Thứ
tư, ngày 14 tháng tám năm 2013
Trong
Likonimics của ông Lý Khắc Cường gồm 3 mục tiêu -
không kích thích kinh tế, giảm nợ và cải cách cơ cấu - vấn đề giảm nợ là vấn đề
đau đầu nhất, khi mới đây Quỹ tiền tệ Quốc tế thông báo tính cả nợ công lẫn nợ
tư trong nước của Trung Hoa đã lên đến 200% GDP. Một bài viết của tôi tháng
trước, Likonomics là một phương án tiến thoái lưỡng nan.
Để
thực hiện giảm nợ, và thay đổi cơ cấu kinh tế, mà đặc biệt là giải quyết 39
triệu căn hộ ma của hơn 170 thành phố trống rỗng mà chính phủ Hồ - Ôn để lại,
chính phủ mới Tập - Lý đã đưa ra một dự án cho thiên niên kỷ đối với Trung Hoa.
Đó là, dự án lùa 250 triệu nông dân vào thành thị trong 12 năm tới
trong một bài viết của nhà báo Ian Johnson đã từng nhận giải Pulitzer 2001, một
chuyên gia về Trung Hoa viết rất đầy đủ và cặn kẽ. Một dự án mà các nước phương
Tây cho là nó tương đương với việc thành lập 26 thủ đô hiện đại nhất trên toàn
thế giới. Một dự án vô tiền khoáng hậu của một siêu cường nửa vời, nhưng hung hăng.
Video
:
TheNewYorkTimes
Jun 18, 2013
The Chinese government plans to move 250 million people
from farms to cities over the next 12 to 15 years.
Thực
chất của siêu dự án này thì mong muốn của chính quyền Tập - Lý là đưa 70% dân
số Trung Hoa - tương đương 900 triệu dân - trở thành những công dân thị thành
vào năm 2025. Một con số khoảng 450 triệu nông dân trong một thập niên tới,
phải rửa gót chân lấm bùn của mình để mang giày tây, đi trên thảm trải sàn nhà.
Theo
ông Ian Johnson, đến giờ này các lãnh đạo mới của Trung Hoa vẫn trung thành với
việc điều hành đất nước đông dân nhất thế giới bằng ý chí của họ, bỏ qua tất cả
mọi luật lệ và quy luật bàn tay vô hình của kinh tế học và những quy luật triết
học.
Bằng
vào ý chí của mình, các lãnh đạo mới của Trung Hoa hy vọng rằng, bằng vào cách
họ mua lại đất của nông dân, sau đó buộc nông dân phải từ bỏ mảnh vườn của mình
sống lâu nay, để mua lại 39 triệu căn hộ ma mà chính quyền địa phương xây nên
lâu nay chưa có chủ mua, do bất động sản bị đóng băng - với cái gọi là đô thị
hóa nông thôn. Nó sẽ giải quyết được nợ xấu của các chính quyền địa phương và
nợ xấu của các doanh nghiệp bất động sản trong nước.
Nhưng
người dân Trung Hoa có nhiều nỗi lo sợ. Đầu tiên là nông dân có học thức, họ sợ
rằng một thời kỳ dồn dân lập ấp vào hợp tác hóa như thời kỳ cải cách ruộng đất
1950, hòng để chính quyền dễ dàng kiểm soát người dân, khi mà có quá nhiều bất
cập, và bạo động xã hội gần đây xảy ra ở khắp nơi.
Cái
sợ thứ hai là, sau khi tháo củi sổ lồng cho nông dân được quyền canh tác và
sống trên thửa ruộng của mình, giờ đây chính quyền mới của Trung Hoa quay trở
lại diệt hết những chủ đất nhỏ ở nông thôn.
Nhưng
cái lo lắng nhất của nông dân là, bao nhiêu năm nay họ chỉ biết sống bằng đôi
tay canh tác trên mãnh đất của mình. Nay với việc lùa dân vào thành thị, ở
những căn hộ chung cư, họ sẽ làm gì để sống, sau một thời gian tiêu hết số tiền
bán đất cho chính quyền?
Về
mặt chính quyền, một con số dự trù phải chi cho việc an sinh xã hội mới trong
12 năm tới về y tế, học đường và công trình công cộng khoảng 600 tỷ đô la/năm
cho 250 triệu dân đổi đời trở thành thị dân. Đó là chưa tính đến lương hưu và
chi phí an sinh xã hội cho những người sẽ đến tuổi về hưu trong 12 năm tới.
Nhưng,
trong 2 năm nay hầu hết những nông dân sau khi đã di chuyển vào các chung cư
gần đây, họ chẳng biết làm gì, ngoài việc mua sắm tiện nghi tiêu dùng như xe
cộ, truyền hình để chơi game! Một số thanh niên nông thôn may mắn, sau khi dời
vào những căn hộ chung cư để sống, họ kiếm được việc làm giản đơn ở các khu
công nghiệp với đồng lương 150USD/tháng.
Song
làm việc trong các khu công nghiệp lại đẻ ra một vấn đề khá nhức nhối khác là,
các nhà máy lại ở xa những khu tái định cư. Hơn thế nữa, tuổi cho phép cho công
nhân ở các khu công nghiệp chỉ dừng ở độ 45 - 50 tuổi. Thế thì, giai đoạn sau
lứa tuổi này, họ phải làm gì để kiếm sống, trong khi chế độ an sinh xã hội
Trung Hoa vẫn còn đi học và khám chữa bệnh phải trả tiền túi.
Một
nông dân ở thành phố Ankang thuộc tỉnh Thiểm Tây đã từng làm công nhân khu chế
suất, và là nạn nhân của việc di dân vào những khu chung cư - ông Shifang -
nói, tôi năm nay 45 tuổi đã thất nghiệp, không còn bất kỳ nhà máy nào tuyển tôi
lao động, không có lương hưu, không an sinh xã hội. Trong khi đó, nếu ở nông
thôn như xưa kia, cha mẹ chúng tôi có thể nuôi con gà, con heo, trồng cây ăn
trái kiếm sống đến tuổi 70!
Hậu
quả là, một số người dân đã tự thiêu, hoặc chống lại chính quyền địa phương,
chứ nhất định không di dời. Đây là một siêu dự án làm tổn thương đến nền văn
hóa và nông dân, cũng như tình hình chính trị lớn nhất Trung Hoa hậu thời đại
Đặng Tiểu Bình. Chính phủ mới đã dự trù cho một cuộc họp vào tháng 6/2013 vừa
qua để bàn làm sao bảo vệ được quyền lợi của nông dân, nhưng vẫn giữ quyền sở
hữu công về tư liệu sản xuất về đảng cầm quyền, nhưng buộc phải hoãn, vì chưa
có bất kỳ một giải pháp khả dĩ nào cho vấn đề này!
Giống
như Việt Nam, 80% dân số Trung Hoa làm nông nghiệp vào thập niên 1980. Sau 30
năm đổi mới theo nền kinh tề định hướng thị trường, đã có 47% dân Trung Hoa
đang ở các đô thị, nhưng có đến 17% những người dân sống ở đô thị vẫn còn mang
cốt cách của một nông dân. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ đơn giản là
việc lùa dân vào thành phố, thì người dân sẽ rũ bỏ cái tư duy và văn hóa sống
nông thôn!
Trong
một khảo sát năm 2008 tại nhiều vùng nông thôn Trung Hoa, có 29% nông dân cho
rằng chính quyền địa phương đã cướp đất của họ. Nhưng, một khảo sát làm lại mới
đây vào năm 2011, thì có đến 43% nông dân có quan điểm này. Theo giáo sư Li Dun
của Đại học Bắc Kinh, lý do là chính quyền địa phương sử dụng xe ủi để phá nhà
dân và buộc dân phải bán đất và di dời đến nơi mà chính quyền đã xây dựng.
Một
số người hoài nghi cho rằng, hậu quả của siêu dự án này sẽ để lại hậu quả giống
như Mễ Tây Cơ và Ba Tây trong tiến trình đô thị hóa để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, nhưng hậu quả là sinh ra những tầng lớp dưới đáy xã hội và những bất
ổn xã hội vệ mặt trật tự trị an.
Một
ý tưởng đã được đề ra gần đây là, chính quyền địa phương chia cổ đông các nhà
máy ở khu công nghiệp cho nông dân khi mua đất và di dời chỗ ở của họ, nhằm tạo
cho họ có thu nhập suốt đời.
Nhưng
điều này đã được thử nghiệm ở ngoại ô Thành Đô, song cuối cùng nông dân không
được nhận gì sau khi mất đất.Cuối cùng, việc đấu tranh biểu tình của nông dân
với chính quyền diễn ra hằng ngày. Một nơi khác ở phía Nam Thành Đô, thì nông
dân được hưởng chế độ cổ tức hằng tháng. Ở đây nông dân đóng góp vào nhà máy cứ
2.000 Bảng Anh thì mỗi ngày được hưởng lợi nhuận 8 đô la.
Một
nông dân, Huang Zifeng, 62 tuổi, ở làng Paomageng đã từ bỏ mảnh đất của
mình để làm việc trên các đồn điền cho biết. "Đó là cách ổn định hơn so
với việc canh tác trên mảnh đất nông nghiệp của riêng bạn".
Theo
ông Xiang Songzuo, kinh tế trưởng của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Hoa thì,
đô thị hóa là con đường tạo ra giá trị cho nền kinh tế, và nó tạo dòng chảy
tiền tệ lưu thông lớn để làm ra doanh thu.
Nếu
điều này hiện thực thì chính quyền địa phương rất cần một nguồn tiền lớn để đầu
tư các công trình. Cho nên mục đích đầu tiên là, không kích thích tăng trưởng
của chính sách Lý Khắc Cường không thể hoàn thành. Theo ông Xiang Songzuo, gần
đây chính phủ yêu cầu liệt kê tất cả các công ty cần tiền để hỗ trợ đầu tư. Lúc
đó, lạm phát là vấn đề đau đầu cho chính quyền Tập - Lý.
Một
thống kê cho thấy, đã có đến 53% nông dân bị chương trình đô thị hóa ở Trung
Hoa thực hiện, nhưng chỉ mới có 35% dân số nhận được hộ khẩu và nơi cư trú. Một
tiêu chuẩn tối thiểu để được quyền khám chữa bệnh và được đi học ở Trung Hoa.
Song tất cả những yêu cầu tối thiểu đó đến nay chỉ thực hiện thông qua việc bán
đất để trao đổi. Nó lại là vấn đề bế tắc cho những nông dân không có đất.
Dù
sao thì theo Tom Miller, một tác giả của cuốn sách xuất bản gần đây - China's
Urban Billion: Đô thị tỷ dân của Trung Hoa - kết luận rằng, đô thị hóa là
phương pháp duy nhất để giải quyết tình trạng kinh tế và chính trị hiện nay của
Trung Hoa. Nhưng vấn đề an sinh xã hội của ước mơ 70% dân chúng Trung Hoa được
đổi đời thành dân thị tứ vẫn còn là vấn đề mà nhà nước Trung Hoa vẫn chưa có
lời giải.
Bài đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment