Sunday, 24 November 2013

VIỆT NAM ĐỘI SỔ ĐÔNG NAM Á VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN (Danlambao)




25.11.13             9 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Dưới đây là bản dịch bài viết của nhà báo Đoan Trang, “The Laws of State Impunity”, kỷ niệm “Ngày Quốc tế chấm dứt các tội ác chống tự do ngôn luận” lần thứ ba, 23/11/2013. Vào ngày này, năm nay, Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA) đã tổ chức một buổi lễ kỷ niệm lớn và công bố báo cáo của họ về tình trạng mất tự do ngôn luận ở Đông Nam Á. Theo báo cáo, Việt Nam và Philippines đứng đầu trong danh sách quốc gia nơi quyền tự do ngôn luận bị xâm phạm. 

Sự khác biệt giữa hai nước cùng “đội sổ” này, như báo cáo chỉ ra, là ở chỗ: Tại Philippines, nghề báo là nghề nguy hiểm, chết chóc, do sự lộng hành của xã hội đen, do sự tồn tại của “văn hóa súng” và sự yếu kém của hệ thống hành pháp. Còn tại Việt Nam, tự do ngôn luận bị chà đạp với thủ phạm chính là... Nhà nước.
________________________________________


Nhà nước lợi dụng pháp luật để chống tự do ngôn luận



Viết blog đã thế chỗ viết báo để trở thành nghề nguy hiểm nhất ở Việt Nam trong thời đại Internet. 

“Quả thực là nguy hiểm. Nhưng nó không phải là một nghề, bởi vì blogger chúng tôi chưa bao giờ được trả tiền cho những gì chúng tôi viết cả”, J., một blogger trẻ tuổi ở Hà Nội, nói. Là quản trị viên của một diễn đàn trực tuyến lớn chuyên về các vấn đề chính trị và xã hội, J. thừa hiểu những rủi ro mà những blogger như anh phải đối mặt hàng ngày: tin tặc, bài viết hăm dọa của các dư luận viên được trả tiền bởi chính phủ, và, tệ hơn cả, là khi công an phát hiện ra họ là các blogger “chống chính quyền”. 

“Blogger không được trả lương như nhà báo”, J, nói, “nhưng chúng tôi làm những việc như truyền thông chính thống làm, hay chính xác hơn, những gì truyền thông chính thống không làm được, đó là: vạch trần những sự thật mà chính quyền không muốn công chúng biết. Làm việc này, chúng tôi đối mặt với sự sách nhiễu của cảnh sát, bị giam giữ và cầm tù”. 

J. không nói quá. Theo đánh giá vào tháng 9-2013 của tổ chức International Society for Human Rights (ISHR), ít nhất 263 công dân Việt Nam, bao gồm cả blogger, đã bị tống giam từ năm 2005 bởi các cáo cuộc “xâm phạm an ninh quốc gia” và “vi phạm trật tự quản lý hành chính”. 

Trong số những người bị bắt này, 68 người bị truy tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự với hành vi “tuyên truyền chống nhà nước” và 40 người bị truy tố theo Điều 258 với cáo buộc “lạm dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước”. 

Đằng sau những con số này là những người dám nói lên tiếng nói của mình. Trên thực tế, blogger chính trị ở Việt Nam đã trở thành những nhân vật quen thuộc trên truyền thông chính thống vì họ đưa tin về việc bắt bớ hoặc xét xử những người mà trước đó ở trong bóng tối (không ai biết) nhưng bây giờ thì bị xử theo Điều 88 hoặc 258. Những điều luật này tỏ ra là công cụ đe dọa hữu hiệu để chính quyền bịt miệng những tiếng nói bất đồng từ công chúng. 

“Cái còng”

Các blogger ví von một cách mia mai rằng Điều 88 như một chiếc còng, vì số 8 trông giống như thứ công cụ hỗ trợ mà công an sử dụng. Cụ thể là, điều luật này quy định những ai làm ra, lưu trữ hoặc phổ biến thông tin, kể cả “tài liệu và/hoặc văn hóa phẩm”, chống chính quyền sẽ bị kết án từ 3 đến 12 năm tù. 

Tuy nhiên, điều luật này không đưa ra định nghĩa rõ ràng về những nội dung có thể bị cho là “chống chính quyền”. Hơn nữa, thẩm quyền giải thích pháp luật ở Việt Nam nằm ở nhiều cơ quan khác nhau, từ cơ quan an ninh, cơ quan điều tra, đến viện kiểm sát, tòa án, hay thậm chí là các bộ ngành, mặc dù theo pháp luật Việt Nam, chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền này. 

Trước khi có Điều 88, đã từng tồn tại Điều 82 của Bộ luật Hình sự năm 1985 vốn có tính trấn áp như bất kỳ bộ luật hình sự kiểu Xô Viết nào. Điều 82 nhắm đến việc trừng phạt hành vi “tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội”, với khung hình phạt nặng nề tương tự, từ 3 đến 12 năm tù. Không có thống kê công khai nào về số người bị giam giữ và cáo buộc theo Điều 82. 

Vào năm 1999, Bộ luật Hình sự mới được ban hành đã chuyển đổi Điều 82 thành Điều 88, thay thế từ “chủ nghĩa xã hội” bằng từ “chính quyền”. Giờ đây điều luật này sử dụng ngôn ngữ ít trừu tượng hơn nhưng không có nghĩa là ít mơ hồ và ít chung chung hơn. 

Không chỉ giới hạn trong những hoạt động có tính lật đổ một cách rõ ràng, Điều 88 đã và đang được sử dụng để bịt miệng những tiếng nói đòi hỏi chính quyền trong sạch hơn, trách nhiệm hơn – những điều mà nếu chính quyền lưu ý thì thực ra có thể giúp chính quyền mạnh hơn. 

Giải thích khái niệm “chính quyền”

Một trong những người tù nổi tiếng bị tống giam theo Điều 88 là Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật và là con trai của một đồng minh thân cận của nhà lập quốc Hồ Chí Minh. Vào năm 2009, Cù Huy Hà Vũ nộp đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã khởi động một dự án khai mỏ lớn có thể gây hại cho môi trường. Ở các nước khác, một đơn kiện như thế có lẽ là bình thường, nhưng nó lại được coi là một sự kiện gây sốc trong lịch sử Việt Nam. 

Vũ còn gửi nhiều bài viết và trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông nước ngoài, trong đó ông thẳng thắn chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền và kêu gọi xây dựng một nền dân chủ đa đảng cho Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, Vũ nói: “Hiện nay ở Việt Nam người ta sử dụng ngân sách vô tội vạ và rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước chi vào những việc thậm chí có thể gọi là mafia.... Để có được chế tài đối với những kẻ cướp ngày... thì cách duy nhất là phải có chế độ đa đảng tại Việt Nam”. 

Tại một trong những bài viết đăng trên mạng Boxitvn, Vũ vận động cho thể chế tam quyền phân lập, chỉ trích cái mà ông gọi là chính phủ, tòa án và quốc hội “đồng lòng hại dân”. 

Năm 2010, Cù Huy Hà Vũ bị bắt và bị truy tố theo Điều 88. Ông sau đó bị mang ra xét xử tại một phiên tòa gồm toàn các thẩm phán là đảng viên cộng sản, điều đó càng củng cố lập luận của ông là dưới một hệ thống như thế thì ngành tư pháp không thể vô tư. Năm 2011, Vũ bị kết án 7 năm tù giam. 

Phiên tòa Cù Huy Hà Vũ gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng, dưới hệ thống pháp luật Việt Nam, đảng Cộng sản và các đảng viên cao cấp của nó như Thủ tướng là bất khả xâm phạm, và được miễn trừ trách nhiệm pháp lý. Quan trọng hơn có lẽ là, bản án này đã làm rõ rằng những hành vi như vậy sẽ được giải thích một cách hợp pháp là “tuyên truyền chống chính quyền”. 

Kết quả này là có thể dự đoán được trong một chính quyền độc đảng, và các blogger có lẽ cũng biết rủi ro đó. Tuy nhiên, Nguyễn Phương Uyên, một sinh viên ở thành phố miền Nam Long An, nhận ra rằng, ngay cả khi phát ngôn vì Việt Nam và phản đối các hành vi hung hăng của một nước khác, cụ thể là Trung Quốc, trong tranh chấp ở vùng biển Đông Nam Á, cũng có thể khiến cô vào tù. Cô bị bắt vào ngày 14-10-2012, chỉ hai ngày sau sinh nhật lần thứ 20 của cô, và bị cáo buộc theo Điều 88. Theo cáo trạng của Uyên và bạn cô là Đinh Nguyên Kha, “tội” của họ là làm tờ rơi, biểu ngữ và cờ giấy mang các thông điệp sau:

- “Tuổi trẻ yêu nước Long An đấu tranh cho tự do và nhân quyền”, 
- “Tuổi trẻ yêu nước quyết tâm diệt cộng sản, giải phóng dân tộc”,
- “Long An trung dũng kiên cường toàn dân chống cộng suốt đời tự do”. 

Bên cạnh đó, Uyên viết một khẩu hiệu bằng máu: “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”. Bản cáo trạng cho rằng khẩu hiệu này là “nội dung không tốt về Trung Quốc”. 

Có thể lập luận rằng những khẩu hiệu như thế không hề đối lập với “chính quyền nhân dân”, mà là nhắm đến một chủ nghĩa (ý thức hệ). Tuy nhiên, thật khó để xác định được làm thế nào một sự chỉ trích nhằm vào Trung Quốc lại có thể được diễn giải thành chống chính quyền Việt Nam. 

Vào tháng 5-2013, phiên tòa sơ thẩm áp đặt án tù 6 năm dành cho Nguyễn Phương Uyên và 8 năm dành cho Đinh Nguyên Kha. Mức án đã giảm xuống tại phiên phúc thẩm với 3 năm án treo dành cho Uyên và 4 năm tù giam dành cho Kha. Cả phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều không cho phép bạn bè và gia đình vào dự, kể cả bố mẹ của Uyên và Kha. 

Tự do có điều kiện

So với “cái còng”, Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999 có vẻ ít nghiêm trọng hơn với các hình phạt bao gồm cảnh cáo và cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm. 

Mặt trái của Điều 258 này là nó mơ hồ hơn, chung chung hơn, và Nhà nước công an trị có thể dùng Điều 258 để bắt bao nhiêu người cũng được nếu muốn. Người vi phạm Điều 258 bao gồm những “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 

Điều 258 bắt đầu với một danh sách rất cụ thể các quyền không được phép “lạm dụng”. Nhưng mặt khác, nó cũng để ngỏ việc diễn giải “những quyền tự do dân chủ khác” vốn không được liệt kê ban đầu. Nghiêm trọng hơn, nó không định nghĩa thế nào là “lạm dụng” hay “lợi ích của nhà nước” là gì để mà không xâm phạm. Trên thực tế, Điều 258 bao trùm một phạm vi các hành vi rộng hơn cả Điều 88, vốn chỉ giới hạn chỉ trong các hành vi có thể bị coi là “tuyên truyền”. 

Sau sự bùng nổ của blog và truyền thông xã hội ở Việt Nam, đã có sự gia tăng việc bắt bớ và các cáo buộc theo Điều 258. 

Một số vụ việc xảy ra trong năm 2013 thể hiện sự leo thang sử dụng Điều 258 ở Việt Nam khi nước này chạy đua vào ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016:

- Ngày 5-5: hai blogger bị giam giữ ngay sau khi phân phát các bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Công an cáo buộc họ đã lợi dụng quyền tự do dân chủ nhằm xâm phạm lợi ích của nhà nước. 

- Từ 26-5 đến 15-6: ba blogger bị bắt, hai trong số họ là các blogger và nhà báo nổi tiếng Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Blogger thứ ba, Đinh Nhật Uy, là anh trai của Đinh Nguyên Kha – người đang bị tạm giam theo Điều 88. Gia đình Uy và Kha, do đó, đâm ra nổi tiếng một cách đáng buồn vì có hai con trai đi tù, người vì vi phạm an ninh quốc gia, người vì xâm hại trật tự công cộng. 

- Vào tháng 10, công an một lần nữa sử dụng Điều 258 để bắt giữ hai người, Thào Quán Mua và Hoàng Văn Sang ở tỉnh miền Bắc Tuyên Quang vì họ khiếu kiện tập thể phản đối chính quyền đã đàn áp Dương Văn Mình, một giáo phái được thành lập vào năm 1989. Đầu tháng 6, cảnh sát phá hủy các nhà đòn xây dựng trái phép của giáo phái nói trên theo yêu cầu của Ủy ban Tôn giáo của chính phủ. Theo pháp luật Việt Nam, các tổ chức tôn giáo phải đăng ký trước khi hoạt động. Do đó, vụ việc này bị cho là sử dụng Điều 258 để chống lại quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. 

Suy đoán rộng

Bản cáo trạng của Đinh Nhật Uy bị rò rỉ trên cộng đồng mạng vào tháng 10 và gây ra một làn sóng phẫn nộ vì những lập luật trẻ con của nó: 

“Vào khoảng năm 2010, Đinh Nhật Uy được người bạn tạo cho tài khoản Facebook có nickname là Đinh Nhật Uy. Thời gian đầu, Nhật Uy chỉ sử dụng tin nhắn cho bạn bè. Nhưng từ khoảng tháng 11/2012, sau khi em ruột là Đinh Nguyên Kha bị khởi tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thì tài khoản Facebook này mới được Đinh Nhật Uy sử dụng thường xuyên để đăng tin, chia sẻ hình ảnh, liên kết, nhắn tin...”

“(Thông qua Facebook) Đinh Nhật Uy còn đăng những thông tin xấu, sai sự thật đối với Nhà nước, tổ chức, cá nhân... Những hình ảnh, bài viết nêu trên có nhiều lượt người vào xem. Nhiều lượt người chia sẻ, đánh giá “like”, nhiều lượt người vào bình luận, trong đó có nhiều bài bình luận với lời lẽ nói xấu, bôi bác, xúc phạm đến Nhà nước, tổ chức và công dân... Ngày 2-1-2013, đăng địa chỉ liên kết bài viết: “Lật tẩy bộ mặt thật của Giải nhân quyền Hellman/Hammett” trên trang trandaiquang.net (Trần Đại Quang là tên của Bộ trưởng Công an Việt Nam, trang trandaiquang.net có vẻ là một website thân chính phủ), Uy nhận xét: ‘Chuyện như vầy cũng bịa ra được. Chỉ lừa được lũ đầu tôm chung chạ thôi mấy chú ơi’. Phía dưới có 18 lượt người thích và 07 lượt người bình luận, trong đó có những bình luận có tính chất xúc phạm”. 

Bằng cách bỏ tù Uy 4 tháng và sau đó áp hình phạt 15 tháng tù treo cho anh, trên thực tế, nhà nước không chỉ nhắm tới một cá nhân mà còn gửi lời cảnh báo tới tất cả những người sử dụng mạng xã hội rằng họ là những tội phạm tiềm năng của Điều 258. Cáo buộc chống lại Đinh Nhật Uy không nói cụ thể quyền nào đã bị anh “lạm dụng”, nhưng có vẻ đó là quyền tự do ngôn luận. 

Khi đối mặt với sự hạn chế mơ hồ và rộng như thế, ai đó có thể hỏi: Công dân Việt Nam được phép làm hay nói những gì để không bị quy cho là “lợi dụng” quyền của mình? Ranh giới của “lợi ích nhà nước” là gì?

Chưa có câu trả lời, vì Điều 258 trao cho nhà chức trách sự tự do gần như không có giới hạn trong việc sử dụng pháp luật chống lại việc thực thi các quyền công dân. Chỉ khi nào nhà nước giải thích thế nào là “lạm dụng”, thế nào là xâm phạm “lợi ích” nhà nước, thì sự lạm dụng pháp luật này mới bị giới hạn.

Các blogger Việt Nam, trong đó có “J”, hiểu rằng những hạn chế sẽ ngày càng bị xiết chặt hơn nếu họ tiếp tục im lặng. Tuân theo những hạn chế này có thể đồng nghĩa với việc họ không bị bỏ tù, nhưng không có nghĩa là họ được tự do.


Người dịch Phạm Đức Khiêm

________________________________________

The Laws of State Impunity

Phạm Doan Trang - Blogging has replaced journalism as the most dangerous job in Vietnam in the Internet era.

“It’s dangerous indeed. But it’s not a job, for we bloggers have never been paid for what we write,” said “J.”, a young Hanoi-based blogger. An administrator of a large online forum specializing in social and political issues, J. is more than aware of the risks bloggers like him are facing everyday: hackers, intimidating posts of state-sponsored cyber troops, and, worst of all, police discovery of their identities as “anti-state” bloggers.

“Bloggers are not paid as journalists are,” said J., “but we are doing the same thing mainstream media have been doing, or more precisely, have failed to do: exposing truths to the public that the government does not want them to know. In doing this, we face police harassment, detention and imprisonment.”

J. was not exaggerating. According to September 2013 estimate by the International Society for Human Rights (ISHR), at least 263 Vietnamese citizens, including bloggers, have been jailed since 2005 under charges of “infringing upon national security” and “infringing upon administrative management order.”

Of these hundreds of detainees, 68 were prosecuted under Article 88 of the Vietnamese Criminal Code (VCC) for “conducting propaganda against the state”, and 40 under Article 258, “abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state.”

Behind these numbers are individual cases of people who dared to speak out. In fact, political bloggers in Vietnam have become familiar personalities in mainstream media for reporting on the arrest or trial of a previously obscure person but now charged with Article 88 or 258. These laws have proven to be effective scare tools used by the government to silence voices of dissent from the public.

The “handcuffs”

Bloggers sarcastically refer to Article 88 as the “handcuffs”, since the number 8 visually resembles these restraining devices used by law enforcement. Specifically, this law stipulates that those who make, store or disseminate information, including “documents and/or cultural products”, against the state shall be sentenced to between three and 12 years of imprisonment.

However, the law falls short of providing a clear description of contents that could be deemed “against the state”. Furthermore, the authority to interpret laws in Vietnam lies in a variety of entities ranging from the security forces, investigating body, to the procuratorates, the courts, or even ministries, although under Vietnamese laws, only the Standing Committee of the National Assembly holds this authority.

Before Article 88, there was Article 82 of the 1985 Vietnam Criminal Code, which was as repressive as any Soviet-styled penal law. Article 82 aimed to punish “propaganda against socialism”, giving the same lengthy sentences of three to 12 years of imprisonment. There are no publicly available statistics on the number of detentions and charges under Article 82.

In 1999, a new penal code was issued which transformed Article 82 into Article 88, with the word “socialism” replaced by “the state”. The article now uses less abstract term but not necessarily less vague and broad.

Far from being restricted to cases of clearly subversive activities, Article 88 has been used to silence voices seeking a cleaner, more accountable government – something that, if the government would heed, could actually strengthen it.

Interpreting “the state”

One of the well known prisoners imprisoned under Article 88 is Cu Huy Ha Vu, a legal scholar, and son of a close ally of Vietnam founding father Ho Chi Minh. In 2009, Cu Huy Ha Vu filed a lawsuit against PM Nguyen Tan Dung, for allegedly starting a massive mining project that could be environmentally disastrous. In other countries, such a lawsuit may seem normal, but it was considered a watershed event in Vietnamese history.

Vu also contributed articles and gave interviews to overseas media agencies in which he straightforwardly criticized the ruling Communist Party and called for a multiparty democracy in Vietnam. In an interview with the Radio Free Asia, Vu said, “Today in Vietnam… a lot of state budget has been spent arbitrarily even on nefarious activities… In order to punish those corrupt gangs, I insist that the only way is to develop a multiparty system in Vietnam.”

In one of his articles published by the Vietnam Bauxite blog, Vu advocated the separation of powers, criticizing what he termed “the government, the court, and the national assembly uniting against the people.”

In 2010 Cu Huy Ha Vu was arrested and charged under Article 88. He was subsequently put on trial in a court composed of judges who were Vietnam Communist Party members, reinforcing his claim that under such a system the judiciary would be unable to be impartial. In 2011, Vu was given a seven-year imprisonment sentence.

Cu Huy Ha Vu’s trial loudly sent the message that, under the Vietnamese legal system, the Communist Party and its high-ranking members like the Prime Minister are untouchable, and immune from legal challenge. More importantly perhaps, the conviction made it clear that any such attempt is to be legally interpreted as “propaganda against the state”.

This case may be something already expected from a one-party state, and bloggers may already know that risk. However, as Nguyen Phuong Uyen, a student from the southern city of Long An, found out, even speaking for Vietnam and protesting to the aggressive acts of another country, specifically China, in the Southeast Asian sea dispute could put her in jail. She was arrested on 14 October 2012, just two days after her 20th birthday, and charged under Article 88. According to the indictment, Uyen and her companion, Dinh Nguyen Kha, their “crime” was producing pamphlets, slogans and paper flags that carried the following messages:

- “Long An’s patriot youth struggle for freedom and human rights;”
- “Patriotic youth are determined to eliminate communism and free the nation;” and
- “Long An is courageous and resolute in fighting communists for a free life.”

In addition, Uyen made a finger-writing in blood of the slogan, “China, get off the East Sea.” The indictment described this slogan as “not good content about China.”

It may well be argued that these slogans were not in opposition to “the people’s administration” but instead targeted an ideology. However, how a criticism against China could be interpreted as being against the Vietnamese state is simply hard to figure out.

In May 2013, the trial court imposed prison sentences of six years for Nguyen Phuong Uyen and eight for Dinh Nguyen Kha. These were reduced on appeal to three years suspended for Uyen and four years of imprisonment for Kha. Both the trial and the appeal were closed to their friends and family members; even the parents of Uyen and of Kha were not allowed in.

Conditional rights

Compared to “the handcuffs”, Article 258 of the 1999 Criminal Code seems less strict with sanctions including warnings and non-custodial reform for up to three years. In serious circumstances, offenders may be sentenced to between two and seven years of imprisonment.

The darker side is that Article 258 is more vague and broad worded, can be used against as many citizens as the police-dominated state wants. Offenders of Article 258 include “those who abuse the rights to freedom of speech, freedom of press, freedom of belief, religion, assembly, association and other democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens.”

Article 258 begins with a very specific list of the rights that cannot be “abused”. On the other hand, it also leaves an open interpretation for “other democratic freedoms” not initially listed. More seriously, it does not define what constitutes an “abuse” or “interests of the state” that cannot be infringed upon. In effect, Article 258 covers a broader range of acts than Article 88, which is limited only to acts which may be deemed as “propaganda”.

Following the boom of blogs and social media in Vietnam, there has been an increase in arrests and charges under Article 258.

Several incidents in 2013 demonstrate the escalation in the use of Article 258 in Vietnam as the country campaigned for membership in 2014-2016 in the United Nations Human Rights Council:

5 May: two bloggers were detained right after distributing copies of the Universal Declaration on Human Rights. Police accused them of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state.
Between 26 May and 15 June: three bloggers were arrested, two of them were well-known bloggers and journalists Truong Duy Nhat and Pham Viet Dao. The third blogger, Dinh Nhat Uy, is the elder brother of Dinh Nguyen Kha, an Article 88 detainee. The Dinhs thus gained the sad distinction of having two sons imprisoned for alleged violations of “national security” and “order”.

In October, police again used Article 258 to arrest two persons, Thao Quan Mua and Hoang Van Sang, in the northern province of Tuyen Quang for initiating a class action suit against authorities for suppressing Duong Van Minh, a Christian sect founded in 1989. Earlier in June, police demolished unauthorized religious shrines of the said sect on orders of the government Committee on Religious Affairs. Under Vietnamese Law, religious organizations must register before their can operate. This case has therefore seen the use of Article 258 against freedom of religious belief.

Broad discretion

The indictment of Dinh Nhat Uy was leaked to the online community in October and incited a public outcry for its childish arguments, including:

“In around 2010, Dinh Nhat Uy had his friend created a Facebook account whose nickname is Dinh Nhat Uy. Initially Uy only used it to send messages to friends. But as from around November 2012, after his younger brother Dinh Nguyen Kha was charged with conducting propaganda against the State of the Socialist Republic of Vietnam, this Facebook account was regularly used by Uy to post news, to share images and links, and to send messages….”

“(Using his Facebook page) Uy posted bad and false information about the State, organizations and individuals… Those images and articles were seen and read by many people. Many shared, pressed “like”, and gave comments, of which many comments smeared and insulted the State, organizations and citizens… On January 2, 2013, on posting the link into the article titled “Exposing the true face of the human right award Hellman/Hammett” published on trandaiquang.net [Tran Dai Quang is the name of the Vietnamese Minister of Public Security; trandaiquang.net appears to be a pro-government website], Uy commented, “What a lie. You [the author] can only cheat the fools.” Below this post of his, there were 18 people pressing “like” and 7 people giving comments, many of those comments were insulting.”

By imprisoning Uy for four months and then imposing a suspended 15 month sentence upon him, the state, in fact, targeted not only one individual but sent a warning to all social media users that they are potential offenders of Article 258. The charge against Dinh Nhat Uy did not specify which right he allegedly “abused”, although it is apparently the right to free expression.

In the face of such vague and broad restrictions, one may well ask: what are Vietnamese citizens allowed to do or speak about that will not be interpreted as an “abuse” of their rights? What are the boundaries of the “interest of the state”?

Answers to these questions will remain unknown because Article 258 gives authorities an almost unfettered discretion on using the law against the exercise of a broad range civil rights. Such use can only be limited by the state’s justifications on how these were “abused” or infringed upon its ‘interests”.

Vietnamese bloggers, including “J.”, understand that these limits will grow tighter if they remain silent. Following these restrictions may mean that they will not be jailed, but it does not mean that they remain free.


Source: SEAPA's Impunity Report 2013, available at http://www.seapa.org/wp-content/uploads/IDEI-2013-report.pdf




No comments:

Post a Comment

View My Stats