Monday, 19 August 2013

BIỂN ĐÔNG : TRUNG QUỐC TRẤN AN CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG NHƯ THẾ NÀO? (Huy Duong - EAF)




Huy Duong
Southeast Asian Sea Foundation/EAF

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
20/08/2013 /

Những tuyên bố chủ quyển về Biển Đông của Trung Quốc đang tạo ra rất nhiều căng thẳng trong khu vực, và ngày càng có nhiều yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ những tuyên bố này.

Biển Đông

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với tất cả các quần đảo và bãi đá ngầm tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Bãi Scarborough đã quá rõ ràng, dù cho việc này liên tục bị phản đổi bởi nhiều quốc gia khác. Điều mà Trung Quốc cần làm rõ là mức độ, bản chất và cơ sở của những tuyên bố chủ lãnh hải bao phủ gần hết toàn bộ khu vực Biển Đông. Trong năm 2009, Trung Quốc gửi tới Hội đồng về Giới hạn Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp Quốc một bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò tai tiếng; tấm bản đồ này đã không thể hiện rõ ràng những tuyên bố chủ quyền về những hòn đảo thôi hay cả các hòn đảo và nước.

Đáp lại những sự căng thẳng và bất ổn định trong khu vực đang ngày càng gia tăng, một vài học giả đã cho rằng Trung Quốc trấn an các làng giềng của họ và những nước khác trên thế giới bằng cách đưa ra những tuyên bố với mục tiêu làm giảm một số căng thẳng mà không giới hạn lại mức độ tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Đầu tiên, Trung Quốc có thể sử dụng lý lẽ là các tuyên bố chủ quyền của họ phù hợp với Điều 58 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), cho phép các quốc gia có một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) dài tới 200 dặm biển. Nhưng khi có mặt sự chồng chất chủ quyền với những khu vực xung quanh, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có lẽ không được xếp vào những khu vực đặc quyền kinh tế với chiều dài 200 dặm biển hay bất cứ nơi đầu gần đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền – một hiệp ước được đưa ra tại Tòa án quốc tế trong trường hợp Nicaragua v Colombia.

Thứ hai, Trung Quốc có thể khẳng định rằng đường chữ-U được truy ngược lại năm 1947, ban cho Trung Quốc quyền lịch sử trên khu vực biển bên trong đường lưỡi bò mà không bị thay thế bởi UNCLOS. Nhưng nhận xét này là sai lầm. Trung Quốc thực ra chưa từng tuyên bố rằng họ tuyên bố chủ quyền đối với mọi khu vực biển bên trong đường lưỡi bò, cho nên không thể có một quyền nào về khu vực biển đó có thể được tạo ra từ đường lưỡi bò này. Nếu bây giờ Trung Quốc tuyên bố là họ có chủ quyền toàn bộ vùng biển thì đây chính là lần đầu tiên, và ngày sớm nhất cho tuyên bố đó chính là ngày hôm nay. Việc đường lưỡi bò được vẽ từ năm 1947 không có nghĩa là tuyên bố chủ quyền tương đương bắt đầu tư năm 1947.

Thứ ba, Trung Quốc có thể thúc ép các bên liên quan sang một bên những tranh chấp và thay vào đó là cùng nhau hợp tác phát triển chung. Dù cho điều này có vẻ như một phương án thực tế để xúc tiến, nhưng nó cũng khó mà thành công. Thực tế là Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố quá ngang ngược nhằm tự ý tạo ra những khu vực chủ quyền đối với khu vực có nhiều nước liên quan; để rồi sau đó việc đòi các quốc gia khác phải chia sẻ tài nguyên bên trong các vùng biển này với Trung Quốc. Việc này thực sự khó mà được các quốc gia khác chấp nhận.

Cuối cùng, Trung Quốc có thể trấn an các nước láng giềng của họ rằng họ tôn trọng quyền tự do tàu bè qua lại ở Biển Đông. Điều này có thể được nói ra nhằm trấn an Hoa Kỳ, một quốc gia có mối quan tâm mạnh tới việc giữ cho vùng biển này ở trạng thái mở. Tuy nhiên, tuyên bố kiểu này có vẻ như không có ý nghĩa gì – khẳng định rằng Trung Quốc tôn trọng sự tự do tàu bè qua lại theo định nghĩa của riêng họ, điều này khác xa so với định nghĩa mà Hoa Kỳ và phần đông các quốc gia khác có.

Các quốc gia cần được trấn an bởi những thái độ và hành vi hợp lý, chứ không phải những lởi nói suông. Những tuyên bố mập mờ đối với phần lớn ở khu vực Biển Đông và những nổ lực ép buộc các nước khác tuân theo những tuyên bố này thì hoàn toàn không hợp lý chút nào. Cách duy nhất Trung Quốc có thể trấn an các nước láng giếng của họ là mang những tuyên bố này ra trước UNCLOS và luật pháp quốc tế. Trung Quốc nên chuẩn bị để đàm phán những giới hạn của các khu vực bị tranh chấp này, nếu mà điều này thất bại, thì cần phải nhờ tới tòa án quốc tế.

Bài viết dài hơn được đăng trên Asia Sentinel, mời quý độc giả xem thêm tại đây.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info


No comments:

Post a Comment

View My Stats