12:00:am
21/01/13
Mấy
ngày báo chí Trung quốc tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Nhật. Như mạng tin
Sankei ngày 16.1 cho biết, Thiếu tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bành
Quang Khiêm tuyên bố trên truyền thông Trung Quốc rằng, chỉ cần Nhật Bản bắn
một phát đạn vào máy bay Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản khai chiến.
“Trung Quốc không thể chờ đến phát đạn thứ hai mà sẽ lập tức phản công” – ông
nói. Còn Thiếu tướng La Viện – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Khoa học quân sự – ngày
15.1 cũng tuyên bố trên mạng tin của tờ People’s Daily rằng: “Chúng ta hoàn
toàn không sợ chiến tranh với Nhật Bản” nếu Nhật chỉ cần bắn một viên đạn thì
Trung quốc sẽ trả đũa gấp 100 lần. Hay đi xa hơn nữa, như ông Đại tá không quân
Đới Húc, thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đang triển khai học thuyết: “Để
đối phó với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, không quân Trung Quốc cũng
cần tung chiến đấu cơ” v.v… và vân vân.
Nhưng
và dư luận thế-giới đều cho rằng đó là hành động “rung cây dọa khỉ” mà thôi bởi
những lý do khác còn lớn hơn nhiều nếu xẩy ra một cuộc chiến Trung Nhật mà
Trung quốc phải tính đến, đó là:
1,
Trước tiên người ta cho rằng cuộc chiến mà Trung quốc phát động tấn công Nhật
bản sẽ buộc Hoa kỳ phải vào cuộc và sau đó cả châu Âu cũng vào cuộc theo. Kinh
tế Trung quốc bị phong tỏa. 6.000 tỷ mà Mỹ vay của Trung quốc lập tức sẽ biến
mất tiếp sau đó là tất cả các tài khoản của Trung quốc tại các nhà bank ở Mỹ và
Canada, châu Âu v.v… sẽ bị đóng băng tức khắc, các quốc gia sẽ đi đến cam kết
không buôn bán cho Trung quốc, thiệt hại kinh tế lên gấp hàng chục lần số tiền
Mỹ đã vay.
Đây
là cơ hội nghìn vàng để Mỹ và các nước châu Âu lấy lại vị thế đang suy sụp của
mình. “ Bây giờ hoặc không bao giờ có lại cơ hội này và một ngày mai không xa,
Trung quốc sẽ là một cường quốc số một thế giới không chỉ bằng kinh tế mà cả về
quân sự.”
2,
Còn nếu bị bao vây kinh tế, với một tỷ dân sống chủ yếu bằng xuất khẩu hàng hóa
trên khắp hoàn cầu, Trung quốc sẽ lao xuống dốc nhanh chóng và chỉ một vài năm
qua đi, họ sẽ kiệt quệ và những mâu thuẫn phát sinh trong chính Trung quốc sẽ
bùng nổ. Trước tiên sẽ là cuộc nổi dậy của người Duy-Ngô-Nhĩ, người Tây-Tạng và
sau đó là có nguy cơ Hồng kông sẽ dễ dẫn đến tuyên bố độc lập.
3,
Với Việt nam chắc chắn sẽ là cơ hội tốt cho mình để khỏi lo một tên “đầu mấu
bành trướng” đầy nguy hiểm và hung hăng ở bên cạnh chỉ luôn luôn nhăm nhe cắn
thịt mình, hàng ngày đang nhe răng ra gặm dần từng phần đảo biển của mình gây
ra làn sóng bất bình dâng cao của người việt nam trong và ngoài nước. Người ta
nhắc đến nhiều hòn đảo tại Hoàng sa và Trường sa đã bị quân đội Trung quốc xâm
chiếm và chiếm đống từ những năm 1972 tới ngày nay.
Trong
hoàn cảnh cuộc chiến Trung Nhật xẩy ra thì chắc chắn phải chọn con đường dời xa
Trung quốc, tránh quốc gia này như tránh hủi vì Việt nam có hoàn cảnh tương tự
với người Nhật đều là nạn nhân của chính sách bành trướng của Bắc kinh vì vậy
rất cảm thông với người dân Nhật trong cuốc chiến đấu chính nghĩa để bảo vệ chủ
quyền đảo biển của mình.
4,
Ấn-độ thì sao? Người mà có hoàn cảnh còn thậm tệ hơn Việt nam luôn bị Trung
quốc o-bế, xâm chiếm lãnh thổ, ngay lập tức họ cũng sẽ đòi các vùng mà Trung
quốc đang chiếm đóng của họ từ cuộc chiến trước đây.
5,
Cuối cùng thì Bắc Triều-tiên cũng bỏ Trung quốc mà đi vì thời cơ thống nhất với
Nam-hàn đã đến. Trung quốc không thể níu kéo được.
Bởi
thế những lời tuyên bố vừa qua của Trung quốc là rỗng tuếch và chỉ là sự rung
cậy dọa khỉ mà thôi. Mà có khi đây chính là một kịch bản hay mà Mỹ và các nước
vốn không ưa Trung quốc, hoặc đang bị Kinh tế Trung quốc đè lấn lại cho đây là
một cơ hội ngàn vàng. Trung quốc sẽ thất bại thảm hại về mọi mặt, bị cô lập gấp
trăm lần như hiện nay.
Một
quan chức cấp cao của Trung Quốc đã kêu gọi Nhật Bản đàm phán về quần đảo tranh
chấp Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) – China Daily ngày 17.1 đưa tin. Tuy
nhiên, trước đó nhiều tướng tá quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ chiến tranh với
Nhật.
Phát
biểu trong cuộc gặp cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, ông Giả Khánh Lâm –
Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân toàn quốc Trung Quốc – cho
rằng, hai nước nên giải quyết tranh chấp liên quan đến Điếu Ngư/Senkaku thông
qua đối thoại và tham vấn.
Ông
Giả Khánh Lâm được xem là quan chức cao cấp nhất Trung Quốc công khai đưa ra
lời kêu gọi như trên.
Tuy
nhiên, phản ứng trước thông tin nói trên, Người phát ngôn Chánh Văn phòng Nội
các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, chính phủ của Thủ tướng Abe không chấp
nhận, nói rằng bình luận của ông Hatoyama không phản ánh lập trường của Chính
phủ Nhật Bản, đồng thời lấy làm tiếc vì một cựu thủ tướng lại đưa ra những phát
ngôn như vậy”. Trước đó, Nhật Bản nhiều lần kiên quyết từ chối lời kêu gọi đàm
phán của Trung Quốc về quần đảo tranh chấp. Nhật Bản luôn khẳng định nắm giữ
chủ quyền các đảo này và không có gì để thương lượng với Trung Quốc.
Một
biểu hiện tính kiên quyết đứng về đồng minh Nhật của mình bà Ngoại trưởng Mỹ
Hillary Clinton hôm 18-1 cảnh báo Trung Quốc không nên thách thức sự kiểm soát
của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku. Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp
người đồng cấp Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đang ở thăm Washington, bà
Clinton tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ dành cho Nhật Bản trong cuộc tranh cãi
với Trung Quốc về chủ quyền Senkaku. Bà nhấn mạnh: “Dù Mỹ không đứng về phía
nào về vấn đề chủ quyền của Senkaku, chúng tôi thừa nhận quần đảo này đang
thuộc sự quản lý của Nhật Bản. Chúng tôi phản đối mọi hành động đơn phương nhằm
phá hoại sự quản lý đó”.
Nhật nhiều lần phải
đuổi tầu TQ khỏi khu vực quần đảo Senkaku
Trong
khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á Kurt Campbell – người đang đến
thăm Tokyo – đã kêu gọi Nhật và Trung Quốc giải quyết tranh chấp, nói rằng sự
ổn định trong khu vực đang bị đe dọa. “Chúng tôi mong muốn rằng hai bên giải
quyết êm thấm thông qua con đường ngoại giao”. Tuy nhiên, ông Campbell nhấn
mạnh Mỹ sẽ không đóng vai trò hòa giải.
Trước
tình thế đó, Trung quốc đã có lời lẽ xuống tháng và đề nghị với Nhật đàm phán
về vấn đề chủ quyền về các đảo đang có tranh chấp này. Ông Tần Cương bộ trưởng
ngọa giao Trung quốc đã phải xuống giọng tuyên bố: “Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp biển,
đảo giữa các nước liên quan thông qua đối thoại song phương” – ông Tần nói.
“Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp biển, đảo giữa các nước liên
quan thông qua đối thoại song phương” – ông Tần nói. “Trung Quốc luôn chủ
trương giải quyết tranh chấp biển, đảo giữa các nước liên quan thông qua đối
thoại song phương” – ông Tần nói.
Giận
cá chém thớt, Trung quốc đã có lời chỉ trích Mỹ rất gay gắt trên báo Tân Hoa Xã
ngày 19-1 khi cho rằng: “ tuyên bố Mỹ đang khuyến khích chính phủ “thiên hữu
nguy hiểm” ở Nhật Bản và “phản bội” lại cam kết giữ lập trường trung lập về vấn
đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bài
xã luận của Tân Hoa Xã nhằm phản ứng lại lời cảnh báo ngầm của Mỹ rằng Bắc Kinh
không được thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với Senkaku.
Trong
khi đó, Nhật Bản ngày 19-1 đã lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi ba tàu hải
giám nước này tiến vào vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku sáng cùng ngày.
Với
Việt nam thì đang tiếp nhận tầu ngầm mua của Nga để thể hiện sự quyết tâm bảo
vệ chủ quyền lãnh hải của mình va đã bầy tỏ thái độ ủng hộ Nhật trong vấn đề
giải quyết lãnh hải bằng biện pháp hòa bình, không thể dùng vũ lực. Philipine
thì cũng đã quyết định đặt mua 4 tầu chiến hiẹn đại của Nhật để bảo về đảo biển
của mình đang tranh chấp với Trung quốc. Như thế, tin hiệu nắn gân các có tranh
chấp chủ quyền về đảo biển của Trung đã khống cho thấy kết quả như họ mong đợi
mà trái lại càng làm cho các nước đó liên kết lại với nhau thành một khối thống
nhất để đối phó với Trung quốc kiên quyết hơn. Trong khi đó dư luận quốc tế lên
án Trung quốc mạnh mẽ hơn và Trung quốc đang bị cô lập trên hồ sơ chủ quyền đảo
biển này. Đường lưỡi bò chưa thò đã có nguy cơ bị cắt đứt. Thật là việc “” lấy
đá tự đập chân mình”.
Người
ta đã thấy Trung quốc ôm chân kêu đau khi mà mọi quốc gia ở Đông Nam Á phê phán
thái độ hung hăng của Trung quốc và không còn mặn mà với lời chào mời tự do mậu
dịch mà họ đang ve vãn gương ra và họ cũng đã cay đắng nhận thấy hình ảnh thủ
tướng Nhật được chào đón rất nồng hậu qua chuyên sđi vừa qua va các quốc gia mà
ông thủ tướng Nhật đến đều ủng hộ quan điểm của Nhật về giải quyết tranh chấp
đảo biển bằng biện pháp hòa bình, lên án hành động đe dọa dùng vũ lực. Đặc biệt
Trung quốc đang nhìn thấy quan hệ Nhật Việt đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ
hết bên cạnh các quan hệ khác như Ấn Việt, Hán Việt và Mỹ Việt v.v…Trung quốc
đang bị cô lập, đang chơi vơi một mình trên sấn khấu quốc tế.
Hãy
chờ xem Trung quốc đang đào hố chôn chính mình.
Ngày
19 tháng 1 năm 2013.
©
Nguyễn Hoàng Hà
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment