Sunday, 20 January 2013

CÔNG AN TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG CSVN ĐỐI ĐẦU TRỰC TUYẾN VỚI BLOGGERS (Associated Press)




Associated Press, Hà Nội, 19-1-2013

04:16:pm 19/01/13

Sau khi sách nhiễu và ngục tù đã không làm những người sử dụng mạng cá nhân (blogger) bất đồng chính kiến yên lặng, chính quyền CSVN đã bắt đầu đào tạo những công an tuyên truyền để xâm nhập vào những diễn đàn trực tuyến và ca ngợi chế độ.

Một người sử dụng mạng cá nhân tranh đấu cho dân chủ tại Hà Nội nói rằng: “những lý lẽ ưa chuộng của họ là: ‘câm miệng lại và tin tưởng chính quyền’. Họ không tham dự vào cuộc tranh luận căn cứ vào lý trí mà chỉ chú trọng vào việc đánh phá cá nhân và loan truyền những ngụy biện độc hại.”

Bà này nói tiếp với điều kiện được giấu tên: “Nếu tôi viết bất cứ điều gì gây chú ý, họ lập tức nhẩy vào để ‘hướng dẫn công chúng’.”

Ông Hồ Quang Lợi, người cầm đầu cơ quan tuyên truyền tuần vừa rồi nói rằng thành phố Hà Nội có một đội ngũ gồm 900 cán bộ “tranh luận trên mạng” hay “uốn nắn công luận” [ở Việt Nam dân chúng gọi họ là công an mạng – viết tắt là CAM]. Những người này được giao phó trách nhiệm tuyên truyền cho đảng. Những lời bình luận này của Ông Lợi là sự thừa nhận đầu tiên rằng chế độ cộng sản Việt Nam đã sử dụng những cán bộ điều khiển trên mạng theo kiểu Trung Quốc.

Ông Lợi nói rằng những toán chuyên viên đã thiết lập 18 trang mạng và 400 tài khoản trực tuyến để theo dõi và điều khiển những cuộc thảo luận trực tuyến về mọi vấn đề từ chánh sách ngoại giao đến quyền lợi đất đai. Một câu bình luận tiêu biểu bênh vực chính phủ trên một diễn đàn trực tuyến viết như sau: “Không nghe những lời chống phá nhà nước của những bọn phản động ở nước ngoài. Bọn chúng được chế độ cũ thuê mướn để tuyên truyền và xúi giục bất ổn xã hội.”

Một lời bình luận khác, than phiền về một thế hệ trẻ “vô ơn”, nói rằng: “Nếu những thế hệ trước đã mất niềm tin vào nhà nước như các anh bây giờ, liệu các anh có nghĩ rằng các anh có thể ngồi đây dùng Facebook được không?”

Những người sử dụng mạng cá nhân tiếp súc với AFP nói rằng họ không có thể ước đoán quy mô của chương trình bình luận trực tuyến của nhà nước hoặc chương trình này mở rộng khắp toàn quốc hay không.

Ông Lợi chỉ nói về chính quyền Hà Nội dùng công an mạng và không cho biết rõ 900 cán bộ này có phải là những nhân viên được trả lương hay không.

Nhưng một mẩu tin phổ biến vào ngày 26-12-2012 trên trang mạng chính thức của chánh quyền của thành phố HCM ở miền Nam đề cập đến vấn đề trả trợ cấp cho “nhà báo chuyên về quan điểm xã hội” – một mỹ từ khác để gọi những người bình luận trực tuyến của nhà nước.

Ông Phil Robertson thuộc Human Rights Watch nói với AFP vào hôm thứ Ba rằng: “Thực là vô cùng mỉa mai rằng những chính quyền độc tài như Việt Nam lại rèn luyện những đội quân vi tính để phổ biến những thông điệp thiên vị nhà nước.”

Ông Robertson nói thêm: “Chính quyền Việt Nam không thấy mâu thuẫn trong việc dùng sách nhiễu, kiểm duyệt, và bức tường lửa để thử và đàn áp những dư luận chống đối.”

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới gán cho Việt Nam nhãn hiệu “kẻ thù của Internet.” Quốc gia này đã bắt giam hàng chục người dùng mạng cá nhân, bao gồm 15 nhà hoạt động riêng từ đầu năm 2013.

Việc chống án bởi ba người dùng mạng cá nhân nổi tiếng, gồm cả một trường hợp được Tổng Thống Barack Obama nêu tên, đã bị bác bỏ vào tháng 12.

Facebook thỉnh thoảng bị chặn lại và những lãnh tụ tối cao của chế độ cộng sản đả kích thường xuyên sự bất đồng chinh kiến trực tuyến.

Ông Carl Thayer, một chuyên viên về Việt Nam nói: “Chính quyền Việt Nam đã lỡ để ông thần lọt ra ngoài chai rồi. Họ khuyến khích sự nối kết truyền thông (và bây giờ) họ lại muốn đàn áp những cái mà không thể bị đàn áp được.”

Những người dùng mạng cá nhân đồng ý rằng những cố gắng của nhà nước, kể cả đội ngũ công an mạng, không có hiệu quả.

Một người dùng mạng cá nhân thứ hai ở Hà Nội nói với AFP với điều kiện giấu tên rằng: “Họ có thể nghĩ rằng họ thành công trong việc hướng dẫn dư luận, nhưng tôi nghĩ họ hoàn toàn sai. Dân không ngu xuẩn.”

Bà này nói tiếp: “Sự bất mãn với nhà nước lan tràn khắp nơi, nhưng chiến tranh trong nhiều thập niên vừa qua làm dân chúng mất mong muốn đối đầu với chính quyền. Họ không muốn bị lôi thôi vì bầy tỏ quan điểm của mình một cách công khai. Nhưng trong thâm tâm, không ai vui vẻ cả.”


Associated Press, Hà Nội, 19-1-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải






No comments:

Post a Comment

View My Stats