Brad
Glosserman, EAF
Thùy
Dương chuyển ngữ, CTV
Phía Trước
19/08/2013
Một tuần vừa qua, các cuộc họp ở Đài Bắc đã bộc rõ
ra các vấn đề và bất đồng lớn trong việc đi tìm ý nghĩa thực sự và nội dung của
chính sách ‘tái cân bằng’ của Hoa Kỳ ở Châu Á. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các
tranh cãi bất đồng lại nảy ra rõ hơn giữa những người Mỹ đến thăm Đài Loan, chứ
không phải giữa những người Đài Loan. Qua việc phân thích những điểm bất hòa
này, chúng đã tiết lộ cho thấy động thái thực sự quan trọng trong suy nghĩ của
Hoa Kỳ về châu Á, điều này sẽ làm xấu đi sự hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực
này bất chấp những gì họ nói: Tất cả những quan sát viên, những người tham gia
cuộc họp, đều thấy khu vực châu Á như một võ đài phân tranh, đối đầu để đạt
được quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Các cuộc tranh luận về vấn đề cần bằng quyền lực của
Hoa Kỳ tại châu Á đều xoay quanh hai điểm đáng quan tâm. Một là liệu Hoa kỳ có
thực sự nhất tâm thực hiện chính sách, chịu đựng và đối mặt với vấn đề ngân
sách khó khăn và khủng hoảng diễn ra khắp nơi trên thế giới hay không. Hai là
liệu các chinh sách thực hiện để tái cân bằng quyền lực ở châu Á có thực sự bao
gồm Trung Quốc và cả tính khả thi của chính sách này? Câu trả lời cho vấn đề
thứ nhất là “có nhưng không hẳn”; và vấn đề thứ hai là “không đúng hòan toàn”.
Thời gian sẽ cho câu trả lời xác đáng nhất cho cả
hai vấn đề, nhưng trước mắt chúng ta có thể thấy các lôgic hiện tại sẽ hỗ trợ
và tìm lời giải đáp cho mỗi câu hỏi. Các động thái của Hoa Kỳ trong nỗ lực cải
thiện và tăng cường sự hiện diện, ảnh hưởng của Washington tới khu vực năng
động nhất trên thế giới sẽ tác động tới lợi ích lâu dài của đất nước và tác
động tới địa chính trị. Sự ràng buộc của Hoa Kỳ với châu Á đã được thiết lập,
một vị trí mang lại ý nghĩa hơn rất nhiều khi so với mối quan hệ hơn 200 năm
của Hoa Kỳ với châu Á.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã hợp tác với Trung Quốc hơn
ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã và đang có các hành động lớn hơn để cấp vốn, tạo ra
các giá trị thương mại và tư vấn kinh tế, giúp cho Trung Quốc có một đòn bẩy
tốt để tăng trưởng. Mục tiêu chính trong một loạt các nỗ lực hợp tác của Hoa Kỳ
với Trung Quốc là tạo sự thuận lợi cho các đóng góp của Bắc Kinh nhằm duy trì
trật tự toàn cầu. Hàng trăm tỷ USD được đưa ra để đầu tư, thương mại, các cam
kết về ngoại giao, cam kết quân sự của Hoa Kỳ cho Trung Quốc không hề hoang
phí, các nỗ lực trên được thiết lập, trải dài trên các phạm vi khác nhau, thiết
lập thành một chính sách ngăn chặn.
Các tranh cãi đang diễn ra tập trung vào mục tiêu
thực sự của Hoa Kỳ nhằm kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc và bảo vệ ưu thế
khu vực của mình không hề đúng với thực tế. Nội dung trong các bài phát
biểu của giới quan chức, các chính sách của Hoa Kỳ về việc tái cân bằng quyền
lực từ khi Hoa Kỳ đưa vấn đề này ra lần đầu tiên, các cuộc đàm thoại trao đổi
với các nhà hoạch định về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và tính khả thi của
các chính sách đó trong suốt hai năm vừa qua đã làm rõ rằng, ý định của Hoa Kỳ
không đơn giản như vậy. Hơn nữa, chính sách đối đầu toàn diện sẽ làm suy yếu
các ý định sau này của Hoa Kỳ bằng việc gây thù địch với các nước trong khu
vực, khi các nước này đối mặt với việc buộc phải lựa chọn giữa Washington hoặc
Bắc Kinh, điều tiên quyết hơn hết là các nước này phải đối mặt thù địch với Bắc
Kinh.
Có vài lời phát biểu khẳng định rằng nếu có bất kỳ
sự không chắc chắn nào về chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á thì việc này
phản ánh thông tin liên lạc kém cõi của các quan chức Mỹ. Điều đó không chính
xác. Thông điệp ở đây không hoàn toàn rõ ràng. Thay vào đó, các bộ óc duy
thực bảo thủ của cả Mỹ và Trung Quốc đang chi phối và gây ra khó khăn cho cả
hai bên. (Và tất nhiên các nhà duy thực bảo thủ của Trung Quốc nhiều hơn
và nhiệt tình hơn so với Mỹ.)
Nhưng ở thời điểm hiện tại, đã có những phản biện
khá tích cực từ Đài Bắc. Trong nhiều năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên các
cuộc tranh luận bị kìm chế không phải bởi thế cân bằng quân sự mà bởi khả năng
ngoại giao kinh tế đầy mạnh mẹ của Đài Loan với thế giới. Đài Loan đã bắt đầu
thúc đẩy ký kết một thỏa thuận hợp tác kinh tế mới với Tân Tây Lan, thỏa thuận
đầu tiên với lời hứa thúc đẩy kinh tế phát triển trong tương lai. Lẽ dĩ nhiên
không đơn thuần Đài Loan chỉ giao hảo với một nước duy nhất, hiệp ước đó đã tạo
đà và tạo cơ hội cho nhiều lợi ích trên các lĩnh vực khác nhau. Ở thời điểm
hiện tại, chúng ta có thể thấy một điều chắc chắn đang diễn ra là Đài Bắc đang
trong những giai đoạn cuối cùng để ký kết một thỏa thuận tương tự với
Singapore. Chính phủ Đài Loan còn cho biết thêm họ đang đàm phán một hiệp định
tự do thương mại với Ấn Độ, Indonesia và cũng bắt đầu nghiên cứu tính khả thi
để ký kết một hiệp ước tương tự với Philippines.
Một số ý kiến trái chiều cho rằng rằng các giao dịch
hay ký kết mới chỉ là phần nhỏ, hoặc quá nhỏ để tạo ra các khác biệt lớn. Nhưng
giới chuyên môn ủng hộ thì phản bác lại rằng ý nghĩa thực sự của các ký kết đó
rất lớn: Các thỏa thuận này giúp Đài Loan tái hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu
và nhắc nhở thế giới về sự hiện diện và các tiềm năng thực sự của Đài Bắc.
Chúng giúp chống lại quan điểm cho rằng Đài Loan bụôc phải sát nhập vào Trung
Quốc, và điều đó không thể chối cãi.
Trong thời gian vừa qua, giới chuyên môn đã được
nghe và thấy rằng, cả hai bên bờ eo biển đều tin rằng chiến thắng sẽ thuộc về
họ, vấn đề còn lại chỉ là thời gian. Nhiều người Đài Loan tin rằng họ có sự lựa
chọn, phần còn lại của thế giới sẽ thấy họ là một nước độc lập, không phải là
một phần phụ hoặc một tỉnh ly khai của Trung Quốc.
Suy nghĩ và hành động của Đài Loan trong thời gian
vừa qua đã tạo những hiệu ứng khá tốt và quan trọng, bởi trong quá khứ, tình
hình cho thấy vấn đề chỉ là thời gian trước khi Trung Quốc nuốt chửng Đài Loan
hoặc bằng biện pháp quân sự, hoặc bằng chính sách ngoại giao hay thậm chí tạo
ra các kìm kẹp phong tỏa kinh tế.
Các động thái và suy nghĩ trên khá tương đồng với
chính sách “tái cân bằng” của Hoa Kỳ. Washington nhấn mạnh rằng, trước tiên họ
sẽ sử dụng các biện pháp ngoại giao, sau đó là kinh tế, và cuối cùng – dù muốn
hay không – họ sẽ dùng quân đội để gây ảnh hưởng. Điều đó không có nghĩa Hoa Kỳ
chỉ đơn thuần tăng cường sức mạnh để gây ảnh hưởng với Trung Quốc trên các lĩnh
vực và cấp độ khác nhau. Thay vào đó, Hoa Kỳ đang tập trung vào phát triển kinh
tế để cải thiện tài sản quốc gia.
Đài Loan không hoàn toan chấp nhận chính sách trên,
và họ đang có khá nhiều động thái cũng như cố gắng sử dụng giao dịch kinh tế để
tạo ra ảnh hưởng ngoại giao của mình. Không hề có lý do rằng Hoa Kỳ không thể
thành công trong việc sử dụng ngoại giao kinh tế để kiểm soát sức mạnh và ảnh
hưởng của họ trên toàn khu vực châu Á.
©
2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment