Posted
on Wednesday, July 31 @ 20:13:33 EDT
Mạch
Sống, ngày 31 tháng 7, 2013
8:10
pm hôm nay Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR
1897.
“Đây là tin mừng cho
tất cả những ai đang thiết tha đến tự do, dân chủ cho đất nước,” Ts. Nguyễn Đình
Thắng, Giám Đốc BPSOS, nhận định. “Luật
Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua nhanh chóng và với đa số áp đảo ở Hạ
Viện chứng minh sức mạnh tổng hợp của tập thể người Việt ở khắp Hoa Kỳ.”
Theo
Ông, năm nay luật này được thông qua rất sớm ở Hạ Viện so với những lần trước,
và như vậy cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ sẽ có thời gian hơn một năm để vận động cho
HR 1897 ở Thượng Viện.
Trong
vài ngày tới đây BPSOS sẽ phổ biến những
thông báo hướng dẫn để đồng hương ở khắp nơi trên Hoa Kỳ cùng nhau góp phần
thúc đẩy cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thành công ở Thượng Viện.
DB
Chris Smith đang phat bieu ở Hạ Viện, 31/07/2013 (anh QH)
http://www.machsong.org/spaw/images/Chris%20Smith.jpg
----------------------------------------
Hạ Viện Mỹ thông qua Luật Nhân quyền Việt Nam 2013
----------------------------------------
Hạ Viện Mỹ thông qua Luật Nhân quyền Việt Nam 2013
01.08.2013
Hạ Viện Hoa Kỳ vừa thông qua với tỷ lệ áp đảo Luật Nhân
quyền Việt Nam 2013 do dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền thuộc
Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, là tác giả.
Luật mang số hiệu HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát biểu tại buổi biểu quyết ở Hạ viện tối ngày 31/7, dân biểu Smith nhấn mạnh:
Luật mang số hiệu HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát biểu tại buổi biểu quyết ở Hạ viện tối ngày 31/7, dân biểu Smith nhấn mạnh:
“Mục
đích của luật mà cả lưỡng đảng đều ủng hộ này rất đơn giản là nhằm gửi một
thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, hữu lý tới nhà cầm quyền cộng sản đang gia tăng
đàn áp nhân quyền tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ hết sức nghiêm túc trong công cuộc
đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.”
Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, một trong những nhà lập pháp mạnh mẽ ủng hộ Luật Nhân quyền Việt Nam, nói:
“Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền và cũng là đòn bẩy có thể dùng để đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam phải lưu ý đến vấn đề này. Đây là dịp để Quốc hội Mỹ chia sẻ với những người dân Việt đang khao khát tự do.”
Tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam, dân biểu Chris Smith, kêu gọi:
“Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại sự độc tài.”
Đây là lần thứ tư Luật Nhân quyền Việt Nam do dân biểu Chris Smith đề xướng được Hạ viện Mỹ thông qua. Trong ba lần trước vào năm 2004, 2007, và 2012, Luật đều bị chặn khi lên đến Thượng viện chủ yếu do Thượng nghị sĩ John Kerry, người đang đảm nhiệm chức Ngoại trưởng hiện nay.
Dân biểu Smith hy vọng với việc ông Kerry không còn ở Thượng viện, Luật Nhân quyền Việt nam năm nay sẽ có cơ hội được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện để chính thức có hiệu lực.
Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, dân biểu Ed Royce, một trong những nhà lập pháp mạnh mẽ ủng hộ Luật Nhân quyền Việt Nam, nói:
“Người dân Việt Nam cần những gì cụ thể hơn là lời nói và đó là lý do vì sao chúng ta phải thông qua luật này. Đó là thông điệp tới mọi người dân Việt rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ nhân quyền và cũng là đòn bẩy có thể dùng để đảm bảo rằng chính quyền Việt Nam phải lưu ý đến vấn đề này. Đây là dịp để Quốc hội Mỹ chia sẻ với những người dân Việt đang khao khát tự do.”
Tác giả Luật Nhân quyền Việt Nam, dân biểu Chris Smith, kêu gọi:
“Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại sự độc tài.”
Đây là lần thứ tư Luật Nhân quyền Việt Nam do dân biểu Chris Smith đề xướng được Hạ viện Mỹ thông qua. Trong ba lần trước vào năm 2004, 2007, và 2012, Luật đều bị chặn khi lên đến Thượng viện chủ yếu do Thượng nghị sĩ John Kerry, người đang đảm nhiệm chức Ngoại trưởng hiện nay.
Dân biểu Smith hy vọng với việc ông Kerry không còn ở Thượng viện, Luật Nhân quyền Việt nam năm nay sẽ có cơ hội được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện để chính thức có hiệu lực.
Vấn đề nhân quyền Việt Nam đã được Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama nêu lên trong cuộc gặp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Tòa
Bạch Ốc hôm 25/7 trong lúc hàng ngàn người Việt từ khắp nơi tập trung biểu tình
bên ngoài để đánh động quốc tế về thành tích nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ và giới hoạt động nhân quyền cho rằng sự lưu ý của chính quyền Tổng thống Obama vẫn chưa đủ cương quyết và mạnh mẽ để có thể buộc Hà Nội phải cải thiện.
Có người ví von rằng vấn đề nhân quyền chỉ là một món salad nhẹ chứ chưa thật sự là món chính được trình bày trong bữa tiệc thượng đỉnh Việt-Mỹ ở Tòa Bạch Ốc vừa qua.
Dân biểu Loretta Sanchez, người đồng bảo trợ Luật Nhân quyền Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết Hạ viện Mỹ đang tiếp tục nỗ lực vận động ở Thượng viện để Luật cuối cùng sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống để ông hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ và giới hoạt động nhân quyền cho rằng sự lưu ý của chính quyền Tổng thống Obama vẫn chưa đủ cương quyết và mạnh mẽ để có thể buộc Hà Nội phải cải thiện.
Có người ví von rằng vấn đề nhân quyền chỉ là một món salad nhẹ chứ chưa thật sự là món chính được trình bày trong bữa tiệc thượng đỉnh Việt-Mỹ ở Tòa Bạch Ốc vừa qua.
Dân biểu Loretta Sanchez, người đồng bảo trợ Luật Nhân quyền Việt Nam, cho VOA Việt ngữ biết Hạ viện Mỹ đang tiếp tục nỗ lực vận động ở Thượng viện để Luật cuối cùng sẽ được đưa tới bàn làm việc của Tổng thống để ông hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền Việt Nam.
------------------------------
Hoa Kỳ luôn tự coi mình là người giám sát về nhân quyền của thế giới, tự đặt mình cao hơn tất cả để hết lần này đến lần khác đưa ra luật nhân quyền cho Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập, Việt Nam sẽ tự quyết định tất cả những vấn đề của quốc gia mình. Đây vẫn là một chiêu bài cũ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam
ReplyDeleteQua vụ Mỹ tìm cách bắt Edward Snowden- người đã công bố chương trình nghe lén điện thoại, thu thâp thông tin trái phép các thông tin cá nhân ở khắp nơi trên thế giới của cơ quan an ninh Mỹ NSA chúng ta thấy một bộ mặt không hoàn hảo của nước Mỹ. Thực trạng vi phạm nhân quyền của Mỹ ở nhà tù Guantanamo khiến tôi và nhiều người khác không thấy tâm phục trước việc hạ viện Mỹ thông qua đạo luật nhân quyền cho Việt Nam. Mà để được thông qua, nó còn phải trình qua thượng viện Mỹ cơ mà. Tôi tin thượng viện sẽ không làm điều đó.
ReplyDeleteCác bạn hãy vào youtude xem video chiếu cảnh hai trực thăng Apache của quân đội Mỹ bắn chết 12 thường dân trên đường phố Baghdad vào năm 2007; cảnh bắt tù nhân phơi nắng ở nhà tù vịnh Guantanamo; bắt ép tù nhân người hồi giáo trần chuồng-đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng đối với tín đồ đạo Hồi. Xem xong, các bạn sẽ thấy tình trạng thực thi nhân quyền ở nước Mỹ như thế nào. Trước khi muốn dạy khôn nước khác, chính phủ Mỹ hãy thể hiện sự tôn trọng nhân quyền đi đã
ReplyDeleteHạ Viện Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, HR 1897 dựa trên cái những đánh giá, những ý kiến không khách quan của các cá nhân, tổ chức không thiện chí với Việt Nam. Hạ viện Hoa Kỳ không quan tâm xác minh tính chính xác các sự kiện và vấn đề, mà cứ có thông tin gì nóng hổi là tìm cách quy chụp vào vấn đề nhân quyền. Hành động này của Hạ viện Hoa Kỳ mang tính phân biệt đối xử đối với một nước có hệ thống chính trị khác Mỹ. Suy cho cùng, đạo luật này có động cơ chính trị chứ không phải đạo đức gì hết.
ReplyDelete