Ngọc Quang - Báo Giáo dục Việt Nam
Thứ tư 07/08/2013 15:00
(GDVN) - “Nền giáo dục của Pháp rất mạnh, họ yêu cầu học sinh Việt Nam khi
đã tốt nghiệp THPT vẫn phải thi đỗ vào một trong các trường đại học có uy tín
hàng đầu tại Việt Nam như ĐH Y, ĐH Dược, ĐH Quốc Gia, ĐH Thăng Long… thì mới
được các trường ĐH ở Pháp tiếp nhận”.
- Bỏ thi tốt nghiệp THPT: Sẽ "cởi trói" hay gộp 2 kỳ thi thành 1?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: “Không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT”
- GS.NGND Nguyễn Lân Dũng ủng hộ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
Những ngày qua, cuộc tranh luận về chủ đề “có nên bỏ thi
tốt nghiệp THPT” đang thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu giáo
dục, các nhà khoa học và dư luận cả nước.
Để giúp độc giả có thêm những góc nhìn mới, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long.
Để giúp độc giả có thêm những góc nhìn mới, Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với GS Hoàng Xuân Sính (nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam) – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long.
GS Hoàng Xuân Sính:
Bằng tốt nghiệp PTTH của Việt Nam bị nhiều quốc gia đánh giá thấp
PV: Thưa GS Hoàng Xuân Sính, bà có ủng hộ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT không?
GS Hoàng Xuân Sính: Đầu tiên phải nhìn nhận rằng bậc học THPT rất quan trọng, nó là nền tảng
kiến thức để các em sau khi tốt nghiệp có thể vững vàng vào đại học, đi học
nghề, thậm chí đi làm ngay… do đó đây là giai đoạn phải kiểm soát chặt chẽ. Nó
hoàn toàn khác với giai đoạn ở đại học, sinh viên tự nghiên cứu, tự học là
chính, nhưng để sinh viên chủ động được thì ở bậc phổ thông đã phải hướng cho
các em phương pháp tốt, có kiến thức nền tốt.
Vì lẽ đó cho nên tất cả các nước tiên tiến trên thế giới
đều coi trọng chương trình THPT, người ta vẫn tổ chức thi chứ không bỏ. Tất
nhiên, cách thức thi khác nhau, chương trình khác nhau, nhưng mẫu số chung ở
những nước tiên tiến là chương trình đều rất hay, phổ kiến thức rất rộng nếu so
sánh với chương trình ở Việt Nam hiện nay.
Chương trình ở ta thì nặng kiến thức, nhưng dạy học sinh
máy móc, cho nên không làm học trò phát huy được thế mạnh của bản thân, hầu như
phụ thuộc vào thầy cô… và rốt cuộc khi tốt nghiệp THPT xong thì nhiều kiến thức
bị “đóng gói” không bao giờ dùng đến nữa, thậm chí học sinh quên luôn những gì
vừa mới thi là bình thường, vì học là để đối phó với thi cử, chứ không phải vì
nhu cầu thật.
Nước ta là nước nông nghiệp với khoảng 70% là nông dân,
sau 12 năm học họ cũng muốn con cái có cái bằng tốt nghiệp để rồi đi học lên
nữa hay đi học nghề, hoặc tìm việc, chứ không phải là chứng chỉ. Thế giới cũng
chẳng có nước nào cấp chứng chỉ học xong phổ thông.
PV: Trong trường hợp bỏ thi và xét tốt nghiệp bằng học bạ, theo bà cần làm gì
để đối phó với tiêu cực?
GS Hoàng Xuân Sính: Một kỳ thi quốc gia mà năm nào cũng đỗ 95% trở lên, ta biết có tiêu cực
nhưng chẳng chặn được, vậy thì lấy gì đảm bảo điểm kiểm tra các môn học là công
bằng. Chẳng có gì đảm bảo, tôi chắc chắn như vậy. Và như vậy, chúng ta không có
căn cứ nào để đánh giá chất lượng dạy và học, điều này rất nguy hiểm.
PV: Cùng là các quốc gia thuộc Đông Nam Á, nhưng giáo dục phổ thông của Việt
Nam bị đánh giá thấp hơn Singapore, theo bà thì vì sao?
GS Hoàng Xuân Sính: Đơn giản là chương trình của Việt Nam dễ quá. Tôi xin lấy một thí dụ, học
sinh tốt nghiệp phổ thông ở Singapore được đăng ký vào các trường đại học của
Pháp, nhưng học sinh Việt Nam thì không dễ dàng như vậy.
Nền giáo dục của Pháp rất mạnh, họ yêu cầu học sinh Việt Nam khi đã tốt nghiệp PTTH vẫn phải thi đỗ vào một trong các trường đại học có uy tín hàng đầu tại Việt Nam như ĐH Y, ĐH Dược, ĐH Quốc Gia, ĐH Thăng Long… thì mới được các trường ĐH ở Pháp tiếp nhận.
Nền giáo dục của Pháp rất mạnh, họ yêu cầu học sinh Việt Nam khi đã tốt nghiệp PTTH vẫn phải thi đỗ vào một trong các trường đại học có uy tín hàng đầu tại Việt Nam như ĐH Y, ĐH Dược, ĐH Quốc Gia, ĐH Thăng Long… thì mới được các trường ĐH ở Pháp tiếp nhận.
PV: Đó là một thực tế buồn, nhưng thưa bà, lâu nay chúng ta đã bàn rất nhiều
về chất lượng giáo dục phổ thông, vì sao chưa thực sự có chuyển biến?
GS Hoàng Xuân Sính: Tôi và nhiều nhà khoa học cũng đã nói không biết bao nhiêu lần về chuyện
này rồi, rằng chúng ta đừng có cải cách nửa vời, sẽ chỉ tốn kém mà không giải
quyết được gì cả.
Chúng ta hãy nhìn sang các nước tiên tiến, hãy học tập họ, xem chương trình của họ có phù hợp chúng ta hay không, cái gì phù hợp chúng ta áp dụng, còn cái gì chưa phù hợp thì điều chỉnh.
Nhưng quả thực hiện nay chúng ta đang thiếu một “kiến trúc sư trưởng” cho công cuộc đổi mới, ngay cả Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳng thắn nói như vậy.
Chúng ta hãy nhìn sang các nước tiên tiến, hãy học tập họ, xem chương trình của họ có phù hợp chúng ta hay không, cái gì phù hợp chúng ta áp dụng, còn cái gì chưa phù hợp thì điều chỉnh.
Nhưng quả thực hiện nay chúng ta đang thiếu một “kiến trúc sư trưởng” cho công cuộc đổi mới, ngay cả Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thẳng thắn nói như vậy.
PV: Trước mắt, để giải quyết thực trạng hai kỳ thi quá gần nhau, gây gánh
nặng lên toàn xã hội thì nên điều chỉnh thế nào?
GS Hoàng Xuân Sính: Theo tôi, với chương
trình phổ thông cần phải nhanh chóng thay đổi để đạt được sự tương đồng với các
nước phát triển. Nhân đây tôi cũng xin nói thêm, có ý kiến cho rằng, nên rút
ngắn chương trình đào tạo bậc phổ thông từ 12 năm xuống 11 năm, nhưng theo tôi
thì không phải Bộ Giáo dục chưa nghĩ tới điều này đâu.
Tuy nhiên, vẫn phải để 12 năm vì tới lúc đó các em mới đủ 18 tuổi để thực hiện các quyền công dân theo quy định của luật, và thực tế thì ở độ tuổi đó các em mới có đủ năng lực điều chỉnh hành vi, cái này rất quan trọng, nó là vấn đề của cuộc sống chứ không phải là luật nữa.
Tuy nhiên, vẫn phải để 12 năm vì tới lúc đó các em mới đủ 18 tuổi để thực hiện các quyền công dân theo quy định của luật, và thực tế thì ở độ tuổi đó các em mới có đủ năng lực điều chỉnh hành vi, cái này rất quan trọng, nó là vấn đề của cuộc sống chứ không phải là luật nữa.
Với bậc Đại học, tại sao chúng ta lại chỉ thi một kỳ thi
duy nhất? Chúng ta hoàn toàn có thể tổ chức hai, ba kỳ thi mỗi năm chứ. Nếu làm
được như vậy, cả xã hội sẽ bớt đi nặng bấy lâu nay, và cơ hội cũng mở ra với
nhiều thí sinh hơn, chỉ vì sơ xảy trượt đại học rồi chờ một năm sau mới được
thi lại thì hết sức đáng tiếc.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Ngọc Quang (Thực hiện)
No comments:
Post a Comment