Thứ ba, ngày 20 tháng mười năm 2009
Về mặt khoa học tự nhiên, đem con số 30 so với 300
là một điều quá khập khiểng. Nhưng với khoa học xã hội, đem 30 so với 300 thì
không có ý nghĩa khác nhau giữa phá và xây.
Tính từ ngày ông Nguyễn
Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam mỡ cõi và thời điểm ông Nguyễn
Văn Thọai cất công tạo ra kênh rạch miền Nam để canh nông và giao thương
miền đất mới, thế mà đã hơn 300 năm có lẻ. Thế mà vì tiền người ta đi lấp kênh
rạch để làm khu đô thị mới. Miền đất mới, những ngày đầu là rừng thiêng nước
độc, không thiếu ác thú. Vùng đất mà con người phải sống với nhau bằng sự đùm
bọc, chở che để mong tồn tại với những tử thần luôn rình rập xung quanh.
Vùng đất mà ở đó, những con người ra đi vì không cam
chịu sự hà khắc của chế độ Phong kiến của mãnh đất ngàn năm văn vật. Những con
người bị đày đọa từ quan đến quân đến dân. Những con người không thuộc về giai
cấp thống trị, thượng lưu, văn hay chữ tốt. Quan thì bị đỳ, dân thì bị tù đày
biệt xứ. Thế mà họ đã luôn canh cánh trong lòng tâm trạng của kẻ tha hương như
những câu thơ của tướng Hùynh
Văn Nghệ:
"Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long..."
Ấy thế mà họ đã tạo dựng nên một nền văn hóa mới:
trung thực, vị tha, bao dung và năng động. Dù họ phần đông là những con người
được xem là ít học, một lũ phàm phu tục tử, ăn đằng sóng, nói đằng gío. Nhưng
họ, những con người bị đày đi biệt xứ ấy đã tạo nên một quần thể văn hóa hiền
hòa như mãnh đất phì nhiêu mà thiên nhiên ban phát. Họ trung thực như cơn mưa
rào Nam bộ và bao dung, vị tha như phù sa con sông Cửu Long tưới mát ruộng
đồng. Sông của Vua, sông biểu tượng của Rồng.
Thế nhưng, chỉ mới 30 năm, cũng từ ngày chúng ta,
những con người đi làm cách mạng, thống nhất giang sơn. Thì những con kênh ngày
nào bị san lấp, không có hệ thống thóat nước và bất
lực với thủy triều. Sài
gòn, hòn ngọc viễn đông ngày nào trỡ thành nơi ô nhiễm vào hàng đầu của thế
giới. Khi người ta bảo vệ cái sai của mình thì thủy triều bình thường người ta
gọi là "triều cường". Lại chơi chữ!!!
Không lẽ, hơn 300 năm qua, mặt trăng không quay quanh
trái đất và quanh mặt trời và không có thủy triều do sức hút của lực vạn vật
hấp dẫn tạo ra, mà bây giờ Thái Dương hệ mới có chuyện thủy triều? Và vì tiền
người ta lấp kênh rạch để bán đất, nên hệ thống thoát nước của Sài Gòn trở nên
thảm hại như hôm nay.
Người ta bảo với tôi rằng sẽ đắp bờ bao quanh Sài
Gòn để chống thủy triều, nhưng họ không thấy rằng mỗi lần thủy triều lên nước
từ con sông Sài Gòn len lỏi vào các hệ thống cống thóat nước để chui đến các
con đường, góc phố tòan thành phố. Nước và chất thải sinh họat có thể ra sông
từ cống, thì nước cũng từ sông sẽ về lại thành phố qua cống. Đó là nguyên tắc
bình thông nhau mà chú thợ nề hay cháu phổ thông cấp II đều biết.
Lẽ ra người ta phải khai thông kênh rạch thì người
ta đắp bờ bao và lấp vùng trũng lâu nay là hồ chứa nước thiên nhiên để bán đất
làm giàu. Thế thì bờ bao có mục đích gì?
Nếu không nói là giúp cho môi trường dễ ô nhiễm hơn sau những lần thủy triều
lên? Đã thế, người ta lấy lý do ô nhiễm môi trường nước để làm dự
án cải thiện môi trường nước và mới có vụ lùm xùm của PCI
Nhật và ông Hùynh Ngọc Sỹ
để xã hội nhìn thấy mức độ nghiêm trọng của văn hóa Việt suy đồi.
Cũng thế, môi trường thì ô nhiễm do sự tắc trách của
con người. Văn hóa nền của vùng đất mới ngày nào cũng bị xói mòn, ô nhiễm theo.
Một thời tôi đã đọc "Gone with the wind" của Margaret Mitchell, cứ
nhìn lại nước mình sau nội chiến cận đại sẽ giống nước Mỹ sau nội chiến. Cứ
nghĩ rằng ý thức hệ thực dụng sẽ giúp dân Việt sau 1975 sẽ thay đổi tích cực
hơn như cô Scarlet tiểu thư lên xe, xuống ngựa và lịch sự ngày nào sẽ năng
động, thực dụng và mạnh mẽ hơn để xây dựng lại trang trại O' Hara ngày nay to
đẹp hơn, đàng hòang hơn.
Nhưng, bây giờ tôi đã rõ: Người Việt không năng động
hơn mà ranh ma hơn. Người Việt không thực dụng hơn mà dối trá hơn. Và người
Việt mất nhân bản hơn là tôi tưởng. Để che đậy điều đó, họ đã bằng mọi giá dùng
quyền lực cấm
cản mọi thông tin với cộng đồng.
No comments:
Post a Comment