20/08/2013
Quyền quyết định các vấn đề tối cao ở Việt Nam nằm trong tay Quốc hội hay
Bộ Chính trị?
Một
trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhanh chóng lên
tiếng bác bỏ đòi hỏi đa đảng – đáp lại cuộc vận động mới nhất để thành lập một
đảng đối lập ở Việt Nam trong những ngày vừa qua.
Tuy nhiên, chưa thấy báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận
số một của Đảng, lên tiếng gì về chuyện này.
Trước đó, ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ của Đảng
từng làm lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc ở thành phố Hồ Chí Minh, đã kêu gọi thành
lập một đảng mới ở Việt Nam với tên gọi Đảng Dân chủ-Xã hội.
Ông Đằng đưa ra đề xuất này sau những ngày suy nghĩ
trên giường bệnh – khi ông đang tĩnh dưỡng sau cơn trọng bệnh.
Quốc
hội ở trên Đảng?
Chỉ hai ngày sau, báo Quân đội nhân dân đã có phản
hồi với bài xã luận ‘Đôi
điều với tác giả ‘Viết trên giường bệnh’’ của tác giả ký tên là Trọng Đức.
Bài xã luận được đăng trong chuyên mục ‘Làm thất bại
chiến lược diễn biến hòa bình’ hôm Chủ nhật ngày 18/8.
Tác giả giãi bày cả thảy 4 điều muốn nói với ông
Đằng, trong đó điều quan trọng nhất là điều thứ hai: bác bỏ đòi hỏi đa nguyên
đa đảng của ông Đằng.
Lập luận chủ yếu của tác giả Trọng Đức để bảo quyền
thống trị tuyệt đối của Đảng là quyền lực cao nhất ở Việt Nam là không phải của
Đảng mà ‘thuộc về nhân dân thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội’.
“Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu
ra để thay mình thực hiện quyền lực Nhà nước,” bài xã luận viết, “Do vậy, quyết
định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân”.
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng lâu nay
Quốc hội Việt Nam chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của Đảng và mặc dù Quốc hội trên
danh nghĩa là do dân bầu nhưng những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội
đều do Bộ Chính trị của Đảng quyết định.
Mặt khác, mặc dù Dự thảo Hiến pháp sửa đổi vẫn đang trong
giai đoạn lấy ý kiến người dân và vẫn chưa được Quốc hội thông qua nhưng tác
giả bài xã luận đã khẳng định rằng ‘việc duy trì Điều 4 Hiến pháp năm 1992 theo
quyết định của Quốc hội, do vậy, cũng thể hiện đúng nguyện vọng của nhân dân’.
Mặc dù chính quyền nói ‘phục vụ nhân dân’ nhưng nông dân Việt Nam thường
xuyên biểu tình đòi quyền lợi
Không rõ có phải tác giả dự đoán trước rằng Điều 4
quy định về sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam chắc chắn sẽ được thông qua hay
không.
‘Dân
chủ độc đảng’
Một lập luận nữa mà bài xã luận đưa ra là ‘độc đảng
vẫn dân chủ’ miễn là bản chất đảng cầm quyền phục vụ giai cấp nào.
Từ đó tác giả khẳng định bản chất chế độ độc đảng ở
Việt Nam là ‘phục vụ nhân dân’.
“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo nhân
dân xây dựng đất nước vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đem lại
những quyền lợi cơ bản cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động,”
bài xã luận viết.
Tuy nhiên, những người bất đồng với chế độ cũng đã
chỉ ra rằng chế độ độc đảng hiện nay ở Việt Nam, do nhân dân không có quyền
kiểm soát thật sự, chỉ phục vụ cho lợi ích có tầng lớp thống trị nắm quyền hành
trong tay.
Mặc khác, trong xã hội Việt Nam hiện nay đang có sự
chia rẽ giữa đa số người dân lao động có đời sống khó khăn với những cán bộ
giàu có và nhiều đặc quyền đặc lợi.
“Đâu có phải cứ đa nguyên, đa đảng là tự nó đã có
dân chủ? Đa đảng đối lập ở Việt Nam lúc này, có đúng như các “nhà dân chủ” đã
vẽ ra, là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân
tốt đẹp hơn?”, bài xã luận phản bác.
Ngoài ra tác giả Trọng Đức cũng nêu ra một số luận
điểm rằng ‘Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là ‘bức tử’
những đảng khác’ và ‘nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản là người lãnh
đạo duy nhất của mình’ mà không hề đưa ra dẫn chứng chứng minh.
Bài xã luận chỉ đề cập đến ông Đằng là ‘tác giả Lê
Hiếu Đằng’ mà không cho biết ông Đằng là ai. Bài báo cũng không hề một lần nhắc
đến ông Đằng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có 45 năm tuổi Đảng.
No comments:
Post a Comment