17.01.2013
Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công
bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực
quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.
Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9 nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên và Syria.
Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.
Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.”
Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”.
Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.
Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.
Nguồn: Freedom House Report/VOA Interview
Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9 nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên và Syria.
Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.
Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Điểm số của Việt Nam nhìn chung vẫn y như nhiều năm trước đây, và chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân, với nghị định tăng cường quản lý internet của chính quyền, với các blogger bị bắt và bị tuyên án nặng nề chỉ trích nhà nước hay phản ánh tình trạng tham nhũng. Quyền tự do tôn giáo của người dân cũng tiếp tục bị hạn chế với nghị định 92 quy định chi tiết về tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.”
Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”.
Freedom House nói chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trên mạng, những tiếng nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội tại Việt Nam đặc biệt gia tăng kể từ năm 2008 tới nay.
Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.
Nguồn: Freedom House Report/VOA Interview
No comments:
Post a Comment