Nguyễn Đình Ấm
Tháng Tám 13, 2013 at 1:23
chiều
Họp báo thường kỳ của chính phủ
hôm 30/7/2013 ông bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng báo cáo khá dài về ngành mình
trong đó có một thỉnh cầu rất nhỏ: “Đề nghị chính phủ duyệt lỗ của Jetstar
Pacific nếu không sẽ rất khó khăn cho cổ phẩn hóa Vietnam Airlines”.
Chi tiết ngắn lướt qua một cách
bình thản bị chìm nghỉm trong bản báo cáo “nóng bỏng” ít ai để ý nhưng thực
chất đây lại là câu chuyện dài, một thứ “mặt chuột” nay mới bắt đầu hé lộ?
Cuối năm 2011 có tin hãng HK cổ
phần liên doanh giữa VN và Úc Jetstar Pacific (JPA) sáp nhập vào hãng HK quốc
gia Vietnam Airlines (VNA) làm dư luận ngạc nhiên. Tại sao cứ khi nào thành lập
hãng HK mới thì lý do đầu tiên của nhà chức trách, chính phủ…là để “tạo ra
thị trường cạnh tranh lành mạnh, sản phẩm mới…” mà sao nay lại sáp nhập JPA
cả vào VNA để đi đến độc quyền à? Trước đó, một số tờ báo lề phải “thậm thụt”
đưa tin JPA sáp nhập VNA rồi lại cải chính, rồi lại đưa tin, không biết thực,
hư thế nào. Tôi mail cho đồng nghiệp lề phải “gạ” viết bài thì nhận được hồi
âm: “..vụ Jetstar ban tuyên giáo yêu cầu không đăng…”. Đến ngày
21/2/2012 số ít tờ báo mới thông tin JPA chính thức sáp vào VNA một cách dè
dặt, không nói lý do gì.
Dịp tết Tân Mão tôi đến thăm
anh Nguyễn Xuân Hiển(anh mới mất) nguyên TGĐ cảng HK Nội Bài, TCTHKVN(bao
gồmhãng HK quốc gia)-một người rất tâm huyết với ngành HKVN- anh ghé tai tôi:
- Hôm trước mình dự cuộc
gặp mặt tất niên của TCT HKVN, “các cậu” than, đang rất khó khăn lại phải ôm
hãng Jetstar Pacific với khoản nợ đâu 2.500 tỷ đồng…Kêu khó thì các sếp trên
bảo cứ yên tâm nhận, cho khoanh nợ để khi cổ phần hóa sẽ “ hóa giải”…
Tìm mọi cách sưu tầm thông tin
này từ bên “bị hại” đều vô hiệu vì là “ thông tin nhậy cảm”(thực
chất là an, nguy đến cái ghế của họ) không ai dám chính thức phát ngôn…
Nay cái đề nghị nhỏ của ông bộ
trưởng GTVT đã giải đáp một phần nào câu chuyện “nhậy cảm”-
một DN chỉ chuyên chở được hơn triệu khách/năm mà lỗ những 2.500 tỷ đồng kia!
Giữa năm 2004 công ty HK cổ
phần Pacific Airlines(PA) do VNA chiếm 86% cổ phần bị phát hiện nợ 215 tỷ đ
không có khả năng thanh toán. Tưởng PA sẽ phá sản vì “bà mẹ” VNA rất khó khăn
không thể kham nổi số lỗ ấy. Sau thời gian “thiên đình” bàn bạc, PA được bộ tài
chính thu nhận rồi “củng cố” PA bằng cách: Phát công văn 14.401 yêu cầu VNA xóa
nợ hết cho PA mà không truy cứu xem khoản nợ khổng lồ ấy có chính đáng
không(?). Tiếp đó, bộ Tài chính giao DN “bỗng dưng sạch nợ” này cho TCT kinh
doanh vốn nhà nước SCIC, (ông Trần Văn Tá làm TGĐ) quảng lý, điều hành. Được
xóa nợ, thay giám đốc, chấn chỉnh hoạt động…một thời kỳ PA đã lấy thu bù chi có
cơ phát triển. Nhưng không hiểu “ma lực” gì, tháng 5/ 2008 SCIC lại ký hợp đồng
với hãng Jetstar Airway(JA-công ty con của tập đoàn Quantas- Australia): bỏ
tên, thương hiệu Pacific Airlines của VN lấy tên mới là Jetstar Pacific(JPA) và
mang thương hiệu, địa chỉ thương mại cho JA là chữ JET cùng ngôi sao
vàng cam, Jetstar.com (Nên nhớ, hãng kẹo Hải Hà phải “kiên trì đàm phán”
để đặt chữ Haiha lên trước rồi mới đến chữ Kotobuki khi liên doanh với đối tác
Kotobuki của Nhật nay mới có tên của DN Việt Nam Haiha-Kotobuki) trong khi JA
chỉ góp 27% cổ phần). Thế là SCIC đã vứt bỏ một thương hiệu Việt (một trong
những nhân tố chính làm nên sự hùng cường của nền kinh tế các quốc gia) đã 14
năm bay an toàn, có tên tuổi trong tổ chức HKDD quốc tế(ICAO), “làng” vận tải
HK quốc thế giới (IATA), được hàng chục triệu khách biết đến, trị giá 150 triệu
USD để vung tiền (hơn 70%) “quảng bá thương hiệu xuyên chấu Á” cho hãng
nước ngoài. Trong bản hợp đồng “kỳ lạ” ngoài chi khoản tiền vô lý dành 0,2%
doanh thu cho đối tác để “được” quảng bá thương hiệu cho họ, theo tố cáo còn có
điều khoản “dại dột” là phía đối tác được bảo toàn 50 triệu USD họ góp vào bất
kể JPA làm ăn như thế nào(việc này yêu cầu SCIC, bộ GTVT giải thích công khai
có hay không)…Năm 2009 người viết bài này đã gửi cho thanh tra CP, quốc hội,
các nhà lãnh đạo đảng, nhà nước, bộ GTVT…bản kiến nghị “Cần xem xét xử lý
ngay hành vi bán nước của Jetstar Pacific” nhưng thanh tra CP chỉ cho kiểm
toán phát hiện ra nhiều quan chức SCIC và JPA ăn lương “khủng”(giám đốc Lương
Hoài Nam hơn 170 triệu đ/tháng, phó gám đốc Daniela(người Úc) hơn 416 triệu
đ/tháng, một số quan chức SCIC trung bình gần 80 triệu đ/tháng…) trong khi JPA
lỗ 1.300 tỷ đ còn tội “bán nước” thì bị lờ. Để xoa dịu dư luận, “nhóm lợi ích”
thí con “ tốt” Lương Hoài Nam, cho ông này đi “nhà đá nghỉ mát” vài tháng
rồi…vô can.
Do JPA quá nhiều bê bối lại bị
dư luận phản đối mạnh, ngày 2/11/2009 ông bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng tuyên bố
sẽ buộc JPA phải thay biểu tượng, thương hiệu nhưng ở tất cả các điểm bán vé,
các máy bay JPA trên TV, báo chí, xe cộ…đến nay vẫn chềnh ềnh chữ JET và ngôi
sao vàng cam, Jetstar.com… Đây là vụ vi phạm luật, phá hoại ngành vận tải HKVN
khi đem tiền thuế của dân để quảng bá thương hiệu cho hãng nước ngoài bằng
nhiều “chiêu”: Triển khai tràn lan cơ sở, văn phòng, mở nhiều đường bay sau lại
thôi, mua nhiên liệu dự trữ của ngay đối tác với giá cao, bán quá nhiều vé giá
không tưởng (“siêu rẻ”)…mang tính quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh làm các
hãng HKVN khác lao đao, “bồi đòn” cho hãng HK tư nhân Indochina Airlines chết
yểu…còn hãng HKVN này lỗ, thất thoát 1.300 tỷ đ(hơn 50 triệu USD).
Tưởng sau cú “phá gia” đó thì
SCIC, bộ GTVT, chính phủ phải xót tiền dân, ngành vận tải HKVN mà chấn chỉnh
JPA để DN thay tên, biểu tượng, làm ăn có hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh với
các hãng HK khác nhưng ngược lại. Theo dư luận từ nhiều phía thì ngoài những lý
do khách quan còn do JPA quản trị quá tồi, họ “mua nhiều dịch vụ rất đắt, túi
quần một số cán bộ thường có những sấp chứng từ khống (một dạng vé miễn
cước)sẵn sàng ban phát cho bồ bịch, cậu ấm, cô chiêu, quan chức, thân quen(?);
vung tiền(nhà nước) bán vé “siêu rẻ” quảng bá cho Jetstar Airway quá nhiều…nên
đến cuối năm 2011 JPA lại lỗ đến mức cản trở được việc cổ phần hóa VNA
như bộ trưởng GTVT báo cáo là có cơ sở. Việc này yêu cầu cơ quan chức năng,
kiểm tra, kiểm toán xem JPA tại sao lỗ khủng, cấp bao nhiêu vé miễn cước cho
những đối tượng nào…rồi thông báo công khai, minh bạch như yêu cầu của P. thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc tại kỳ họp thứ 3, QH khóa 13.
Có phải đây mới là nguyên nhân
để bộ GTVT (ông Đinh La Thăng chỉ là gánh hậu quả) “cơ cấu” lại ngành vận tải
HKVN trước tiên bằng cách nhập JPA vào TCTHKVN (bao gồm VNA) nhằm “ vùi êm” số
nợ vô lý này và tiến lên…tập đoàn (?). Tại sao một DN nhà nước lỗ triền miên
lại không kiểm tra, quy trách nhiệm xử lý cán bộ(nếu yếu kém, sai phạm) mà lại
lặng lẽ sáp nhập để “gài” lỗ cho DN nhà nước khác, đi ngược lại với chủ trương
lớn của chính đảng CS là “phát triển ngành vận tải HK trong cơ chế thị
trường”?…
Ngày 6/1/2013 làm việc với các
DN “quả đấm thép” thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngậm ngùi: “…một số DNNN làm ăn
thua lỗ cả tỷ đồng nói ra ai cũng xót ruột và nhân dân có quyền đặt câu hỏi:
Sau Vinashin, Vinalines còn Vina nào nữa?”(theo VNN ngày 6/1/2013)…Vậy
trong số 1,3 triệu tỷ đ nợ của DNNN đã tính số nợ “vô lý” của Jetstar Pacific
chưa?Có còn những Jetstar Pacific nào nữa?
Khốn nạn cho TCT HKVN, đang khi
khó khăn vì khủng hoảng kinh tế “đói khách” do thị trường quốc tế suy giảm, thị
trường Trung Quốc thường bị “quấy nhiễu” rất “mong manh”, cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, năm 2012 lần đầu tiên thị trường nội địa giảm 6,4% (so với năm
2011), lạm phát tiền đồng mất giá, giá nhiên liệu, vật tư tăng cao, hãng
Angkor Air (liên doanh với CPC) thua lỗ…nay lại phải “è cổ” nhận nuôi
“đứa con khánh kiệt” với khoản tiền âm quá lớn, bộ máy cồng kềnh, “chuyên môn
nghiệp vụ tồi”, mấy chiếc Boeing 737 cũ không phù hợp với hệ thống kỹ thuật của
mình…Thời gian qua, mặc dù TCTHKVN rất cố gắng giảm mọi chi phí, tăng hiệu quả
kinh doanh nhưng theo nhận định của chuyên gia, năm 2013 và vài năm tới JPA vẫn
phải lỗ hàng chục triệu USD/năm.
Như vậy,với lời thỉnh cầu ngắn
ngủi của bộ GTVT đã hé lộ JPA lỗ khủng còn vì sao lỗ, ai dung dưỡng, bao che
cho những khoản lỗ này và việc “duyệt, hóa giải” nó ra sao thì phải chờ
đến khi…“cháy nhà” chăng?.
NĐA
No comments:
Post a Comment