Tuesday, 6 August 2013

GIỚI B LOGGER VIỆT NAM NGHĨ GÌ về CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA NGOẠI TRƯỞNG TQ VƯƠNG NGHỊ ? (tin tổng hợp)




Huỳnh Văn Úc
06/08/2013

Ngày 16/3/2013 ông Vương Nghị được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào chức Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thay thế ông Dương Khiết Trì. Ông Vương Nghị sinh tháng 10/1953 tại Bắc Kinh. Chính sách một con của Trung Quốc ban hành vào năm 1980 nên kể từ đó trở đi mỗi cặp vợ chồng ở Trung Quốc chỉ được phép sinh một đứa con. Còn trước năm 1953 chưa có hạn chế nên ông Vương Nghị không phải là con một mà còn có nhiều anh chị em khác. Một hôm bố ông Vương Nghị thấy trong người không được khỏe nên gọi các con đến bên giường đưa ra một bó đũa và một túi tiền, nói rằng ai bẻ gãy bó đũa thì được thưởng túi tiền. Anh em nhà ông Vương Nghị thay nhau bẻ nhưng không ai bẻ gãy được bó đũa. Người cha lẵng lặng rút từng chiếc trong bó đũa ra và bẻ gãy một cách dễ dàng.

Lên nắm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao ông Vương Nghị thực sự cảm thấy lo lắng khi thấy các nước ASEAN ngày càng thống nhất hơn trong quan điểm đối với vấn đề Biển Đông. Ông lo ngại rằng họ sẽ kết với nhau thành một bó đũa mà ông và nước Trung Hoa vĩ đại của ông không dễ dàng gì bẻ gãy được. Nhớ lại bài học bó đũa của người cha, ông Vương Nghị tính kế bẻ gãy từng chiếc đũa một.

Từ 30/4/2013 đến 5/5/2013 ông Vương Nghị đi thăm bốn nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông. Ngoài Brunei là nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông thì ba nước còn lại đều không liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên vùng biển này.

Từ ngày 30/4 đến 1/5/2013 ông Vương Nghị thăm Thái Lan là nước đang giữ vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Trong hai ngày 1/5 và 2/5/2013 ông Vương thăm Indonesia. Đây là nước có nền kinh tế đứng thứ 15 thế giới với GDP đạt trên một nghìn tỷ USD. Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia ông Vương Nghị “cảnh báo một số thế lực và quốc gia chớ có sinh sự, khuấy động sự căng thẳng trên Biển Đông” và nói rằng “tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa là hết sức phi lý và phi pháp”. Ông Vương nói nhăng nói cuội như thế mà không sợ Trời hành vẹo lưỡi và rụng hết răng!

Trong thời gian ông Vương Nghị công du bốn nước thì Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch ra Hoàng Sa, đưa nhiều tàu chiến đến bao vây Bãi Cỏ Mây và quấy rối hoạt động của các tàu Philippines, còn báo chí Trung Quốc thì đăng nhiều bài viết đả kích Việt Nam và Philippines hết sức trắng trợn.

Đầu tháng 8/2013 Vương Nghị có chuyến công du đến ba nước Malaysia, Lào và Việt Nam. Như vậy là bó đũa ASEAN có mười chiếc thì ông Vương Nghị đã rút ra bảy chiếc để thử. Còn lại ba chiếc đũa có tên là Campuchia, Myanmar và Philippines ông Vương chưa sờ đến. Campuchia và Myanmar từ trước đến nay chưa nói câu nào phản bác lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Còn Philippines thì ông Vương ghét cay ghét đắng vì đã công khai biểu lộ thái độ dựa vào Mỹ và Nhật, lại còn dám đâm đơn kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Ông Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3/8 đến 6/8/2013. Ông Vương và người đồng cấp Phạm Bình Minh đã nói với nhau chuyện gì thì báo chí đã đăng tải. Nhân câu chuyện ông Vương Nghị thử bẻ gãy từng chiếc đũa một tôi muốn nhắn nhủ ông rằng đũa Việt Nam làm bằng tre mà cây tre Việt Nam nó dẻo dai và cứng cáp lắm. Đũa Việt Nam còn làm bằng gỗ cây kim giao màu trắng ngà, khi đụng vào thức ăn có chất độc thì đầu đũa chuyển sang màu xám. Đến đôi đũa nó còn phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù.

Vương Nghị. Ảnh AFP

Tác giả gửi cho Nguyễn Tường Thụy's Blog

--------------------------------

Thứ ba, ngày 06 tháng tám năm 2013

Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu từ ngày 3-8-2013 đã kết thúc. Ông Vương Nghị đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp.

Các tờ báo của Việt Nam đều đăng những bản tin giống hệt nhau về chuyến thăm này.

Bảntin của VOV tường thuật buổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Vương Nghị có đoạn: “Thủ tướng cũng cho rằng, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.

Cũng theo một bản tin trước đó của VOV, về buổi hội đàm giữa hai Bộ trưởng ngoại giao có đoạn: “Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh,  hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.

Không thấy các bản tin của báo chí Việt Nam cho biết thái độ cũng như câu trả lời của Vương Nghị đối với các ý kiến nói trên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Trong khi đó, bản tin hôm nay của Tân Hoa Xã TrungQuốc phản đối sự vội vã thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông lại cho biết về ý kiến của ông Vương Nghị trong chuyến thăm Việt Nam: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông không nên được đề xuất một cách vội vã vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia, là không thực tế khi cho rằng một bộ quy tắc ứng xử có thể được thống nhất qua một đêm, bộ quy tắc ứng xử cần tìm kiếm sự đồng thuận rộng rãi nhất có thể để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên quan tâm, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể áp đặt ý muốn của mình lên những quốc gia khác…

Quan điểm của hai bên như thế là đã rõ.

Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có lẽ còn lâu mới đạt được khi mà Bắc Kinh từng ngày dùng đủ mọi thủ đoạn để xâm lấn tiến tới chiếm trọn Biển Đông, trong khi nhai đi nhai lai một luận điệu: không thể vội vã, cần có thời gian…

 Điều cần nói là gương mặt thể hiện thái độ của Vương Nghị trong các buội hội đàm và tiếp kiến tại Việt Nam. Trong khi các lãnh đạo Việt Nam tươi cười thể hiện sự thân thiện và mến khách thì gương mặt Vương Nghị cứ câng câng, tỏ thái độ rất trâng tráo, trịch thượng và ngạo mạn, đặc biệt là trong tấm hình chụp khi y được bắt tay với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Không bức xúc với cái bản mặt của tay Vương Nghị này mới là chuyện lạ!

Mời bà con xem các tấm hình dưới đây thì rõ:

Ảnh: AFP

Ảnh: website Bộ Ngoại giao VN

Ảnh: VOV


-------------------------------------------------

7-6-2013

Bọn mày thân Mỹ rồi phải không.? Tính chơi tao à.?

Anh Ba.

- dạ em không dám, thằng Tư nó sang đó nói gì em đâu biết.

- mày ngon thì mày làm gì cho tao coi mày không như thằng Tư.

- dạ em biết, em sẽ ra một sắc lệnh khiến bọn phương Tây thấy uất, anh sẽ hiểu lòng thành của em.

Trên đây là câu chuyện sự tích 72 , sau này con cháu ta sẽ được nghe vì sao có sắc lệnh 72.


-----------------------------------------

7-8-2013

Trong chuyến thăm cộng sản Việt Nam (Csvn) của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc ông Vương Nghị theo lời mời của bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Csvn tái khẳng định “quan hệ 16 chữ vàng, 4 tốt” với Trung Quốc và đó là ưu tiên hàng đầu của csvn.

Trong cuộc hội đàm với giữa bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào sáng 5.8.2013 tại Hà Nội, để khẳng định sự ưu tiên trong mối quan hệ ngoại giao giữa csvn và Trung Quốc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:

“Tổng Bí thư hoan nghênh kết quả hội đàm thực chất giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước; khẳng định thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc là chủ trương nhất quán và cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.” (*).

Về phía bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ông cảm ơn csvn đã quyết tâm gìn giữ mối quan hệ 16 vàng, 4 tốt, và đặt nó lên làm ưu tiên hàng đầu, ông nói:

“Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã báo cáo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về kết quả cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khẳng định lãnh đạo đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng với Việt Nam tăng cường mở rộng, đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” nhằm không ngừng làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.”

Cũng trong chuyến thăm csvn của bộ trưởng Vương Nghị, ngày 4.8.2013, ông đã có cuộc gặp gỡ với bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh. Trong buổi gặp gỡ đó, hai bên đã thống nhất về mối quan hệ ngoại giao 16 chữ vàng, 4 tốt, và khẳng định mới quan hệ “Hợp tác toàn diện” giữa csvn và Trung Quốc:

“- Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng, việc Việt Nam và Trung Quốc tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác toàn diện là phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện, nhất là giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân hai nước; đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng như trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án kết nối giao thông hai nước...

- Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân...” (*)

Như vậy, trong chuyến thăm csvn của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kéo dài từ 3.7. - 6.8.2013, csvn và cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ gìn và phát triển mối quan hệ 16 chữ vàng, 4 tốt và đặt nó lên làm ưu tiên hàng đầu.

Trước đó, trong chuyến đi sứ Bắc Kinh của chủ tịch Sang vào ngày 21.6.2013, csvn và cộng sản Trung Quốc đã cho ra đời bản tuyên bố chung Việt – Trung. Trong đó, chủ tịch Sang đã nhất trí tới 29 lần, bên cạnh đó một số văn kiện chung cũng đã được ký kết, như hợp tác khai thác biển Đông và hợp tác khai thác du lịch tại thác Bản Giốc (*)



_________________________________

Chú thích




No comments:

Post a Comment

View My Stats