Tạp ghi
Huy Phương
Sunday, November 03, 2013 3:33:31 PM
“Hàng
năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây
bàng bạc, là lòng tôi lại cảm thấy...” (*) buồn phiền vì chuyện nhân tâm ly
tán, cộng đồng người Việt hải ngoại chia rẽ vì câu chuyện đã xảy ra từ nửa thế
kỷ nay.
Không phải đợi đến Tháng Mười Một, mà mỗi năm cứ đến Tháng Mười là chúng ta chuẩn bị đem những chuyện năm cũ ra xâu xé, bêu riếu nhau gây nên tình trạng chia rẽ trong cộng đồng trầm trọng rất đáng xấu hổ.
Phía chống ông Ngô Ðình Diệm xem ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, ngày đảo chánh để giết một tổng thống được gắn nhãn, trở thành một “Ngày Cách Mạng,” và ngày này trở thành ngày Quốc Khánh của nền Ðệ II Cộng Hòa trong suốt nhiều năm, những buổi tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Ðức, trở thành diễn đàn lên án chế độ TT Ngô Ðình Diệm là gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Họ lên án chế độ ông Diệm là một chế độ gia đình trị, triệt tiêu đảng phái, tôn giáo và cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11- 1963 được toàn dân ủng hộ và lên án những người gọi là “dư đảng Cần Lao.” Thậm chí gần một nửa thế kỷ trôi qua, trong một buổi tổ chức mừng sinh nhật của một vị cựu Tướng Lãnh, người ta cũng mượn diễn đàn này để lên án chuyện “gia đình trị” của nhà Ngô!
Phía bênh ông Diệm, qua một bài báo cách đây 10 năm đã thuật lời của Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã gọi các tướng lãnh làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa!” và giờ đây, 50 năm sau, trên đường phố Bolsa người ta còn dựng biểu ngữ ghi dòng chữ “26 tháng 10: Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa” và xem cái chết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là Vị Quốc Vong Thân. Không ít người lên án Phật Giáo là nguyên nhân của việc mất nước vào năm 1975. Với cái nhìn này, nhiều ý kiến lại cho rằng nếu còn Ðệ I Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không bị bức tử, chúng ta sẽ không có Mậu Thân, không có Ðại lộ Kinh Hoàng, không có cả biến cố 30-4-1975. Hay vào thời ông Diệm, dân chúng có thể đi từ Cà Mâu ra Bến Hải, tối ngủ nhà không đóng cửa, thanh bình thịnh vượng như thời Nghiêu Thuấn. Và mới đây thôi, qua những bài viết trên “net,” danh từ “tàn dư Ấn Quang” lại được khơi dậy, Phật Giáo lại được đem ra làm bia bắn.
Một nhóm người có phương tiện truyền thông trong tay lại đưa hình ảnh của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ra gọi là vinh danh, tưởng niệm, và từ đó mạt sát “đối phương” hết lời, đụng chạm đến tôn giáo, khiến một thời gian cộng đồng nổ ra những cuộc biểu tình phản đối, gây xáo trộn, chia rẽ, mất đoàn kết hơn bao giờ hết.
Nếu ông Võ Văn Kiệt can đảm cho rằng ngày 30 tháng 4-1975 là “ngày một nửa nước vui, một nửa nước buồn,” thì với một người lính ngày 1 tháng 11-1963 đang là một sinh viên sĩ quan cầm súng đứng gác trên chòi canh nhìn ra đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Ðức, nghe tin “đảo chánh thành công,” đã ứa nước mắt, thì tôi cũng phải nghĩ rằng việc đảo chánh và giết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vào 50 năm trước chắc chắn đã làm cho nhiều người buồn nhưng cũng làm cho nhiều người vui.
Và cả hai phía thương tiếc hay căm thù ông Ngô Ðình Diệm đều muốn khơi lại vết thương cũ bằng tất cả khả năng, phẫn nộ và dai dẳng kéo dài. Ðiều tệ hại hơn là sau những cuộc tranh luận này, người ta có cảm tưởng rằng hai tôn giáo lớn nhất của Việt Nam đang nhảy vào nhau để cấu xé, nguyền rủa nhau đến tận cùng.
Chúng ta đã đọc bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu bài tham luận, bao nhiêu lời bàn hay nói một cách trần trụi, dung tục, là chửi bới nhau không tiếc lời trên Internet suốt hàng chục năm qua. Và những cuốn sách bênh và chống của cả hai phía đều là những cuốn sách bán chạy nhất trong năm, mặc dầu những câu chuyện kể, người ta đã đọc hay nghe đi nghe lại cả trăm lần.
Những ai có lòng với đất nước, cộng đồng đều cảm thấy nỗi bất bình, vào mỗi năm khi, bên này hay bên kia, đều muốn khơi lại những vết thương của dân tộc.
Sau ngày 1-11-1963, chính vì chiến tranh càng ngày càng leo thang khốc liệt, người Việt Nam bị chết chóc, ly tán, tù đày và ngày nay, không chấp nhận chế độ cộng sản, nhiều triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, phiêu bạt và chia cách. Nguyên nhân từ đâu, mỗi người đều có một lối nhìn và đi tìm những nguyên nhân khác nhau, do vậy mối chia rẽ càng ngày càng trầm trọng, ray rứt không thôi.
Trong khi đó, CSVN luôn luôn hăm hở dùng đòn xuyên tạc, chia rẽ làm tan nát cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, đáng lẽ chúng ta tập trung nỗ lực để chống tập đoàn cộng sản đang cai trị và tàn phá quê hương, thì quay lại kình chống, kể tội nhau.
Cộng Sản Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Thích Quảng Ðức tự thiêu tại Sài Gòn là đổ thêm xăng vào dư luận cho rằng cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1966 có bàn tay của Việt Cộng và ảo tưởng của một vài cấp lãnh đạo Phật Giáo tin rằng, khi CS vào Sài Gòn họ sẽ được ghi công, nhưng sự thật tâm địa và đường lối gian xảo của Cộng Sản từ nhiều năm qua đã không lừa được ai.
Phía một vài nhân vật lãnh đạo Phật Giáo, sau khi chuyện đảo chính thành công, đã mang tâm trạng công thần, kiêu binh, muốn khuynh đảo quốc gia, xen vào chính sự. Mặc dầu việc Sài Gòn thất thủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có người vẫn lên án, phần nào Phật Giáo đã góp sức làm tan rã miền Nam. Câu nói thất vọng của Tổng Thống Dương Văn Minh trong ngày cuối cùng “Thầy hại tôi rồi!” đã nói lên sự thật phũ phàng ấy.
Ngày nay Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ được dựng lên ở hải ngoại để vinh danh và tri ân những người lính đồng minh và các chiến sĩ VNCH đã nằm xuống cho tự do của miền Nam, nhưng ngày nay cả hai phía bênh và chống đều dùng nơi này để tổ chức lễ tưởng niệm cả hai vị tổng thống: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một trong những tướng lãnh có tham gia vào việc đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ở trong Hội Ðồng Tướng Lãnh và Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người bị sát hại. Ðó là chúng ta chưa nói đến việc chính Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là người chống đối việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam, ngày nay sao chúng ta lại đưa di ảnh của ông đến dưới chân người lính Mỹ ở tượng đài, như vậy việc tưởng niệm mang ý nghĩa gì?
Người lính vô danh chỉ biết tổ quốc, không chiến đấu cho bất cứ cá nhân ai, tôn giáo, đảng phái, tổ chức, thể chế nào! Ðã nửa thế kỷ trôi qua, người lính năm xưa ở trên đồi Tăng Nhơn Phú ứa lệ khi nghe tin cuộc đảo chánh thành công, chính là tác giả bài báo này. Vui hay buồn, mừng hay lo, không phải là lúc nói ra đây, chẳng có ích gì cho đại cuộc.
“Những ai dùng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, người ấy là có tội với tổ quốc,” câu nói này là của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ nhiều năm về trước đây là lời nói chân thành của một người thật lòng yêu nước.
Còn chúng ta, chúng ta nghĩ gì về những nỗi oan khiên của Tháng Mười Một và chuyện chia rẽ vẫn còn tồn tại mãi đến hôm nay.
Không phải đợi đến Tháng Mười Một, mà mỗi năm cứ đến Tháng Mười là chúng ta chuẩn bị đem những chuyện năm cũ ra xâu xé, bêu riếu nhau gây nên tình trạng chia rẽ trong cộng đồng trầm trọng rất đáng xấu hổ.
Phía chống ông Ngô Ðình Diệm xem ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, ngày đảo chánh để giết một tổng thống được gắn nhãn, trở thành một “Ngày Cách Mạng,” và ngày này trở thành ngày Quốc Khánh của nền Ðệ II Cộng Hòa trong suốt nhiều năm, những buổi tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Ðức, trở thành diễn đàn lên án chế độ TT Ngô Ðình Diệm là gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Họ lên án chế độ ông Diệm là một chế độ gia đình trị, triệt tiêu đảng phái, tôn giáo và cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11- 1963 được toàn dân ủng hộ và lên án những người gọi là “dư đảng Cần Lao.” Thậm chí gần một nửa thế kỷ trôi qua, trong một buổi tổ chức mừng sinh nhật của một vị cựu Tướng Lãnh, người ta cũng mượn diễn đàn này để lên án chuyện “gia đình trị” của nhà Ngô!
Phía bênh ông Diệm, qua một bài báo cách đây 10 năm đã thuật lời của Tổng Thống Lyndon B. Johnson đã gọi các tướng lãnh làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa!” và giờ đây, 50 năm sau, trên đường phố Bolsa người ta còn dựng biểu ngữ ghi dòng chữ “26 tháng 10: Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa” và xem cái chết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là Vị Quốc Vong Thân. Không ít người lên án Phật Giáo là nguyên nhân của việc mất nước vào năm 1975. Với cái nhìn này, nhiều ý kiến lại cho rằng nếu còn Ðệ I Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm không bị bức tử, chúng ta sẽ không có Mậu Thân, không có Ðại lộ Kinh Hoàng, không có cả biến cố 30-4-1975. Hay vào thời ông Diệm, dân chúng có thể đi từ Cà Mâu ra Bến Hải, tối ngủ nhà không đóng cửa, thanh bình thịnh vượng như thời Nghiêu Thuấn. Và mới đây thôi, qua những bài viết trên “net,” danh từ “tàn dư Ấn Quang” lại được khơi dậy, Phật Giáo lại được đem ra làm bia bắn.
Một nhóm người có phương tiện truyền thông trong tay lại đưa hình ảnh của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ra gọi là vinh danh, tưởng niệm, và từ đó mạt sát “đối phương” hết lời, đụng chạm đến tôn giáo, khiến một thời gian cộng đồng nổ ra những cuộc biểu tình phản đối, gây xáo trộn, chia rẽ, mất đoàn kết hơn bao giờ hết.
Nếu ông Võ Văn Kiệt can đảm cho rằng ngày 30 tháng 4-1975 là “ngày một nửa nước vui, một nửa nước buồn,” thì với một người lính ngày 1 tháng 11-1963 đang là một sinh viên sĩ quan cầm súng đứng gác trên chòi canh nhìn ra đồi Tăng Nhơn Phú, Thủ Ðức, nghe tin “đảo chánh thành công,” đã ứa nước mắt, thì tôi cũng phải nghĩ rằng việc đảo chánh và giết Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vào 50 năm trước chắc chắn đã làm cho nhiều người buồn nhưng cũng làm cho nhiều người vui.
Và cả hai phía thương tiếc hay căm thù ông Ngô Ðình Diệm đều muốn khơi lại vết thương cũ bằng tất cả khả năng, phẫn nộ và dai dẳng kéo dài. Ðiều tệ hại hơn là sau những cuộc tranh luận này, người ta có cảm tưởng rằng hai tôn giáo lớn nhất của Việt Nam đang nhảy vào nhau để cấu xé, nguyền rủa nhau đến tận cùng.
Chúng ta đã đọc bao nhiêu cuốn sách, bao nhiêu bài tham luận, bao nhiêu lời bàn hay nói một cách trần trụi, dung tục, là chửi bới nhau không tiếc lời trên Internet suốt hàng chục năm qua. Và những cuốn sách bênh và chống của cả hai phía đều là những cuốn sách bán chạy nhất trong năm, mặc dầu những câu chuyện kể, người ta đã đọc hay nghe đi nghe lại cả trăm lần.
Những ai có lòng với đất nước, cộng đồng đều cảm thấy nỗi bất bình, vào mỗi năm khi, bên này hay bên kia, đều muốn khơi lại những vết thương của dân tộc.
Sau ngày 1-11-1963, chính vì chiến tranh càng ngày càng leo thang khốc liệt, người Việt Nam bị chết chóc, ly tán, tù đày và ngày nay, không chấp nhận chế độ cộng sản, nhiều triệu người Việt đã bỏ nước ra đi, phiêu bạt và chia cách. Nguyên nhân từ đâu, mỗi người đều có một lối nhìn và đi tìm những nguyên nhân khác nhau, do vậy mối chia rẽ càng ngày càng trầm trọng, ray rứt không thôi.
Trong khi đó, CSVN luôn luôn hăm hở dùng đòn xuyên tạc, chia rẽ làm tan nát cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, đáng lẽ chúng ta tập trung nỗ lực để chống tập đoàn cộng sản đang cai trị và tàn phá quê hương, thì quay lại kình chống, kể tội nhau.
Cộng Sản Việt Nam tổ chức kỷ niệm ngày Thích Quảng Ðức tự thiêu tại Sài Gòn là đổ thêm xăng vào dư luận cho rằng cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1966 có bàn tay của Việt Cộng và ảo tưởng của một vài cấp lãnh đạo Phật Giáo tin rằng, khi CS vào Sài Gòn họ sẽ được ghi công, nhưng sự thật tâm địa và đường lối gian xảo của Cộng Sản từ nhiều năm qua đã không lừa được ai.
Phía một vài nhân vật lãnh đạo Phật Giáo, sau khi chuyện đảo chính thành công, đã mang tâm trạng công thần, kiêu binh, muốn khuynh đảo quốc gia, xen vào chính sự. Mặc dầu việc Sài Gòn thất thủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng có người vẫn lên án, phần nào Phật Giáo đã góp sức làm tan rã miền Nam. Câu nói thất vọng của Tổng Thống Dương Văn Minh trong ngày cuối cùng “Thầy hại tôi rồi!” đã nói lên sự thật phũ phàng ấy.
Ngày nay Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ được dựng lên ở hải ngoại để vinh danh và tri ân những người lính đồng minh và các chiến sĩ VNCH đã nằm xuống cho tự do của miền Nam, nhưng ngày nay cả hai phía bênh và chống đều dùng nơi này để tổ chức lễ tưởng niệm cả hai vị tổng thống: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một trong những tướng lãnh có tham gia vào việc đảo chánh Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ở trong Hội Ðồng Tướng Lãnh và Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, người bị sát hại. Ðó là chúng ta chưa nói đến việc chính Tổng Thống Ngô Ðình Diệm là người chống đối việc đưa quân Mỹ vào Việt Nam, ngày nay sao chúng ta lại đưa di ảnh của ông đến dưới chân người lính Mỹ ở tượng đài, như vậy việc tưởng niệm mang ý nghĩa gì?
Người lính vô danh chỉ biết tổ quốc, không chiến đấu cho bất cứ cá nhân ai, tôn giáo, đảng phái, tổ chức, thể chế nào! Ðã nửa thế kỷ trôi qua, người lính năm xưa ở trên đồi Tăng Nhơn Phú ứa lệ khi nghe tin cuộc đảo chánh thành công, chính là tác giả bài báo này. Vui hay buồn, mừng hay lo, không phải là lúc nói ra đây, chẳng có ích gì cho đại cuộc.
“Những ai dùng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, người ấy là có tội với tổ quốc,” câu nói này là của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ nhiều năm về trước đây là lời nói chân thành của một người thật lòng yêu nước.
Còn chúng ta, chúng ta nghĩ gì về những nỗi oan khiên của Tháng Mười Một và chuyện chia rẽ vẫn còn tồn tại mãi đến hôm nay.
(*) Thanh Tịnh.
No comments:
Post a Comment