Gia
Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-27
2013-08-27
Chủ xướng một đảng chính trị đối lập mà ông Lê Hiếu
Đằng nêu ra khiến truyền thông Nhà nước tiến hành một đợt chỉ trích mạnh mẽ ông
này.
Vào ngày 27 tháng 8, xuất hiện một thư ngỏ của ông
Lê Hiếu Đằng gửi cho tổng biên tập các cơ quan truyền thông Nhà nước vừa có
những phê phán đối với ông.
Gia Minh hỏi chuyện ông này về thư ngỏ mới đó và
trước hết ông đưa ra nhận định vì sao phía truyền thông Nhà nước có những phản
ứng như thế.
Ông
Lê Hiếu Đằng: Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó
thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ;
thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà
vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một xã hội phát triển bình thường
phải có những đảng chính trị đối lập để giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là
xu thế trên thế giới; thế nhưng Việt nam thì chưa quen, thành ra họ phản ứng.
Nhưng những bài phản ứng đó không có bài nào có thể phản bác từng điểm của tôi
được.
Khi tôi viết thư ngỏ tôi đề nghị các vị phải đăng
toàn văn hai bài của tôi lên để xem các vị phản bác những điều đó như thế nào
cho người dân người ta biết; chứ nói cách như thế là không chân thật.
Tôi đặt vấn đề như vậy để làm rõ vấn đề hơn.
Gia
Minh: Trước đây ở Việt Nam cũng từng có bút chiến như
‘nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh’; lần này ông thấy có tính
chất một cuộc bút chiến như thế không?
Ông
Lê Hiếu Đằng: Nói bút chiến thì hai bên phải công khai trình bày
quan điểm của mình và đăng tải trên các báo; nhưng chuyện này ‘mấy ổng’ có sẵn
phương tiện trong tay và sử dụng phương tiện đó.
Lần này trên các trang mạng, nhiều người cũng phản
bác những bài đó. Báo Tuổi trẻ ngày hôm nay đăng bài của anh Sáu Quang- Nguyễn
Chánh Trung thì trên trang mạng Người Lót gạch cũng có bài phản bác lại. Thành
ra với mạng Internet hiện nay thì họ không thể nào giấu diếm nói một chiều
được… Dư luận xã hội là một sức mạnh hết sức lớn của một xã hội công dân.
Do đó tôi không có ngại, nói gì thì nói các tầng lớp nhân dân người ta cũng
thông minh, người ta biết ai đúng, ai sai.
Gia
Minh: Cũng qua sự việc này, ngoài những bài biết trên
truyền thông Nhà nước nói về ông như thế, còn có ý kiến nói là ‘dân chủ cuội’
thì ông nghĩ thế nào?
Ông
Lê Hiếu Đằng: Cả phía bên này lẫn phía bên kia đều có những người
cực đoan; nếu nói dân chủ cuội thì tôi không làm như vậy vì thật ra đó là
những điều cốt tử của thể chế hiện nay. Những người nói là ‘cuội’ tôi không
tranh luận làm gì; tình hình thực tiễn sẽ cho thấy. Nếu ‘cuội’ thì nhà nước
không tấn công tôi dữ dội như vậy, phải không? Thành ra trong bài viết tôi đặt
vấn đề là bây giờ bỏ qua quá khứ, khép lại đi để đừng có thù hận, đoàn kết với nhau
đấu tranh cho một nước Việt nam thật sự dân chủ. Đó là lợi ích chung của dân
tộc, của đất nước, của người dân. Chứ còn những người còn hận thù, nói này nói
kia, tôi cho là thiểu số không phải số đông; nhiều trí thức nước ngoài người ta
rất chia sẽ quan điểm của tôi. Nhiều người chia sẽ quan điểm với những trí thức
trong nước là xây dựng một xã hội dân chủ trong đó quyền của người dân được tôn
trọng.
Gia
Minh: Còn đối với những người trẻ bắt đầu bày tỏ chính
kiến của họ qua những trang blog, facebook làm thế nào cho họ tin, thư ông?
Ông
Lê Hiếu Đằng: Tin hay không tin thì phải làm qua hành động, việc
làm của mình thôi. Cái này là một quá trình, tôi chỉ đề xuất ý kiến vậy thôi,
còn quá trình làm phải toàn xã hội làm, trong đó có giới trẻ. Bây giờ chính bản
thân giới trẻ là lực lượng rất quan trọng để làm việc này. Chứ không thể chờ,
không thể ngồi chờ những ông ‘lão làng’ làm thế này thế kia, mà giới trẻ nên
chủ động làm. Vừ rồi tôi thấy giới trẻ làm những việc rất hay ví dụ những kiến
nghị về nhân quyền, dân quyền đưa đến các tòa đại sứ, và qua cả Thái Lan để đưa
Kiến nghị 258 qua tường thuật của Đoan Trang. Tôi thấy việc làm đó rất hay và
tôi tin tưởng khi chúng tôi gợi ý, giới trẻ sẽ tiếp lửa và từ những ý tưởng đó
họ sẽ biến thành hành động cụ thể và tôi cho đó là xu thế đáng mừng hiện nay và
trong tình hình này.
Gia
Minh: Qua những vấn đề quanh ông như thế, ông có nhận
ra những gì tích cực không thưa ông?
Ông
Lê Hiếu Đằng: Thật ra khi tôi viết ra những vấn đề đó tôi không
nghĩ những phản ứng của Nhà nước mà như vậy. Trúng yếu điểm của họ nên họ cũng
hơi tập trung phê phán. Nhưng điều tôi rất mừng là nhìn chung toàn xã hội ủng
hộ quan điểm này, thấy đó là xu thế phát triển của nền chính trị lành mạnh là
phải có lực lượng chính trị đối lập để làm vai trò giám sát, để điều tiết chính
quyền. Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một
chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền
và lạm quyền thôi.
Như anh biết Việt Nam là một nước sử dụng Internet
rất cao, nhiều người nhất là thanh niên sẽ tìm hiểu bài viết của tôi thế nào mà
nhà nước nói như thế. Họ sẽ thấy, vì thật ra tôi đặt ra những vấn đề rất đúng
đắn.
Gia
Minh: Cám ơn ông về những chia sẻ mới nhất của ông.
No comments:
Post a Comment