Song
Chi/Người Việt
Friday, August 09, 2013 5:15:50 PM
Giai
đoạn sau 30 Tháng Tư, 1975, nói đến “thành phần bất mãn với chế độ” hay có tư
tưởng “phản động,” đối kháng với đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, đa số là
người miền Nam, có liên hệ dính dáng đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Từ cựu quân nhân, nhân viên công chức chế độ VNCH và gia đình, cho tới người dân thường, sau này khi may mắn vượt biên ra nước ngoài vẫn giữ trong lòng ký ức đau đớn về những năm tháng sống dưới chế độ mới với quá nhiều bất công, oan trái đã trải qua.
Từ cựu quân nhân, nhân viên công chức chế độ VNCH và gia đình, cho tới người dân thường, sau này khi may mắn vượt biên ra nước ngoài vẫn giữ trong lòng ký ức đau đớn về những năm tháng sống dưới chế độ mới với quá nhiều bất công, oan trái đã trải qua.
Rất nhiều người trong số họ, vì vậy, tiếp tục hăng
hái chống Cộng, tiếp lửa cho đồng bào trong nước, đòi tự do dân chủ cho quê
hương.
Tuy nhiên, từ trước đó và đồng thời trong giai đoạn này, cũng có rất nhiều người “phản động” từng sống trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, từng dành trọn những năm tháng tuổi trẻ để phục vụ cho hai cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mỹ. Nhiều người có chỗ đứng trong xã hội, thậm chí có vị trí rất cao trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản.
Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm hay vụ án “xét lại” vào thập niên 60 của thế kỷ XX là minh chứng, với rất nhiều nhân vật có tiếng, có tài trong hai lĩnh vực văn hóa, chính trị phải lao đao cả đời hay vào tù.
Danh sách những người phản tỉnh thuộc dạng này tiếp tục nối dài theo năm tháng.
Từ nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Hộ, nguyên chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính, nguyên viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, nhà bất đồng chính kiến, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu và nhóm nhân sĩ Ðà Lạt, nhà văn Dương Thu Hương, cựu đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân Bùi Tín...
Và đặc biệt là trung tướng Trần Ðộ, người từng giữ rất nhiều chức vụ cao trong bộ máy chính trị lẫn tuyên huấn, văn nghệ.
Vừa rồi, nhân dịp kỷ niệm 11 năm ngày mất của Trung Tướng Trần Ðộ, (9.8.2002-9.8.2013) báo chí “lề dân” đã có nhiều bài viết về nhân vật đặc biệt này.
Cuộc đời của lão tướng Trần Ðộ là một ví dụ sống động cho sự phản tỉnh quyết liệt bắt nguồn từ một nhận thức đi trước thời đại và tấm lòng ưu thời mẫn thế, thương nước thương dân của một người từng trải qua gần như cả cuộc đời để góp phần tạo dựng nên chế độ này.
Ðã 38 năm trôi qua kể từ cái ngày tiếng súng chiến tranh chấm dứt trên đất nước Việt Nam và cả nước nằm dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản, con số người hiểu ra bản chất của chế độ, sự sai lầm của mô hình thể chế chính trị mà Việt Nam đang theo đuổi ngày càng nhiều.
Nhân thân của họ vô cùng đa dạng. Chức sắc tôn giáo như Linh Mục Nguyễn Văn Lý-Thiên Chúa giáo, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Thích Không Tánh-Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Mục Sư Nguyễn Công Chính-Tin Lành...
Tầng lớp trí thức như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, Luật Sư Lê Công Ðịnh, Kỹ Sư Trần Huỳnh Duy Thức, Thạc sĩ Tin học Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Lê Thăng Long...
Rất nhiều nhà báo tự do, blogger như blogger Ðiếu Cày tức nhà báo, cựu bộ đội Nguyễn Văn Hải, blogger Công Lý và Sự Thật tức nhà báo, luật sư, cựu Ðại úy công an Tạ Phong Tần, blogger Anh Ba SG tức luật gia Phan Thanh Hải...
Những người chưa vào tù nhưng cũng đã năm trong vòng ngắm của công an như blogger Ôsin tức nhà báo Huy Ðức, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Người Buôn Gió, Mẹ Nấm...
Có những người chưa đến mức phản tỉnh quyết liệt nhưng cũng đã bị bắt vì vượt quá vạch đèn vàng cho phép khi lên tiếng về những vấn đề xã hội như blogger, nhà báo Trương Duy Nhất, blogger, nhà văn Phạm Viết Ðào...
Ngày càng nhiều những người trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” Việt Nam, nhưng khát khao một sự thay đổi cho đất nước.
Con đường đưa họ đến với sự thay đổi về nhận thức cũng rất đa dạng. Có thể là từ nghề nghiệp, do thường xuyên phải chứng kiến những bất công phi lý của xã hội và sự bất cập, lạc hậu của thể chế chính trị như nghề báo, luật sư.
Có khi từ lòng yêu nước, đau đớn trước một phần lãnh thổ lãnh hải bị mất vào tay “người bạn láng giềng phương Bắc,” trước họa mất nước gần kề như người cựu bộ đội Nguyễn Văn Hải, blogger Ðiếu Cày.
Ðáng nói hơn là từ khi anh bị bắt vào tù, chứng kiến vụ án ngụy tạo bất công mà nhà cầm quyền đã tròng vào cổ anh, cuộc sống khắc nghiệt anh phải trải qua trong lao tù và sự nhũng nhiễu của nhà cầm quyền đối với gia đình, vợ con anh từ chỗ chưa hiểu đã đồng cảm sâu sắc và đồng hành bên cạnh anh.
Ðiều này cũng xảy ra với gia đình, người thân của rất nhiều tù nhân lương tâm khác.
Có khi từ một nỗi oan khuất giáng xuống gia đình như cái chết oan của người cha đã khiến cô gái Trịnh Kim Tiến trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Blogger Người Buôn Gió tức Bùi Thanh Hiếu cũng là một trường hợp rất đặc biệt. Từ một kẻ giang hồ từng vào tù ra khám, niềm đam mê đọc sách, viết lách đã tạo nên tên tuổi blogger Người Buôn Gió. Và trong quá trình viết lách, tiếp xúc, chia sẻ với những số phận khác nhau, Người Buôn Gió càng nhận ra phải lên tiếng, đấu tranh để cho con trai anh sau này được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn...
Những người dân Việt Nam đi theo tiếng gọi của đảng cộng sản trước kia đa phần vì lý tưởng chủ nghĩa cộng sản và niềm tin vào một xã hội XHCN, xã hội cộng sản tốt đẹp trong tương lai. Họ bị nhồi sọ rằng đảng cộng sản có chính danh và có chính nghĩa, họ đánh Mỹ vì Mỹ là đế quốc xâm lược, chế độ miền Nam là chế độ bán nước, đồng bào miền Nam cần được giải phóng.
Thực tế vỡ ra trước mắt sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, khi so sánh cuộc sống thật sự giữa hai miền và những thành tựu về giáo dục, y tế, đặc biệt văn học nghệ thuật của miền Nam so với miền Bắc lúc bấy giờ, niềm tin ấy đã giảm đi trong nhiều người.
Dần dần theo thời gian, khi thực tế xã hội ngày càng phơi bày, đặc biệt từ khi Internet du nhập vào Việt Nam, người Việt có dịp so sánh giữa những lời đảng, nhà nước nói và những việc đảng, nhà nước làm, giữa cuộc sống của người Việt Nam và các nước khác.
Sự phản tỉnh tự nhiên đến từ thực tế, không cần ai, đảng phái nào xúi giục, khác với trước kia, do tuyên truyền, do “ăn bánh vẽ.” Vì vậy rất bền vững. Như người bị bịt mắt lâu ngày được mở mắt nhìn đời, không bao giờ cam tâm chấp nhận lại bị bịt mắt lần nữa.
Nhưng không phải không còn những người chưa hoặc không chịu nhìn ra vấn đề. Ðó là những kẻ mà tất cả tài sản bổng lộc, vị trí quyền lợi có được là do chế độ, gắn chặt với chế độ nên phải quyết tâm bảo vệ chế độ đến cùng. Những con người bị tuyên truyền quá lâu nhưng lại không chịu tìm hiểu thông tin bên ngoài nên không hiểu ra.
Những con người vì miếng ăn, vì chút danh lợi tồi tàn, chấp nhận làm lính đánh thuê cho chế độ, kể cả trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Trong đó có đám văn nô, bồi bút, đám dư luận viên chuyên chửi bới trên mạng...
Họ sẵn sàng viết bài đổi trắng thay đen, vu khống, bôi nhọ tất cả những ai lên tiếng vì một tương lai tốt đẹp hơn, tự do dân chủ hơn cho Việt Nam. Tương tự, trong văn hóa văn nghệ, những ai đi trước, có tư tưởng khác với những gì đảng và nhà nước cho phép cũng bị ném đá tơi tả.
Không có cái gì là không để lại dấu vết trong cuộc đời, nhất là thời đại công nghệ thông tin toàn cầu hóa này.
Những ai từng mù quáng, sai lầm trong những đường lối chính sách dẫn dắt cả đất nước, cả dân tộc xuống hố, cho đến những ai điên cuồng bảo vệ chế độ, những người từng thóa mạ, chỉ điểm bạn bè, đồng nghiệp trong những vụ án văn nghệ hoặc chính trị trước đây. Những kẻ văn nô, bồi bút từng làm những bộ phim, viết bài bóp méo sự thật, bôi bác lịch sử, bôi nhọ người khác, sẽ vẫn còn nguyên chứng cứ đó, theo thời gian.
Chọn lựa như thế nào là quyết định của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, từ trước đó và đồng thời trong giai đoạn này, cũng có rất nhiều người “phản động” từng sống trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, từng dành trọn những năm tháng tuổi trẻ để phục vụ cho hai cuộc chiến tranh chống Pháp chống Mỹ. Nhiều người có chỗ đứng trong xã hội, thậm chí có vị trí rất cao trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản.
Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm hay vụ án “xét lại” vào thập niên 60 của thế kỷ XX là minh chứng, với rất nhiều nhân vật có tiếng, có tài trong hai lĩnh vực văn hóa, chính trị phải lao đao cả đời hay vào tù.
Danh sách những người phản tỉnh thuộc dạng này tiếp tục nối dài theo năm tháng.
Từ nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Hộ, nguyên chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính, nguyên viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, nhà bất đồng chính kiến, Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu và nhóm nhân sĩ Ðà Lạt, nhà văn Dương Thu Hương, cựu đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân Bùi Tín...
Và đặc biệt là trung tướng Trần Ðộ, người từng giữ rất nhiều chức vụ cao trong bộ máy chính trị lẫn tuyên huấn, văn nghệ.
Vừa rồi, nhân dịp kỷ niệm 11 năm ngày mất của Trung Tướng Trần Ðộ, (9.8.2002-9.8.2013) báo chí “lề dân” đã có nhiều bài viết về nhân vật đặc biệt này.
Cuộc đời của lão tướng Trần Ðộ là một ví dụ sống động cho sự phản tỉnh quyết liệt bắt nguồn từ một nhận thức đi trước thời đại và tấm lòng ưu thời mẫn thế, thương nước thương dân của một người từng trải qua gần như cả cuộc đời để góp phần tạo dựng nên chế độ này.
Ðã 38 năm trôi qua kể từ cái ngày tiếng súng chiến tranh chấm dứt trên đất nước Việt Nam và cả nước nằm dưới sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản, con số người hiểu ra bản chất của chế độ, sự sai lầm của mô hình thể chế chính trị mà Việt Nam đang theo đuổi ngày càng nhiều.
Nhân thân của họ vô cùng đa dạng. Chức sắc tôn giáo như Linh Mục Nguyễn Văn Lý-Thiên Chúa giáo, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Thích Không Tánh-Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Mục Sư Nguyễn Công Chính-Tin Lành...
Tầng lớp trí thức như Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, Luật Sư Lê Công Ðịnh, Kỹ Sư Trần Huỳnh Duy Thức, Thạc sĩ Tin học Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Lê Thăng Long...
Rất nhiều nhà báo tự do, blogger như blogger Ðiếu Cày tức nhà báo, cựu bộ đội Nguyễn Văn Hải, blogger Công Lý và Sự Thật tức nhà báo, luật sư, cựu Ðại úy công an Tạ Phong Tần, blogger Anh Ba SG tức luật gia Phan Thanh Hải...
Những người chưa vào tù nhưng cũng đã năm trong vòng ngắm của công an như blogger Ôsin tức nhà báo Huy Ðức, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Người Buôn Gió, Mẹ Nấm...
Có những người chưa đến mức phản tỉnh quyết liệt nhưng cũng đã bị bắt vì vượt quá vạch đèn vàng cho phép khi lên tiếng về những vấn đề xã hội như blogger, nhà báo Trương Duy Nhất, blogger, nhà văn Phạm Viết Ðào...
Ngày càng nhiều những người trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” Việt Nam, nhưng khát khao một sự thay đổi cho đất nước.
Con đường đưa họ đến với sự thay đổi về nhận thức cũng rất đa dạng. Có thể là từ nghề nghiệp, do thường xuyên phải chứng kiến những bất công phi lý của xã hội và sự bất cập, lạc hậu của thể chế chính trị như nghề báo, luật sư.
Có khi từ lòng yêu nước, đau đớn trước một phần lãnh thổ lãnh hải bị mất vào tay “người bạn láng giềng phương Bắc,” trước họa mất nước gần kề như người cựu bộ đội Nguyễn Văn Hải, blogger Ðiếu Cày.
Ðáng nói hơn là từ khi anh bị bắt vào tù, chứng kiến vụ án ngụy tạo bất công mà nhà cầm quyền đã tròng vào cổ anh, cuộc sống khắc nghiệt anh phải trải qua trong lao tù và sự nhũng nhiễu của nhà cầm quyền đối với gia đình, vợ con anh từ chỗ chưa hiểu đã đồng cảm sâu sắc và đồng hành bên cạnh anh.
Ðiều này cũng xảy ra với gia đình, người thân của rất nhiều tù nhân lương tâm khác.
Có khi từ một nỗi oan khuất giáng xuống gia đình như cái chết oan của người cha đã khiến cô gái Trịnh Kim Tiến trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Blogger Người Buôn Gió tức Bùi Thanh Hiếu cũng là một trường hợp rất đặc biệt. Từ một kẻ giang hồ từng vào tù ra khám, niềm đam mê đọc sách, viết lách đã tạo nên tên tuổi blogger Người Buôn Gió. Và trong quá trình viết lách, tiếp xúc, chia sẻ với những số phận khác nhau, Người Buôn Gió càng nhận ra phải lên tiếng, đấu tranh để cho con trai anh sau này được sống trong một xã hội tốt đẹp hơn...
Những người dân Việt Nam đi theo tiếng gọi của đảng cộng sản trước kia đa phần vì lý tưởng chủ nghĩa cộng sản và niềm tin vào một xã hội XHCN, xã hội cộng sản tốt đẹp trong tương lai. Họ bị nhồi sọ rằng đảng cộng sản có chính danh và có chính nghĩa, họ đánh Mỹ vì Mỹ là đế quốc xâm lược, chế độ miền Nam là chế độ bán nước, đồng bào miền Nam cần được giải phóng.
Thực tế vỡ ra trước mắt sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, khi so sánh cuộc sống thật sự giữa hai miền và những thành tựu về giáo dục, y tế, đặc biệt văn học nghệ thuật của miền Nam so với miền Bắc lúc bấy giờ, niềm tin ấy đã giảm đi trong nhiều người.
Dần dần theo thời gian, khi thực tế xã hội ngày càng phơi bày, đặc biệt từ khi Internet du nhập vào Việt Nam, người Việt có dịp so sánh giữa những lời đảng, nhà nước nói và những việc đảng, nhà nước làm, giữa cuộc sống của người Việt Nam và các nước khác.
Sự phản tỉnh tự nhiên đến từ thực tế, không cần ai, đảng phái nào xúi giục, khác với trước kia, do tuyên truyền, do “ăn bánh vẽ.” Vì vậy rất bền vững. Như người bị bịt mắt lâu ngày được mở mắt nhìn đời, không bao giờ cam tâm chấp nhận lại bị bịt mắt lần nữa.
Nhưng không phải không còn những người chưa hoặc không chịu nhìn ra vấn đề. Ðó là những kẻ mà tất cả tài sản bổng lộc, vị trí quyền lợi có được là do chế độ, gắn chặt với chế độ nên phải quyết tâm bảo vệ chế độ đến cùng. Những con người bị tuyên truyền quá lâu nhưng lại không chịu tìm hiểu thông tin bên ngoài nên không hiểu ra.
Những con người vì miếng ăn, vì chút danh lợi tồi tàn, chấp nhận làm lính đánh thuê cho chế độ, kể cả trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Trong đó có đám văn nô, bồi bút, đám dư luận viên chuyên chửi bới trên mạng...
Họ sẵn sàng viết bài đổi trắng thay đen, vu khống, bôi nhọ tất cả những ai lên tiếng vì một tương lai tốt đẹp hơn, tự do dân chủ hơn cho Việt Nam. Tương tự, trong văn hóa văn nghệ, những ai đi trước, có tư tưởng khác với những gì đảng và nhà nước cho phép cũng bị ném đá tơi tả.
Không có cái gì là không để lại dấu vết trong cuộc đời, nhất là thời đại công nghệ thông tin toàn cầu hóa này.
Những ai từng mù quáng, sai lầm trong những đường lối chính sách dẫn dắt cả đất nước, cả dân tộc xuống hố, cho đến những ai điên cuồng bảo vệ chế độ, những người từng thóa mạ, chỉ điểm bạn bè, đồng nghiệp trong những vụ án văn nghệ hoặc chính trị trước đây. Những kẻ văn nô, bồi bút từng làm những bộ phim, viết bài bóp méo sự thật, bôi bác lịch sử, bôi nhọ người khác, sẽ vẫn còn nguyên chứng cứ đó, theo thời gian.
Chọn lựa như thế nào là quyết định của mỗi cá nhân.
No comments:
Post a Comment