong số họ đã thất nghiệp hơn 1 năm. Có 400.000 gia đình không ai có thu nhập, cũng như 300.000 người lao động không được trả lương trong nhiều tháng. Trừ khi những người Hy Lạp này nhận thấy một sự cải thiện rõ ràng nào đó trong cuộc sống của họ, “Grecovery” sẽ chỉ là một chuyện hoang đường được thúc đẩy bởi những chính trị gia mà họ không tin tưởng.

Những người thất nghiệp thường phàn nàn một cách cay đắng về các công chức, những người cho tới gần đây không thể bị sa thải. Nhưng trong nhiều thập kỷ, nhiều người Hy Lạp cũng thèm muốn những công việc đó. Trong những năm sau sự sụp đổ của chế độ độc tài, khi người Hy Lạp tuyệt vọng với sự ổn định kinh tế, Thủ tướng Andreas Papandreou đã mở rộng khu vực công để những người có lý lịch khiêm tốn có thể có cơ hội nắm được một “công việc cả đời” và gia nhập tầng lớp trung lưu. Hiến pháp Hy Lạp thậm chí ngăn cấm việc sa thải các công chức. Ý tưởng là để ngăn chặn các chính phủ mới sa thải công chức khỏi các đảng đối lập và thay thế họ bằng những người ủng hộ. Nhưng các đảng vẫn hứa hẹn công ăn việc làm cho các lá phiếu trong những chiến dịch bầu cử, thay những người được thuê nhờ bảo trợ thường coi thường các nguyên tắc bằng những công chức chăm chỉ có được công việc nhờ khả năng của mình. Hiện giờ mọi người trong khu vực công bị nghi ngờ là những kẻ nịnh hót, đặc biệt là bởi những người đã mất việc.

Câu chuyện này đã làm mệt mỏi Katerina Papadimitrakopoulou, người giáo viên mà tôi đã gặp ở cuộc biểu tình. Bộ ba chủ nợ đã yêu cầu phải sa thải 4.000 công chức vào cuối năm 2013. Mục tiêu là cắt giảm tổng cộng 150.000 công ăn việc làm vào cuối năm 2015. Chính phủ đã hứa hẹn sẽ thuê bất kỳ công chức nào có đủ năng lực, không phải thông qua hệ thống bảo trợ cũ nữa.
Papadimitrakopoulou thở dài nói: “Chúng ta hãy chờ xem. Liệu chính những chính trị gia đã làm rối loạn đất nước có thể giải cứu nó?”./.


No comments:

Post a Comment

View My Stats