Nguyễn Hùng - BBC
Tiếng Việt
Được đăng ngày Thứ năm, 07
Tháng 11 2013 23:31
Tại Việt Nam, một số vụ kết án
trong đó mới nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã cho thấy hệ thống tư pháp của
Việt Nam cũng có những điểm yếu. Cũng qua vụ ông Chấn, lực lượng công an Việt
Nam còn chịu thêm tiếng xấu là đã có hành vi đe dọa, thậm chí trong một số
trường hợp đã hành hung, những người bị nghi phạm tội.
*
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù
oan 10 năm sau khi bị các điều tra viên dọa dẫm và "ép cung" trước
khi xét xử đang xuất hiện ở mọi báo, đài ở Việt Nam với mọi góc nhìn.
Điều đầu tiên phải khẳng định
không phải vụ oan sai nào cũng được báo chí soi rọi như vậy.
Hồi tháng Ba năm nay có vụ một
người H'Mong tố cáo công an Đắk Nông gây ra cái chết của người anh trai, Hoàng
Văn Ngài, người mà Chủ tịch Đắk Nông nói với BBC là đã "tự đút tay"
vào ổ điện khi bị công an giam giữ.
Gia đình nói sẽ kiện công an và
chính quyền nhưng rồi BBC đã không thể liên hệ lại với em trai của người xấu số
qua điện thoại.
Tất cả những báo lớn đều không
đề cập tới cái chết trong đồn công an của người đàn ông 39 tuổi.
Đáng ra ông Chấn cũng đã chịu
chung số phận với ông Ngài nếu như ông không có cha là liệt sỹ và được giảm án
xuống còn tù chung thân.
Đây cũng là dịp để nhìn lại báo
cáo quốc tế mới nhất về việc bãi bỏ án tử hình trên thế giới nói chung, nhất là
trong lúc Việt Nam còn hàng trăm tù nhân đang chờ bị tiêm thuốc độc mà Chính
quyền đã quyết định tự sản xuất sau khi châu Âu kiên quyết không bán vì chống
án tử hình.
Chỉ là thiểu số
Điều đầu tiên phải khẳng định
là Việt Nam thuộc thiểu số các nước còn tử hình công dân, điều mà Ngoại trưởng
Na Uy, ông Espen Barth Eide, nói đang làm "phi nhân hóa" xã hội.
Trong lời tựa cho báo cáo năm
2013 của Ủy ban Quốc tế Phản đối Án Tử hình, vị ngoại trưởng nói cho tới nay đã
có 150 nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ hẳn hoặc ngưng thực hiện án tử hình
và bình luận :
"Câu hỏi hiện nay không
phải là liệu thế giới có tiến tới xóa bỏ hoàn toàn án tử hình hay không mà là
khi nào điều này sẽ xảy ra. Và câu hỏi tiếp theo là : Nước nào sẽ là nước cuối
cùng thực hiện điều này ? Nước nào sẽ là nước cuối cùng đi theo xu hướng toàn
cầu".
Lời mở đầu của báo cáo 2013 của
Ủy ban Quốc tế Phản đối Án Tử hình cũng nói sự lãnh đạo chính trị là rất quan
trọng đối với việc bỏ án tử hình và tại những nước như Pháp, Mexico, Mông Cổ và
Philippines, các tổng thống đã dùng quyền hạn của họ để ân xá hay ngưng thi
hành án tử hình để tạo điều kiện cho ngành lập pháp bãi bỏ việc "giết
người được nhà nước bảo trợ".
Báo cáo cũng dẫn lời Thống đốc
Bill Richardson của bang New Mexico ở Hoa Kỳ khi ký luật bỏ án tử hình cách đây
hơn bốn năm :
"Trong một xã hội coi trọng sinh mạng và tự do cá nhân hơn hết thảy, nơi
công lý chứ không phải trả thù là nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật hình sự,
khả năng kết án oan và, nói rủi, cả tử hình oan một người vô tội là trái ngược
với sự nhạy cảm của con người".
Trong số 10 nước ASEAN, Philippines và Campuchia đã xóa bỏ án tử hình cho
mọi loại tội phạm. Campuchia không phải là nước
châu Á đầu tiên bãi bỏ án tử hình khi thông qua sửa đổi hiến pháp hồi năm 1989
nhưng lại là nước có thời gian bỏ án tử hình lâu nhất ở châu Á. Lý do là
Philippines, mặc dù bỏ án tử hình hồi năm 1987 nhưng vẫn cho phép Quốc hội tái
lập mức án này cho những "tội ác tày trời", đã dùng lại án tử hình
trong một thời gian cho tới khi bỏ hẳn vào năm 2006. Mặc dù vậy Philippines
không tử hình bất cứ ai trong giai đoạn 2000-2006.
Tại châu Âu, những nước như Thổ
Nhĩ Kỳ, Kyrgyzstan, và các nước châu Phi như Nam Phi, Senegal, Haiti và Rwanda
đều không còn án tử hình.
Trường hợp Hoa Kỳ
Báo cáo của Ủy ban Quốc tế Phản
đối Án Tử hình nói Hoa Kỳ là "quốc gia phát triển và dân chủ duy nhất còn
áp dụng án tử hình cho người dưới 18 tuổi."
Nhưng báo cáo cũng nói số án tử
hình đã giảm xuống và nhiều bang đang đi theo xu hướng bỏ án tử hình.
Lý do là các bằng chứng ngày
càng nhiều về những vụ kết án sai khiến người vô tội bị kết án tử hình, những
nghi ngờ về khả năng ngăn chặn tội phạm của án tử hình cũng như chi phí cao của
các vụ xử tử, vốn có thể được dùng cho việc phòng chống tội phạm.
Theo báo cáo, sáu bang của Hoa
Kỳ bao gồm Connecticut, Illinois, Maryland, New Jersey, New Mexico và New York
đã bỏ án tử hình trong sáu năm qua trong khi bang Oregon đã tạm hoãn thi hành
loại án này.
Bang Connecticut là bang mới
nhất và bang thứ 17 của Hoa Kỳ xóa bỏ án tử hình hồi tháng Tư năm 2012.
Khi đó Thống đốc Dannel Malloy
nói :
"Tôi đã có nhiều năm làm công tố viên... Tôi
trực tiếp thấy hệ thống tư pháp của chúng ta có thể phạm các sai lầm. Tôi thấy
những người không được luật sư bảo vệ đúng mức. Tôi thấy những người bị tố cáo
sai hay bị nhận mặt nhầm. Tôi chứng kiến sự kỳ thị. Dần dần tôi tin rằng bỏ án
tử hình là cách duy nhất để đảm bảo nó không bị áp đặt một cách bất công".
Tại Việt Nam, một số vụ kết án
trong đó mới nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã cho thấy hệ thống tư pháp của
Việt Nam cũng có những điểm yếu mà Thống đốc Malloy đã nói.
Cộng thêm vào đó, cũng qua vụ
ông Chấn, lực lượng công an Việt Nam còn chịu thêm tiếng xấu là đã có hành vi
đe dọa, thậm chí trong một số trường hợp đã hành hung, những người bị nghi phạm
tội.
Và trong bối cảnh Việt Nam đang
chật vật với việc có đủ thuốc độc để tử hình hàng trăm người còn đang "chờ
chết", một số ý kiến muốn quay lại xử tử bằng súng.
Nhưng về mặt công khai, chưa có
ai bàn tới chuyện án tử hình có khả năng răn đe tới đâu được thể hiện qua những
nghiên cứu khoa học cụ thể nào, tác động của việc duy trì mức án này tới xã hội
nói chung, chi phí của mỗi vụ xử tử và liệu chi phí này sử dụng để ngăn chặn
tội phạm liệu sẽ có tác dụng hơn hay không.
Nguyễn Hùng (BBC)
----------------------------------------------------
TÀI LIỆU
http://www.talawas.org/?p=21916 - 01/07/2010
| 1:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=22131 - 11/07/2010 | 12:00 chiều
http://www.talawas.org/?p=22778 - 29/07/2010 | 12:00 chiều
http://www.talawas.org/?p=22763 - 29/07/2010 | 6:30 chiều
http://www.talawas.org/?p=24101 - 16/09/2010
| 5:28 sáng | 7
phản hồi
http://www.talawas.org/?p=26760 -
02/11/2010 | 11:00 chiều
No comments:
Post a Comment