Mẹ của Mục sư Nguyễn Công Chính qua đời ở
Kontum. Biết chắc có nhiều người tham gia để an ủi tang gia thì công an tìm mọi
cách bắt bớ sách nhiễu tín hữu cũng như các mục sư của Giáo hội Tin Lành Đấng
Christ.
Vụ bắt bớ mới nhất là công an tỉnh Daklak tấn công
gia đình của mục sư Y Noen ở buôn Pon, huyện Krongpach, tỉnh Daklak vào
ngày 8-8-2013.
Ngay sáng sớm công an PA 38 tỉnh Daklak mặc thường
phục đi 2 xe U oat chạy thẳng vào nhà của Mục sư Y Noen và bắt ông và người em
trai tên là Y Jon, thường gọi là Ama Ngoai. Việc bắt bớ được mô
tả còn hơn là bắt tội phạm.
Công an PA 38 tỉnh Daklak cùng với sự hỗ trợ của
công an huyện Krongpach bắt 2 anh em của Mục sư Y Noen về trụ sở công an huyện
Krongpach để lấy lời khai.
Đến huyện thì họ tách 2 anh em mục sư Y Noen ra để
làm việc riêng. Họ hỏi về các mối quan hệ của Mục sư Y Noen trong Giáo hội Tin
Lành Đấng Christ, về Hội đồng Liên tôn mới thành lập ở Việt Nam, và về đám tang
của mẹ Mục sư Nguyễn Công Chính.
Đến trưa thì an ninh yêu cầu Mục sư Y Noen ký biên
bản làm việc nhưng ông nhất định không chịu ký. Cán bộ PA 38 không cho biết
tên, khi được hỏi thì có lúc ông nói tên là Ma, lúc bảo tên là Dũng. Dù viên an
ninh này giả là người dân tộc Ê Đê nhưng giọng bắc của ông ta không che giấu
được gốc gác. Ông này cũng là người luôn theo dõi Mục sư Y Noen từ khi Mục sư
Nguyễn Công Chính bị bắt đến ngày nay. Trong suốt quá trình từ bắt bớ, tra khảo
anh ninh không cho biết họ tên hay đưa ra bất kỳ giấy tờ bắt tạm giam, tạm giữ
gì cả.
13 giờ ngày 8.8.2013 thì công an thả Mục sư Y Noen
về nhà. Riêng em trai của Mục sư Y Noen là Ama Ngoai thì họ giam giữ từ ngày
8.8.2013 đến nay chưa có tin tức gì.
Tin từ Daklak cho hay là hiện nay công an đang lập
chốt canh giữ ngay trước nhà của Mục sư Y Noen. Họ tuyên bố cấm gia đình của
mục sư Y Noen đi tham gia đám tang của mẹ Mục sư Nguyễn Công Chính.
Sự việc bắt bớ tín hữu Tin Lành diễn ra ngay trong
tỉnh Daklak là nơi sinh sống của Mục sư Y Ky Ê Ban, người vừa đi Mỹ chung với
phái đoàn chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào cuối tháng 7.2013 vừa rồi và tuyên
bố khi trả lời với cộng tác viên Danlambao (Sau
chuyến đi Mỹ với chủ tịch nước mục sư Y Ky Ê Ban nói gì?) là ở
Daklak có tự do tôn giáo.
No comments:
Post a Comment