29/04/2020
Tòa án Nhân dân Tối cao
vẫn nuôi ý định dựng tượng. Không dựng được tượng vua Lý vì phản ứng của công
luận, họ quay sang dựng tượng các cố chánh án. Có vẻ như tục bái vật tưởng chừng
đã bị khai tử cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thì bây giờ đang
tái sinh mạnh mẽ trong tư duy các quan tòa sở hữu nhiều bằng cấp cao vời vợi.
Thực tế, các cố chánh án
được nêu tên chưa từng được công chúng ghi nhớ như những người có đóng góp sâu
sắc cho sự giữ gìn công lý ở chốn pháp đình, đến mức phải dựng tượng để vinh
danh. Nếu không muốn nói, sự thiếu vắng công lý trong các bản án tòa tuyên ngày
nay, một phần, đều là di sản của các cố chánh án đời trước để lại.
Nghiêm túc,
họ có thể dựng tượng các ông Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long, Huỳnh Văn Nén, Trần
Văn Thêm, dân oan Thủ Thiêm, Tiên Lãng, Đồng Tâm, Dương Nội, Vườn Rau Lộc Hưng
… và sắp tới đây là Hồ Duy Hải tại các sảnh chính của tòa án thì sẽ hữu dụng và
ý nghĩa hơn.
Hằng ngày ra vào trụ sở
tòa án, nhìn ngắm các bức tượng dân oan bị mất trắng cuộc đời, tài sản … vì sự
sai lầm của các thẩm phán tiền nhiệm, sẽ nhắc nhở các thẩm phán đương chức về
món nợ công lý mà ngành tòa án chưa trả được cho người dân nuôi cơm áo cho
mình.
Thật vậy, điều mà tòa án
thiếu là công lý, chứ không phải là thiếu tượng ông vua, và càng không phải là
tượng các ông bà cố chánh án. Làm tròn thiên chức của pháp đình là ban phát
công lý, thì mỗi thẩm phán sẽ đều được hãnh diện khắc tượng trong lòng nhân
tâm, chứ cần chi đến những bức tượng vô tri vô giác, làm ông phỗng bị chê trách
giữa chợ đời muôn trùng oan khuất …
_____
Mời đọc thêm:
-----------------------------
XEM THÊM
No comments:
Post a Comment