NỘI DUNG :
Thanh Hà -
RFI
Thụy My
- RFI
Trọng
Nghĩa -
RFI
.
====================================
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 02/04/2020 - 14:06
Bắc
Kinh có còn khả năng bơm hàng tỷ đô la khắc phục hậu quả kinh tế virus corona
gây nên nữa hay không ? Các dự báo cho thấy nền kinh tế nước này điêu
đứng vì dịch bệnh, GDP mất 16 % trong quý 1 năm nay theo dự báo của cơ quan tư
vấn Anh, Capital Economics.
Trái với Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ hay Ngân Hàng
Trung Ương Nhật Bản và cả BCE của Châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cho
đến thời điểm này không hạ lãi suất chỉ đạo. Cũng chưa thấy Bắc Kinh « sử
dụng vũ khí hạng nặng » để cứu nguy kinh tế, ồ ạt bơm thêm hàng tỷ đô la
vào các hoạt động kinh tế như đã từng làm hồi năm 2008-2009 để khắc phục hậu quả
khủng hoảng toàn cầu.
Cần nhắc lại, khi đó Trung Quốc đã giải ngân 4.000 tỷ
nhân dân tệ, tương đương với 13 % GDP để duy trì ổn định về kinh tế và qua đó
là xã hội, trong lúc thế giới bị chao đảo từ vụ ngân hàng Mỹ Lehman Brothers
phá sản. Cũng nhờ gói kích thích kinh tế quy mô đó mà chẳng những Trung Quốc vẫn
được bình yên mà còn tung tiền ra « mua cả một phần thế giới » cắm rễ
sâu hơn vào châu Âu qua hàng loạt các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các
nhà máy của châu Âu, từ Hy Lạp đến Bồ Đào Nha và cả tại Anh, Pháp hay Đức.
Lần này, virus corona đánh thẳng vào từ khu vực sản
xuất đến xuất khẩu và cả tiêu thụ của Trung Quốc, thái độ thận trọng nói trên của
Bắc Kinh đặt ra nhiều nghi vấn.
Thứ nhất phải chăng Trung Quốc từ chối hưởng ứng kêu
gọi của thế giới cùng nhau mở van tín dụng, để vực dậy kinh tế toàn cầu vì
tin tưởng kinh tế nước này chóng phục hồi sau hai tháng lao đao vì Covid-19 khiến
gần như toàn bộ cỗ máy sản xuất bị tê liệt trong ít nhất 6 tuần lễ ? Giả thuyết
thứ hai có thể là lực bất tòng tâm : Bắc Kinh không còn tiền để rót thêm
hàng ngàn tỷ nhân dân tệ vào cỗ máy kinh tế khổng lồ này nữa ?
Ngân hàng Nhật Nomura và Goldman Sachs của Mỹ cùng
thiên về kịch bản thứ nhì. Bắc Kinh giờ đây không còn khả năng dồi dào như hơn
10 năm về trước. Cũng chính vì đã huy động 13 % GDP trong kế hoạch kích cầu hồi
2008-2009, nợ công của Trung Quốc đã nhảy vọt đang tương đương với 150 % GDP hồi
năm 2007 nay đã lên tới 266 % vào năm ngoái theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế IMF.
Ý thức được rằng đang ngồi trên một quả bom nổ chậm,
từ hai năm qua, Bắc Kinh cố gắng củng cố hệ thống tài chính, giới hạn bớt rủi
ro các ngân hàng bị phá sản vì nợ xấu.
Một giới hạn khác đó là khả năng tiêu thụ của Trung
Quốc dù rất lớn, nhưng cũng đã đến lúc bão hòa. Trong hơn một chục năm qua, các
công trình xây dựng, từ các trung tâm thương mại đế xa lộ, sân bay quốc tế, …
ngày càng đồ sộ, các tòa cao ốc đã mọc lên như nấm ở Hoa Lục. Thị trường địa ốc
của Trung Quốc cận kề hiện tượng vỡ bong bóng …
Cũng với chính sách kích cầu vừa qua, Trung Quốc đã
dễ dàng tạo điều kiện cho các công ty nhà nước « chinh phục thế giới ». Có
điều sau Hoa Kỳ đến lượt châu Âu không còn tin tưởng vào lòng tốt của Trung Quốc
như ở đầu những năm 2010. Không có gì bảo đảm là sau đại dịch lần này, Trung Quốc
vẫn còn là một mảnh đất màu mỡ trong mắt các nhà đầu tư của Âu Mỹ.
Đó có thể là một lý do giải thích vì sao Bắc Kinh thận
trọng trước khi thông báo « một gói kích cầu quy mô » để tiếp tục rót
thêm tiền cho các doanh nghiệp nhà nước.
Không phải tình cờ mà Ngân Hàng Thế Giới dự báo tăng
trưởng của Trung Quốc trong năm nay có thể rất gần với số không. Riêng cơ quan
tư vấn Capital Economics có trụ sử tại Luân Đôn dự phóng tăng trưởng tổng sản
phẩm nội địa của Trung Quốc lần đầu tiên sẽ « ở số âm ».
-------------------------------------
Thụy My - RFI
Đăng ngày: 02/04/2020 - 09:43
Trung
Quốc ra điều kiện cho bốn nước châu Âu muốn được cung cấp khẩu trang phải thay
đổi quan điểm về Hoa Vi (Huawei), vận động các nước G7 chống lại việc Hoa Kỳ gọi
con virus corona xuất phát từ Vũ Hán là « virus Vũ Hán ». Trang nhất
báo chí Hoa lục tràn ngập hình ảnh những chuyến hàng y tế gởi đến các nước, tạo
cảm giác Trung Quốc đang « cứu nhân độ thế »…
Chiến dịch « ngoại giao khẩu trang » của Bắc
Kinh có vẻ đang trên đà thành công rực rỡ, tuy nhiên mới đây lại trục trặc vì
tai tiếng hàng dỏm.
Cuối tuần rồi, bộ Y Tế Hà Lan đã phải cho thu hồi
600.000 khẩu trang FFP2, tức phân nửa lô hàng 1,3 triệu chiếc được Trung Quốc
giao hôm 21/03/2020 vì không đạt chất lượng. Thứ Năm 26/3, chính quyền Tây Ban
Nha rút lại 58.000 bộ xét nghiệm của công ty Trung Quốc Shenzhen Bioeasy
Biotechnology vì độ tin cậy chỉ có 30%. Tại Cộng hòa Sec, các bộ xét nghiệm
nhanh được giao cho một bệnh viện ở Ostrava cũng bị phát hiện chất lượng tồi.
Đây là những món hàng thuận mua vừa bán được giao
theo đơn đặt hàng, chứ không phải là quà tặng của Bắc Kinh. (Trong khi lúc Trung Quốc khốn đốn
vì con virus ở Vũ Hán, châu Âu đã viện trợ 56 tấn trang thiết bị y tế trong đó
có khẩu trang nhưng không hề tuyên truyền, để giữ thể diện cho Bắc Kinh).
Trước những chỉ trích, các cơ quan ngoại giao Trung
Quốc tỏ ra lúng túng. Le Monde cho biết đại sứ Trung Quốc ở
Amsterdam nói rằng sẽ hợp tác với cuộc điều tra đang diễn ra. Tại Madrid, đại sứ
quán Trung Quốc ra thông cáo giải thích công ty ở Thâm Quyến (Shenzhen) không nằm
trong danh sách các nhà cung cấp được chuyển cho Tây Ban Nha.
Còn tại Bắc Kinh, tờ Global Times liên
tục có những bài xã luận và ý kiến đổ cho phương Tây muốn « chính trị
hóa » vấn đề, nhưng đồng thời cũng kêu gọi chính quyền kiểm soát kỹ hơn
hàng xuất khẩu. Thứ Hai 30/3, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Oánh tỏ ra
không ngại miệng khi tuyên bố trong những tuần lễ đầu khi xảy ra nạn dịch, « có
những nước gởi đến những vật liệu không hợp với tiêu chuẩn Trung Quốc ».
Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz thuộc Quỹ nghiên cứu
chiến lược nhận xét những sự cố trên đây « thực sự tạo ra vấn đề
cho hình ảnh của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn tránh bị ảnh hưởng chung đến các khẩu
trang sản xuất tại Trung Quốc và những món hàng trợ giúp của mình bị coi là đồ
dỏm ». Theo ông, đa số có chất lượng tốt, tuy nhiên vấn đề là sản xuất
ồ ạt tăng lên, và xuất hiện thêm những khuôn mặt mới. « Như thường lệ tại
Trung Quốc, xảy ra hiện tượng tham nhũng, làm ăn gian dối, cơ hội, cho dù đã
tăng cường thanh tra ».
Trong lúc dịch bệnh hoành hành, chính quyền vừa ra
chỉ thị vừa kêu gọi ngành kỹ nghệ và các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang. Đủ
loại nhà sản xuất, từ bình điện cho đến băng vệ sinh phụ nữ bèn lao vào cuộc
chiến. Chuyên gia Bondaz cho biết : « Có đến 3.000 doanh nghiệp
tham gia cùng với 4.000 công ty trong lãnh vực này », và sản lượng
từ 20 triệu khẩu trang/ngày đến cuối tháng Hai đã tăng vọt lên 120 triệu chiếc/ngày,
trong đó có 1,66 triệu khẩu trang loại FFP2.
Chiến dịch này nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước,
không chỉ khẩu trang mà cả những bộ kit xét nghiệm và máy thở. Nhưng trước tốc
độ lây nhiễm giảm xuống vào tháng Ba, nhiều nhà sản xuất quay sang thị trường
quốc tế, ngay cả trước khi được phép bán tại Hoa lục.
Có 102 công ty sản xuất bộ xét nghiệm được cho xuất
sang châu Âu, theo chủ tịch Hiệp hội chẩn đoán trong phòng thí nghiệm Trung Quốc,
được South China Morning Post dẫn lại. Thế nhưng chỉ có 13
công ty trong số này được Hiệp hội sản phẩm y tế cho phép phân phối tại Trung
Quốc. Tờ báo Hồng Kông nêu ra trường hợp một công ty ở Trường Sa (Changsha) chỉ
có giấy phép sản xuất bộ xét nghiệm PCR (lấy mẫu thử ở mũi và họng) dành
cho…thú vật, nhưng hôm 17/3 đã được sử dụng nhãn CE và chuẩn bị sản xuất 30.000
bộ xét nghiệm PCR Covid-19.
Coi mặt hàng khẩu trang là vũ khí địa chính trị, cơ
quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc rục rịch tung ra tài liệu mang
tên « Đại Quốc Chiến Dịch » để tự ca ngợi thành tựu chống dịch. Nhưng
chừng như « ngoại giao khẩu trang » đang bị khựng lại vì cách làm ăn
chụp giựt.
------------------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 02/04/2020 - 15:56
Tình
trạng khẩu trang không đủ dùng ở các nước phương Tây đã buộc nhiều
quốc gia phải đặt mua thêm ở Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến những
tình huống tranh mua khốc liệt. Báo Libération số ra ngày 02/04/2020 đã
nêu bật ví dụ về việc đơn đặt hàng của một vùng tại Pháp đã bị
phía Mỹ chiếm đoạt, ngay tại sân bay lúc hàng sắp chở về Pháp.
Trong bài viết “Giao khẩu trang: Các hành vi
mờ ám và lừa đảo tại bãi đáp máy bay”, báo Libération ghi nhận một
thực tế đang diễn ra. Trước các đơn đặt hàng to lớn của các cường quốc
đối với sản phẩm y tế Trung Quốc, các địa phương Pháp đã gặp muôn vàn
khó khăn trong việc chuyển vận hàng đã đặt mua. Tờ báo nêu bật một
sự cố đã xẩy ra đối với vùng Paca, miền nam nước Pháp, đã được chủ tịch
vùng, ông Renaud Muselier, kể lại trên truyền hình.
Cũng như các vùng khác ở Pháp, ông đã đặt mua nơi một
nhà cung cấp Trung Quốc mấy triệu khẩu trang cho các bệnh viện cùng viện dưỡng
lão trong vùng. Công việc đặt hàng vả trả tiền đã làm xong, có nghĩa là khẩu
trang đã có và chỉ còn chờ để chuyển đi.
Máy bay chở thẳng qua Mỹ thay vì qua Pháp
Thế nhưng một sự cố đã phát sinh vào buổi
sáng thứ Ba 31/03 ngay tại sân bay ở Trung Quốc, một chuyến hàng Pháp đặt đã
bị người Mỹ tranh mua và trả tiền ngay tại chỗ. Máy bay thay vì bay đi Pháp
đã đi thẳng sang Mỹ… Và như thế vùng Paca phải chịu chậm trễ trong nhiều
ngày, trong lúc nhu cầu khẩu trang khá cấp bách.
Ông Renaud Muselier đã không bình luận gì thêm về
chuyện này, nhưng giới thân cận với chủ tịch một vùng khác, cũng là nạn nhân
việc tranh mua như kể trên, xác nhận: “Khẩu
trang đã trở thành mặt hàng khan hiếm, và Mỹ đang tìm mua mọi nơi, và giá cả đối
với họ không quan trọng. Họ trả gấp đôi, trả tiền ngay, ngay cả trước khi thấy
hàng. Chúng tôi thì không thể làm như thế, không thể ứng tiền trước và chỉ
trả khi nhận hàng.''
Nguồn tin trên nói tiếp: “Dĩ nhiên là chúng tôi có những cam kết ký với nhà sản xuất, nhưng
chúng ta không ở trong một tình hình bình thường… Hơn nữa trong thời gian gần
đây, phía Trung Quốc cũng ngăn chặn một số chuyến giao hàng. Mua hàng ở Trung
Quốc đang là một cuộc chạy đua với thời gian để tìm được một nhà sản xuất đáng
tin cậy, rồi phải tìm cách chuyển hàng về Pháp.”
Khó khăn hậu cần
Theo Libération, vùng Nouvelle-Aquitaine, miền tây
nam Pháp, gặp một khía cạnh khác trong cuộc cạnh tranh với Mỹ. Một nguồn
tin tại đây cho biết: “Tình hình hậu cần quả là hỗn loạn ở Trung Quốc. Mỹ đặt mua khoảng 2 hay 3 tỷ
khẩu trang. Chúng tôi chỉ đặt có 5 triệu chiếc, nên dĩ nhiên là phải đi
sau. Lẽ ra hàng phải về cách nay 10 ngày, nhưng sân bay Thâm Quyến nghẹt cứng.
Nhà nhập khẩu của chúng tôi chất hết hàng lên một chiếc xe tải để chở đến Thượng
Hải, nhưng lại còn tệ hơn nữa, xe bị kẹt trên đường ở đằng sau bao nhiêu xe
khác. Chúng tôi cho xe rẽ qua ngã khác, hướng về Trịnh Châu, nghĩ là tình
hình sẽ khá hơn. Tôi gọi nhà nhập khẩu này hai lần mỗi ngày để theo dõi, nhưng
chúng tôi cũng đang tự hỏi là sử dụng xe lửa hay tàu thủy có nhanh hơn chăng…
»
Nhưng không phải chỉ có vấn đề hậu cần. Trước sự
canh tranh và đơn đặt hàng dồn dập, cái bẫy đối với với các địa phương
Pháp còn nằm phía các nhà sản xuất Trung Quốc.
Thương nhân Trung Quốc đáng ngờ
Libération trích nguồn tin vùng Nouvelle Aquitaine:
“Thường khi đó là những công ty nhỏ, với trụ sở ở đảo Caïmans và những ngân
hàng có tên lạ lùng. Chúng tôi chia sẻ thông tin với nhau, hỏi cơ quan thuế vụ
xem những công ty, ngân hàng này có bị điều tra hay không, nhưng cuối cùng thì
cũng phải mua liều.”
Một nguồn tin khác cũng xác nhận: “Có nhiều kẻ lừa đảo.
Có một người tự cho là nhà sản xuất khẩu trang, khoe là có lô hàng mấy triệu khẩu
trang nằm ở biên giới Bỉ và có thể giao trong vài tiếng đồng hồ. Người này rốt
cuộc lại là kẻ không đáng tin cậy.”
No comments:
Post a Comment