Song Chi/Người Việt
Friday,
January 04, 2013 9:04:40 PM
Năm 2012 kết thúc với rất nhiều khó khăn cho Việt Nam trên mọi
lĩnh vực. Nhưng đáng lo ngại nhất là nền kinh tế bị tuột dốc, khủng hoảng trên
diện rộng, sức ép của Trung Quốc ngày càng tăng trên biển Ðông và sự bất lực
của đảng và nhà nước cộng sản trong công cuộc chống tham nhũng cũng như trong
việc chỉnh đốn đảng.
Bước
sang những ngày đầu tiên của năm 2013, đã có một số sự kiện đáng quan tâm vì có
ảnh hưởng đến cả đất nước, dân tộc.
Kể
từ ngày 1 tháng 1, quy định “chặn và lục soát tàu nước ngoài” trên biển Ðông
của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.
Mặc
dù nhà cầm quyền Trung Quốc, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại Giao trong buổi
họp báo ngày 31 tháng 12 năm 2012, đã lên tiếng giải thích rằng “Ðiều luật vừa
được sửa đổi trong đó cho phép cảnh sát biển Hải Nam được ‘khám xét, bắt giữ,
tấn công hay trục xuất tàu thuyền nước ngoài’ sẽ chỉ có phạm vi áp dụng giới
hạn trong vùng nội thủy 12 hải lý kể từ đường bờ biển tỉnh Hải Nam.”
Một
hành động có vẻ như muốn trấn an các nước láng giềng. Nhưng bên cạnh đó, Trung
Quốc tiếp tục chĩa mũi dùi vào Việt Nam, khi bày tỏ sự quan tâm đến luật biển
của Việt Nam, cũng bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1.
Mặt
khác, Trung Quốc đã tăng cường thêm tàu chiến, mạnh nhất, cho các đội tàu hải
giám (“Trung Quốc đưa tàu chiến mạnh nhất ra biển Ðông”, Thông Tấn Xã Việt
Nam), đẩy mạnh giám sát, tuần tra.
Báo
chí trong nước dẫn lại tin của truyền thông Trung Quốc xác nhận tàu hải giám và
máy bay trinh sát Trung Quốc đã tiến hành tuần tra gần vịnh Bắc bộ, nhưng
“không nêu rõ các tàu và máy bay kể trên có đi vào vùng biển và không phận
thuộc chủ quyền của Việt Nam hay không”. (“Tàu hải giám Trung Quốc tuần tra gần
vịnh Bắc bộ”, VNExpress).
Chỉ
cần nhìn vào lời giải thích của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc và thực tế đang diễn
ra trên biển Ðông, cũng có thể thấy rằng quy định “chặn và lục soát tàu nước
ngoài” của Trung Quốc trước mắt chỉ nhằm đe dọa Việt Nam.
Và
không chỉ là lời đe dọa suông. Hãy nghe “Thuyền
trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi,” trên báo Tiền
Phong:
Thuyền
trưởng tàu cá ÐNa 90072 Lê Văn Ninh vừa trở về từ Hoàng Sa, nói:
“Cần phải làm một
cái gì đó, phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không
còn ngư trường để đánh bắt. Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá
tràn ra biển Ðông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo
ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây,
Nam và Ðông. Ðặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”.
So
với các đội tàu của Trung Quốc vừa to, lực lượng hùng hậu lại có tàu hải giám,
ngư chính các loại đi kèm để bảo vệ, tàu cá của ngư dân Việt Nam vừa nhỏ, lại
ít tàu dám ra khơi xa. Một số người như thuyền trưởng Ninh đành phải chọn cách
tự cứu mình là xoay xở, cầm cố tài sản để đóng tàu cỡ lớn làm đối trọng với tàu
Trung Quốc. Và chỉ dám mong mỏi “lực lượng cảnh sát, biên phòng, hải quân của
ta cũng nên xuất hiện thường xuyên để bảo vệ ngư dân”!
Cùng
một mốc thời gian ngày 1 tháng 1, luật biển Việt Nam có hiệu lực, nhưng không
ai rõ nhà nước Việt Nam đã có các bước chuẩn bị gì cho việc thực thi luật biển
cũng như việc trừng phạt nếu các tàu nước ngoài xâm nhập vào vùng biển của Việt
Nam hay không?
Trong
khi đó thì một nhân vật cấp cao là Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ
Quốc Phòng khi trả lời báo Tuổi Trẻ đã cho thấy quan điểm của mình, mà cũng là
quan điểm của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam, trong vấn đề biển Ðông.
Mặc
dù bên ngoài ông tướng này khẳng định “Không ai quên lợi ích dân tộc” cùng với
ngôn ngữ mỵ dân quen thuộc như “những người có trách nhiệm của đảng, nhà nước,
quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả. Người dân phải tin vào
điều đó.”
Nhưng
sâu xa trong ý tứ, vẫn là những thông điệp muốn nhắn gửi đến nhà cầm quyền
Trung Quốc quan điểm thân Tàu, e ngại sự can dự của Mỹ vào khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương của nhà cầm quyền Việt Nam.
Với
Trung Quốc thì “di sản quý báu hàng đầu mà Việt Nam và Trung Quốc có được chính
là sự tương đồng ý thức hệ”, rằng “Nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa
rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Lại vẫn đặt nặng ý thức hệ trong
việc xác định bạn, thù, trong khi người dân hai nước và thế giới thừa biết cả
Trung Quốc, Việt Nam bây giờ có còn là những nước xã hội chủ nghĩa, là tương
đồng ý thức hệ như ông Vịnh nói nữa đâu.
Với
Mỹ thì “Tôi đã có lần nói với một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ: ‘Nếu như
các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ
buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.’”
Ở
đây nổi lên những cái sợ rất rõ của Tướng Vịnh và cũng là tâm thế chung của nhà
cầm quyền Việt Nam qua rất nhiều phát biểu của các lãnh đạo, tướng tá từ trước
đến nay.
Ðó
là sợ sự can thiệp của các nước dân chủ phương Tây sẽ đưa đến mất chế độ, sợ
chiến tranh, sợ mọi sự bất ổn, xáo trộn về chính trị sẽ dẫn đến sụp đổ.
Nên
với Trung Quốc thì chỉ muốn “tuân thủ luật pháp quốc tế, là quyết tâm rất rõ
ràng giải quyết bằng biện pháp hòa bình”. Câu hỏi đặt ra là nếu Việt Nam muốn
như vậy mà Trung Quốc không muốn và cũng không coi mong muốn đó của Việt Nam ra
gì thì sao?
Với
nhân dân thì dặn dò đừng làm gì, kể cả biểu tình phản đối Trung Quốc, vì biểu
tình là không nên, gây bất ổn, trong khi đất nước ta “đang hơn bao giờ hết cần
ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”. Lại
vẫn nhân danh sự ổn định!
Tóm
lại, không có gì mới trong phát biểu của tướng Vịnh, chỉ là làm rõ hơn quan
điểm “muốn yên thân, chưa đánh đã hàng” của nhà nước Việt Nam trước Trung Quốc
mà thôi.
Một
sự kiện thứ hai, đang được nhà nước Việt Nam đánh bóng ồn ào là dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992, cho phép lấy ý kiến nhân dân. Nhưng nếu nhìn vào dự thảo, thì
điều mà nhân dân mong đợi thay đổi nhất là điều 4 quy định chỉ có đảng Cộng Sản
là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vẫn không được bỏ đi. (“Chính thức
công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, báo điện tử chính phủ)
Mặc
dù ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội, Trưởng Ban biên
tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới “nhân dân có thể cho
ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo,
không có gì cấm kỵ cả”. (“Không có gì cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp”,
VietNamNet)
Nhưng
khi trả lời BBC, “Ông nói rằng nội dung điều 4 đã được ‘lịch sử cách mạng Việt
Nam chứng minh’ và ‘thực tế hiện nay đảng cộng sản cũng khẳng định vai trò lãnh
đạo.’”
“Thực
tế cuộc sống cũng yêu cầu liên tục khẳng định và giữ điều 4 và có bổ sung nội
dung mới cho phù hợp,” ông nói, “Ðặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của đảng.”
(“Ðiều 4 nhấn mạnh trách nhiệm của đảng?”, BBC)
Còn
trong chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, chưa gì ông Tổng
Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã đe phải “...uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong
quá trình tổ chức lấy ý kiến”, “kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi
dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá
đảng và nhà nước ta.” (theo báo điện tử Chính phủ)
Xem
ra cái trò trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp này rồi cũng cũng giống như trò hề
chỉnh đốn, “tắm rửa” đảng từ trên xuống dưới trong năm vừa qua mà thôi. Bởi
đảng không hề muốn sửa đổi cũng không muốn mất vai trò độc tôn lãnh đạo.
Chỉ
cần một bài báo “Mùa Xuân Ả Rập và Mùa Xuân Myanmar” tỏ ý ca ngợi quá trình dân
chủ hóa êm thấm, ngoạn mục của Myanmar “lọt lưới” đăng trên Tuần Việt Nam, đã
ngay lập tức bị gỡ bỏ. Thì đủ hiểu, với nhà cầm quyền Việt Nam, mọi sự thay
đổi, dân chủ hóa dù bằng con đường êm đẹp nhất cũng không được chấp nhận.
Năm
2013, vì vậy, mới bắt đầu nhưng đã dự báo “vũ như cẩn”, với Việt Nam.
No comments:
Post a Comment