Wednesday, 13 November 2013

TRUNG QUỐC THẮNG GHẾ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ . . . MẶC DÙ HỌ CẤM CỬA THANH TRA NHÂN QUYỀN (Associated Press in United Nations)





Thứ Tư, 13/11/2013

Việc Trung Quốc, Nga, Arab Saudi, Việt Nam, Cuba và Algeria giành ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm thứ Ba, khiến các tổ chức nhân quyền độc lập nổi giận và cho rằng kết quả cuộc bầu cử này sẽ làm suy yếu uy tín của cơ quan giám sát nhân quyền này.

Đại Hội Đồng LHQ bầu 14 thành viên mới cho Hội Đồng Nhân Quyền gồm 47 chỗ tại Geneva, một cơ quan có quyền soi xét các vụ vi phạm nhân quyền trên thế giới bằng cách đưa ra các nghị quyết - khi mà họ quyết định làm như vậy. Cơ quan này cũng có hàng chục chuyên gia đặc biệt giám sát các quốc gia có vấn đề và những đề tài quan trọng, từ tử hình tới tấn công bằng máy bay không người lái.
Anh, Pháp, Maldives, Macedonia, Mexico, Morocco, Namibia và Nam Phi cũng đã được bầu vào Hội đồng này với nhiệm kỳ ba năm.

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) lưu ý rằng, năm thành viên mới của Hội đồng: Trung Quốc, Nga, Arab Saudi, Việt Nam và Algeria - đã từ chối không cho các thanh tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ghé thăm và xem xét các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở nước này. Trung Quốc, Nga và Algeria có hơn 10 yêu cầu cho chuyên gia Liên Hiệp Quốc vào mà chưa được thực hiện, một số yêu cầu này được gửi từ năm 2000 tới nay, HRW cho biết. Arab Saudi và Việt Nam cũng có 7 yêu cầu chưa được đáp ứng, họ nói.

"Các nước không đồng ý các chuyên gia được chỉ định bởi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ghé thăm có rất nhiều điều cần giải thích”, Peggy Hicks, giám đốc vận động toàn cầu của tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York này, nói. "Nó giống như thuê một ai đó, sau đó không cho phép họ bước vào văn phòng."

Trên đường đối diện cổng chính trụ sở Liên Hiệp Quốc, các nhà hoạt động ủng hộ Tây Tạng treo một biểu ngữ lớn nói rằng "Trung Quốc không có nhân quyền. "

Chỗ ngồi, được phân bổ theo vùng, đôi khi rất cạnh tranh và đôi khi không. Tất cả 193 thành viên của Đại Hội Đồng có thể bỏ phiếu kín, những lá phiếu đại biểu được thu thập bằng những thùng phiếu bằng gỗ.

UN Watch, một tổ chức có trụ sở tại Geneva và thường xuyên chỉ trích các cách thực hiện quyền của LHQ, đã lên tiếng rằng những thành viên mới này là những thành viên tồi tệ nhất mà họ được biết.
"Trung Quốc, Cuba, Nga, và Arab Saudi đã vi phạm một cách có hệ thống các quyền của chính công dân của họ, và họ liên tục bỏ phiếu trái ngược với các sáng kiến của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ quyền của những người khác, " giám đốc điều hành của UN Watch, Hillel Neuer, nói. "Đối với Liên Hiệp Quốc để bầu Arab Saudi vào vị trí thẩm phán thế giới về quyền con người cũng giống như một thị trấn bầu một kẻ mắc bệnh thích phóng hỏa vào vị trí giám đốc sở cứu hỏa.”

"Đáng tiếc, cho đến nay cả Mỹ và EU đều không nói một lời về các ứng cử viên đạo đức giả này, những người sẽ làm giảm độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống bảo vệ quyền con người của Liên Hiệp Quốc. Bằng cách làm ngơ cho các chuyên gia vi phạm nhân quyền ra nhập dễ dàng và phá vỡ Hội Đồng Nhân Quyền, các quốc gia dân chủ hàng đầu thế giới này chính là đồng lõa trong việc làm suy đồi đạo đức trên thế giới. "

UN Watch và các nhóm khác cũng đã chỉ trích Hội Đồng Nhân Quyền là họ đã quá bận tâm với các báo cáo và nghị quyết chỉ trích Israel về vấn đề Palestine. Ngược lại, Neuer nói rằng Hội Đồng đã chẳng bao giờ thông qua được một nghị quyết quan trọng về Nga, Trung Quốc hay Arab Saudi.

Cuộc bầu cử năm nay đã có một số gay cấn phía sau hậu trường. Arab Saudi dự kiến sẽ gặp rắc rối với cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vì tháng trước nó đã chiến thắng, để rồi sau một ngày lại bị loại, trong việc tìm kiếm một ghế tại Hội Đồng Bảo An giai đoạn 2014-2015, đây là một sự kiện chưa từng có. Quốc gia này rõ ràng đang phản đối sự khác biệt với Mỹ về vấn đề Trung Đông, bao gồm phản ứng của Washington trước khủng hoảng Ai Cập và Syria, và việc Mỹ tiếp cận Iran, kẻ thù của Arab Saudi trong khu vực.

Cho đến tuần trước, Jordan cũng là một ứng cử viên. Nhưng sau đó nó đã bỏ cuộc đua Hội Đồng Nhân Quyền, mở đường cho Arab Saudi để giành chiến thắng mà không gặp sự kháng cự. Jordan, trong khi đó, đang cố gắng thay chỗ Arab Saudi trong Hội Đồng Bảo An.

Người thua cuộc trong cuộc bỏ phiếu hôm thứ Ba là Uruguay, bị đánh bại bởi Cuba và Mexico trong khu vực Mỹ Latinh và Caribebean. Còn Nam Sudan thì không nhận được đủ số phiếu để giành chiến thắng một trong bốn ghế của khu vực châu Phi.

Mỹ là một trong những thành viên hiện tại của Hội Đồng Nhân Quyền, nhiệm kỳ của Mỹ sẽ hạn hết hạn vào năm 2015.

Hicks của Human Rights Watch kêu gọi các quốc gia có trách nhiệm hãy chỉ ra những vụ vi phạm của những quốc gia đàn áp quyền con người tồi tệ nhất, bất chấp thành viên hội đồng là ai.

"Với sự trở lại của Trung Quốc, Nga, Arab Saudi và Cuba, công việc của các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Hội Đồng Nhân Quyền năm kế tiếp sẽ bị giảm bớt”, ông Hicks nói. “Các quốc gia thực sự cam kết thúc đẩy nhân quyền cần phải tăng gấp đôi nỗ lực của họ trong các vấn đề quan trọng, ví dụ như trách nhiệm giải trình ở Sri Lanka, vi phạm nghiêm trọng ở Cộng hòa Trung Phi, và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Syria. May mắn thay, không có quốc gia có quyền phủ quyết tại Geneva, do đó, một cộng đồng đa số làm việc chăm chỉ vẫn có thể đạt được kết quả cụ thể".

*
PUBLISHED : Tuesday, 12 November, 2013, 12:15pm
UPDATED : Wednesday, 13 November, 2013, 5:09pm

-------------------------------------------------

Anh Vũ   -  RFI
Thứ tư 13 Tháng Mười Một 2013

Việc Hội đồng Nhân quyền (HRC) Liên Hiệp Quốc bầu bổ sung thêm 14 nhiều thành viên mới ngày hôm qua, 12/11/2013, đã gây bất ngờ cho giới bảo vệ nhân quyền, vì trong danh sách các thành viên mới được bầu, có hàng loạt nước vốn vẫn bị chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Thông tín viên Karim Lebhour tại New York tường trình :

Danh sách các nước được bầu đã gây bất ngờ. Với các nhà bảo vệ nhân quyền, Hội đồng Nhân quyền mới không thể là một cơ quan lý tưởng. Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út, Cuba hay như Algeri và Việt Nam là những nước đã nhiều lần từ chối để các thanh tra về nhân quyền vào làm việc.

Lần này, các quốc gia hiện quan tâm nhiều đến chủ quyền lãnh thổ hơn là nhân quyền nói trên sẽ có được tiếng nói tại Hội đồng Nhân quyền ở Genève, vào lúc mà tổ chức này đang ngày càng trở nên quan trọng và tích cực hơn.

Ông Philippie Bolopion thuộc tổ chức Human Rights Watch nhấn mạnh : Đây là là một cơ quan có tầm quan trọng, đặc biệt Hội đồng có quyền chỉ định một Ủy ban điều tra quốc tế để làm sáng tỏ những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người hiện đang diễn ra như ở Cộng hòa Trung Phi hay Syria.

Một số nhà quan sát so sánh Hội đồng Nhân quyền như là một « con cáo giữ chuồng gà » cho rằng Hội đồng hiện nay đang bị chia rẽ, nhất kể từ khi thành lập năm 2006, nhưng khác với Hội Đồng Bảo An, không có thành viên nào của Hội đồng Nhân quyền có quyền phủ quyết.


No comments:

Post a Comment

View My Stats