26/04/2020
Chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc thay
thế Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar vì những sai lầm ban đầu khi xử lý đại dịch
COVID-19, tờ Wall Street Journal và Politico đưa tin hôm 25/4.
Một phát ngôn viên Nhà Trắng,
Judd Deere, đã bác bỏ thông tin này và nói rằng HHS dưới sự quản lý của ông
Azar tiếp tục đi đầu về một số ưu tiên của Tổng thống Trump.
“Bất kỳ đồn đoán nào về nhân sự đều thiếu trách nhiệm và gây mất tập trung đối với phản ứng của toàn chính phủ trước COVID-19”, ông Deere nói.
“Bất kỳ đồn đoán nào về nhân sự đều thiếu trách nhiệm và gây mất tập trung đối với phản ứng của toàn chính phủ trước COVID-19”, ông Deere nói.
Tờ Wall Street Journal dẫn
lời sáu người nắm thông tin về các cuộc thảo luận nói rằng sự thất vọng đối vói
ông Azar đang gia tăng, nhưng chính quyền lưỡng lự không muốn thực hiện một sự
thay đổi lớn trong khi đất nước đang tìm cách ngăn chặn virus đã làm hơn 53
nghìn người chết ở Mỹ.
Tờ Politico nói rằng danh sách rút gọn các ứng viên có thể được cân nhắc thay thế ông Azar gồm cả bà Deborah Birx, điều phối viên về virus Corona của Nhà Trắng.
Tờ Politico nói rằng danh sách rút gọn các ứng viên có thể được cân nhắc thay thế ông Azar gồm cả bà Deborah Birx, điều phối viên về virus Corona của Nhà Trắng.
Khi được hỏi phản ứng,
phát ngôn viên của HHS Caitlin Oakley nói rằng “Bộ trưởng Azar đang bận xử lý
cuộc khủng hoảng y tế công cộng toàn cầu và không có thời giờ để tâm đến chuyện
đấu đá nội bộ”.
--------------------------------------
VOA
Tiếng Việt
25/04/2020
Với số người chết vì
virus corona ở Mỹ vượt quá 51.000 người và hàng chục triệu người thất nghiệp, Georgia,
Oklahoma và một số bang khác đã cho các cơ sở kinh doanh mở cửa lại vào ngày
thứ Sáu, dù Tổng thống Donald Trump và các chuyên gia y tế không tán đồng quyết
định này.
Các câu lạc bộ thể hình,
tiệm làm tóc, tiệm xăm và một số nơi cơ sở kinh doanh khác đã được Thống đốc
Georgia Brian Kemp cho phép mở cửa, phớt lờ các cảnh báo từ các quan chức y
tế công cộng rằng nới lỏng các hạn chế quá sớm có thể dẫn đến nhiều ca nhiễm và
tử vong hơn.
Georgia là một trong một
số bang ở miền Nam đã đợi đến đầu tháng 4 mới ban hành các hạn chế vốn đã được
áp đặt mấy tuần trước ở khắp phần còn lại của Mỹ để ngăn chặn dịch bệnh. Bang
này đã trở thành một điểm nóng trong cuộc tranh luận về việc nên để cho người
dân quay lại làm việc vào lúc nào và như thế nào.
Trong khi căn bệnh
COVID-19 đang làm hàng ngàn người Mỹ tử vong mỗi ngày, các lệnh ở nhà và việc
các cơ sở kinh doanh đóng cửa đã khiến hơn 26 triệu người mất việc, một con số
chưa từng thấy kể từ cuộc Đại Suy trầm trong những năm 1930.
Dù doanh thu bị mất,
không phải tất cả các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện ở Georgia đều mở cửa trở lại
vào ngày thứ Sáu vì dè dặt về tình hình dịch bệnh.
Số người chết ở Mỹ vì COVID-19 đã vượt qua 51.000 vào ngày thứ Sáu,
đứng đầu thế giới. Số người Mỹ được biết đã bị nhiễm bệnh vượt quá 900.000
người.
Georgia không phải là bang duy nhất cho phép mở cửa trở lại.
Oklahoma cho phép một số cửa hàng bán lẻ tiếp tục kinh doanh vào ngày thứ Sáu
trong khi Florida bắt đầu mở lại các bãi biển của mình một tuần trước. South
Carolina bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào ngày thứ Hai và các bang khác sẽ
theo bước vào tuần sau.
Ông Trump đã đưa ra những tín hiệu lẫn lộn về thời
điểm và cách thức đất nước bắt đầu hoạt động trở lại.
Thứ Sáu tuần trước, một
ngày sau khi Nhà Trắng ban hành các chỉ dẫn liên bang kêu gọi một phương sách
tiệm tiến và thận trọng được các chuyên gia y tế ủng hộ, Tổng thống Donald Trump kêu gọi
một số thống đốc Đảng Dân chủ “giải phóng” bang của họ khỏi những hạn chế kinh
tế. Nhưng ông quay ngoắt trong tuần này khi ông công khai chỉ trích các bước đi
của thống đốc Đảng Cộng hòa ở Georgia cho phép mở cửa lại.
Cuối ngày
thứ Năm, ông Trump lại gây khó hiểu về triển vọng điều trị COVID-19 khi ông
gợi ý rằng các nhà khoa học nên nghiên cứu xem bệnh nhân có thể được chữa khỏi
bằng cách tiêm hóa chất khử trùng hoặc chiếu tia cực tím hay không.
Những phát biểu này đã
khiến các bác sĩ, chuyên gia y tế và nhà sản xuất thuốc tẩy cảnh báo công chúng
không nên uống hoặc tiêm hóa chất khử trùng. Ngày thứ Sáu, ông Trump nói rằng
những phát biểu của ông có ý châm biếm.
----------------------------------------------------
27/04/2020
Đã có hơn một triệu người, trong đó có nhiều người
Việt, ký vào thỉnh nguyện thư, yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì cách thức ông xử lý đại dịch virus
Corona.
Tính tới sáng ngày 26/4 (giờ Washington), có 1.015.405 người đã ký vào lời kêu gọi người đứng đầu của cơ quan y tế thuộc Liên Hợp Quốc từ nhiệm, vượt quá con số một triệu ban đầu mà những người tổ chức đặt ra.
Thỉnh nguyện thư viết rằng ông Tedros “không phù hợp với vị trí Tổng giám đốc WHO” cũng như cáo buộc ông “tin vào con số người chết và nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp cho mình mà không điều tra”.
Với sự ủng hộ gia tăng, mục tiêu tiếp theo của những người vận động là có 1,5 triệu người ký vào thỉnh nguyện thư mà cho tới nay WHO hay cá nhân ông Tedros chưa có phản hồi trực tiếp.
Tính tới sáng ngày 26/4 (giờ Washington), có 1.015.405 người đã ký vào lời kêu gọi người đứng đầu của cơ quan y tế thuộc Liên Hợp Quốc từ nhiệm, vượt quá con số một triệu ban đầu mà những người tổ chức đặt ra.
Thỉnh nguyện thư viết rằng ông Tedros “không phù hợp với vị trí Tổng giám đốc WHO” cũng như cáo buộc ông “tin vào con số người chết và nhiễm bệnh mà chính phủ Trung Quốc cung cấp cho mình mà không điều tra”.
Với sự ủng hộ gia tăng, mục tiêu tiếp theo của những người vận động là có 1,5 triệu người ký vào thỉnh nguyện thư mà cho tới nay WHO hay cá nhân ông Tedros chưa có phản hồi trực tiếp.
Trên Twitter hôm 25/4,
Văn phòng Đại diện Liên Hợp Quốc ở Geneva dẫn lời ông Tedros nói rằng "tập
trung đánh bại đại dịch và cứu mạng người là điều tôi quan tâm nhất lúc
này".
Hôm 16/4, 17 nhà lập pháp
Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã viết thư tới Tổng
thống Trump, bày tỏ hậu thuẫn quyết định ngưng cung cấp ngân quỹ cho WHO, đồng
thời cho rằng Hoa Kỳ chỉ nên tiếp tục cấp tiền với điều kiện ông Tedros từ chức.
Trả lời VOA Việt Ngữ từ Sydney, Australia, ký giả Nguyễn Vy Túy, vốn ủng hộ thỉnh nguyện thư, nói rằng ông Tedros “chịu trách nhiệm rất lớn trong việc đưa toàn cầu đến thảm nạn”.
Ông cũng cho rằng việc nhiều người Việt tham gia ký vào lời kêu gọi ông Tedros từ chức còn vì yếu tố Trung Quốc.
Tính tới ngày 26/4, theo Đại học Johns Hopkins, có gần 3 triệu người nhiễm virus Corona trên toàn thế giới và số người tử vong vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã lên tới 203 nghìn người.
Trả lời VOA Việt Ngữ từ Sydney, Australia, ký giả Nguyễn Vy Túy, vốn ủng hộ thỉnh nguyện thư, nói rằng ông Tedros “chịu trách nhiệm rất lớn trong việc đưa toàn cầu đến thảm nạn”.
Ông cũng cho rằng việc nhiều người Việt tham gia ký vào lời kêu gọi ông Tedros từ chức còn vì yếu tố Trung Quốc.
Tính tới ngày 26/4, theo Đại học Johns Hopkins, có gần 3 triệu người nhiễm virus Corona trên toàn thế giới và số người tử vong vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã lên tới 203 nghìn người.
No comments:
Post a Comment