Monday 18 November 2013

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TƯ TƯỞNG GIA CỘNG SẢN (Sơn Trung)




Monday, November 18, 2013

Marx tự hào rằng chủ nghĩa Marx là một khoa học nghĩa là tất cả gì Marx nói là hoàn toàn đúng không ai có thể cãi được. Thí dụ ngày xưa người ta  nói trời tròn đất vuông, mặt trời chạy quanh trái đất. Ai cũng thấy là mặt trời sáng mọc phương đông và tối lặn ở phương tây. Nhưng đó là nói  theo cảm tính, theo cái nhìn sai lầm  của con mắt mình. Khoa học chứng minh rằng  mặt trời là định tinh, nghĩa là đứng một chỗ , còn trái đất là hành tình, nghĩa là quay xung quanh mặt trời.

Nay thì ai cũng công nhận điều này đúng, không thể có ý kiến khác. Một thí dụ nhỏ nữa, các nhà khoa học nói rằng nước sôi ở trăm độ, dù ở châu Âu hay châu Á, nước vẫn sôi ở trăm độ,  không ai dám nói nước sôi ở 90 độ hay 80 độ. Nói theo cảm tính là sai, vì chủ quan, còn khoa học là đúng vì có chứng minh, kiểm nghiệm.

Chủ nghĩa Marx có phải là khoa học như Marx quả quyết không? Không ,vì có nhiều lý thuyết gia cộng sản cãi lại lời Marx. Họ là những lãnh tụ cộng sản, không phải là phản động hay kẻ địch xuyên tạc Marx. Và họ cũng không phải là những kẻ ngu si, không hiểu gì Marx mà nói bậy. Điều này cho thấy chủ nghĩa Marx cũng là một loại học thuyết như trăm ngàn học thuyết khác  chỉ có giá trị tương đối mà thôi,  cũng  bị cải biên, suy thoái, mất bản săc buổi đầu , bị phê phán và chống đối. Còn khoa học thì có giá trị tuyệt đối tuy rằng một số vấn đề khoa học theo thời gian cũng bị đào thải, hoặc sửa đổi.


I. CÔNG NÔNG

Lúc Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản đề cao giai cấp công nhân, và ông cho rằng đảng cộng sản phục vụ đa số.  Lúc này trừ nước Anh là đi đầu tiên trong việc phát triển khoa học còn các nước khác vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu, đa số dân chúng vẫn là nông dân.
 Theo Đào Duy Anh, lực lượng thợ thuyền Việt Nam thời Pháp có khoảng 150 ngàn (1). Theo Nguyễn Thế Anh , lực lượng thợ thuyền có khoảng 200 ngàn kể cả trẻ con. Ông cho ta số liệu như sau:


1905
1930
1938
Công nhân mỏ
5.000
53.240
54.950
Công nhân kỹ nghệ và thương mãi
12.000
86.624
61.025
Công nhân nông nghiệp

81.188
70.000
Tổng số

221. 052
185.975


Nguyễn Thế Anh cho rằng những con số trên chỉ có một giá trị tương đối: chúng chỉ bao gồm số công nhân được dùng trong các xí nghiệp tư bản Pháp chứ không kể đến số người làm việc trong những xí nghiệp kỹ nghệ, thương mãi hay nông nghệ Hoa kiều hay của người Việt, chúng lại không bao gồm các công nhân giao thông. hầu hết là phu bắt ở các đia phương, trả theo công nhật. Mặt khác, đa số công nhân không phải là thợ chuyên nghiệp, mà chỉ làm phu, làm thợ theo từng giai đoạn mà thôi. ( 2)

Lúc bấy giờ dân số Việt Nam là 20 triệu. Theo như tài liệu Nguyễn Thế Anh, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Giai cấp công nhân Nga và Trung Quốc có lẽ cũng tương tự.Ngay tại Nga và Trung Quốc đều chưa có giai cấp tư sản và vô sản như Marx quan niệm. Và cuộc khởi nghĩa tháng 10 Nga là do toàn dân, lực lượng chủ yếu là trí thức và nông dân nổi dậy lật đổ Nga hoàng chứ không phải là cách mạng vô sản vùng lên tiêu diệt tư sản như Marx mong muốn. Hơn nữa cuộc cách mạng này không phải do Lênin và Bolchevich lãnh đạo mà do toàn dân đa số là nông dân. Lúc này số công nhân còn it thì tư bản vẫn còn it, không phải là một lực lương đe dọa giai cấp vô sản. Vô sản không có, tư bản không có, như vậy là Marx suy diễn, thêu dệt cho thế giới nỗi lên cuộc chém giết theo cái đầu óc điên cuồng của ông trong chủ trương " đấu tranh giai cấp" của ông.
Cuộc nổi dậy tại Nga năm 1917 là nông dân chứ không phải công nhân . . Mao Trạch Đông thấy rõ vấn đề hơn nên đã trung dung mà nêu khẩu hiệu công nông đoàn kết. Công nhân chỉ là 1/100, rất it theo cộng sản. Kể cả cộng sản chỉ có vài chục ngàn, không phải là đa số. Cộng sản lợi dụng lòng yêu nước, dùng  tuyên truyền giả dối và thủ đoạn khủng bố man rợ mà  thành công.

  Ngay tại Anh, thành thị mở rộng, hãng xưởng  phát triển, nhưng công nhân không phải từ trên trời rơi xuống. Họ là những nông dân bỏ ruộng đồng ra thành phố tìm việc. Cái tâm lý họ, tinh thần của họ vẫn là nông dân. Marx cho rằng giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng nhất nhưng bản chất vẫn là nông dân có khác gì nông dân mà bảo họ có tinh thần cách mạng?

Sau cuộc lật đổ chính quyền, các lãnh tụ cộng sản theo Marx  giết hại tư sản, tịch thu tài sản tư sản nhưng tư sản đâu có nhiều, cho nên Mao, Hồ phải đem trung nông, phú nông, đôi khi là bần nông lên làm địa chủ để mà đấu tố và giết hại. Theo Trung cộng, địa chủ chiếm 5% dân số. Trong khoảng 1954, nếu ngoài Bắc có khoảng 20 triệu dân thì một triệu dân là địa chủ.Một triệu địa chủ cộng thêm vơ con, nếu mỗi gia đình có ba con, vị chi  năm triệu người đau khổ...

Nhưng lý thuyết trọng công nhân  của Marx đã bị Mao phủ nhận, rồi sau này Giang Trạch Dân sửa đổi.  SAu khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên làm hoàng đế, ông nhận thấy kinh tế Marx Lnin sai lầm, chỉ hại dân tốn của nên đổi sang kinh tế tư bản, tức kinh tế thị trường. Kinh tế tư bản quả nhiên hiệu nghiệm, nó giúp hàng triệu đảng viên thành địa chủ tư bản. Địa chủ, tư bản lúc này chính là cộng sản, không phải là kẻ thù của nhân dân. Họ không phải là kẻ thù mà lại là lãnh tụ của đảng cộng sản Trung Quốc. Tình thế đã đổi thay cho nên Giang Trạch Dân đã đã sửa cương lĩnh đảng và luật lệ Trung Quốc.  Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết Ba đại diện, thì giai cấp tư sản cùng công nông là ba thàng phần quan trọng của đảng Cộng sản. Giang Trạch Dân nêu lên thuyết ba đại diện, trong quốc hội Trung cộng đã có vài trăm tỷ phú và triệu phú, vậy vô sản đi đâu rồi hỡi đảng vô sản. Đảng Cộng sản Trung Quốc nay đã bỏ Marx Lê và Mao vào sọt rác nhưng vẫn theo đường lối cai trị của cộng sản, vẫn treo cờ cộng sản nhưng cái ruột cộng sản đã mục nát rồi còn đâu!   Đặng Tiểu Bình theo kinh tế tư bản nhưng ông nhận thấy chính sách bá đạo của cộng sản giúp ich cho ông cai trị Trung Quốc với bàn tay sắt. Nhưng một khi  hạ tầng cơ sở là kinh tế tư bản thì thượng tầng kiến trức cộng sản có thích hợp không?

II. TƯ SẢN, GIAI CẤP BÓC LỘT

Marx căm thù tư bản mặc dầu bố mẹ ông ta và bố mẹ Engels đều là tư bản. Ông đửa ra thuyết đấu tranh giai cấp, cương quyết xóa sạch giai cấp tư sản bóc lột để xây dựng một xã hội không còn bóc lột, một xã hội không có giai  cấp. Lenin, Stalin, Mao, Hồ trung thành theo Marx tận diệt tư sản, nhưng không có tư bản thì giết địa chủ, và không có địa chủ thì đôn trung nông, bần nông làm địa chủ mà chém giết. Sau khi cầm quyền, tịch thu tài sản của nhân dân, bắt toàn dân làm nô lệ, cộng sản trở thành chủ nhân ông của đất nước, thành ra " giai cấp mới" mà sau này người ta gọi là tư sản đỏ.

Trong thời bế môn tỏa cảng, cộng sản đã sống huy hoàng. Như trường hợp Rumani, trong khi kinh tế suy sụp, dân chúng đói khổ, vợ chồng Ceausescu sống một cuộc sống xa hoa. Ceausescu có 39 vila sang trọng, được xây dựng ở các vùng khác nhau của Rumani, 21 căn hộ cao cấp giành riêng cho Ceausescu tại các sứ quán của Rumani ở nước ngoài. Đội bay phục vụ Ceausescu với 9 máy bay (trong đó có 2 chiếc IL-62 và 1 Boeing707), ba trực thăng và 3 đoàn tầu hỏa đặc biệt.

Tại Trung cộng và Việt Cộng, sau thời mở cửa, giai cấp mới nắm toàn bộ kinh tế. Trong khoảng 20 năm, Trung Cộng và Việt Cộng đã có hàng ngàn triệu phú và tỷ phú tính theo đô la Mỹ. Thành thử tư sản là cộng sản cho nên Giang Trạch Dân phải đưa ra thuyết " Ba Đại Diện" để cho anh em, con cháu họ vào đảng lãnh đạo. Cộng sản trở thành tư sản, còn vô sản vẫn là vô sản. Chỉ tội cho đám dân lành có một hai sào ruộng bị quy là địa chủ để bị đấu tố và giết hại, còn nay cộng sản hóa thành giai cấp tư bản, ruộng hàng ngàn mẫu, trong tay nắm năm sáu đại công ty, tòa ngang dãy dọc, con cái ra ngoại quốc sống sung sướng, mặc sức đem tiền Ngân hàng nhà nước biền thành tiền riêng đem gửi ngân hàng ngoại quốc. Chỉ oan uổng cho các địa chủ chết oan và hàng triệu người đã hy sinh cho lý tưởng cộng sản công bằng, bình đẳng!

III. ĐẤU TRANH GIAI CẤP:

Marx đưa ra thuyết đấu tranh giai cấp nhiều người thán phục trong đó có Trần Đức Thảo. Sau 1956, ông bị cộng sản trị tội tham gia Nhân Văn GIai Phẩm,  ông nhận thức rằng lối lý luận cộng sản là lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân, ông vẫn ca người  chính sách tàn bạo của cộng sản khi ông viết :" Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. "  (4)
Chính sách đấu tranh giai cấp và chủ trương sắt máu của vô sản chuyên chính của Stalin đã  bị Trotsky chống đối vì cho là quá tàn nhẫn. Chính sách đấu tranh giai cấp của Marx lại bị Khruschev loại bỏ khi ông tố cáo tội ác Stalin và hô hào xét lại. Nội dung chủ nghĩa xét lại hiện đại là phê phán chủ nghĩa cộng sản độc tài, tàn bạo, hô hào bỏ đấu tranh giai cấp, tư bản cộng sản sống chung hòa bình. Đi xa hơn, Khrushchev chủ trương hai miền Nam Bắc Việt Nam hòa bình(5)
Lý thuyết sống chung hòa bình này bị đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam phản đối. Nhưng chính Stalin, Mao Trạch Đông đã sống chung hòa bình trong đệ nhị thế chiến. Và sau này, Trung Cộng và Việt Cộng cũng giao thương với tư bản mặc dầu vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.
 Milovan Djilas  nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(sđd, 83)

Thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân, luật Thừa kế , chính sách kinh tế thị trường, giao thương với tư bản đã là những phát đại bác bắn vào thành trị cộng sản mặc dầu Trung Quốc, Việt Nam vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.Cuôc vùng dậy của dân Đông Âu và Liên Xô cuối thế kỷ XIX  đã đạp đổ thần tượng Marx Marx, Engels, Lenin và Stalin. Cộng sản nay chỉ còn tàn dư tại Trung Quốc Việt Nam. Chừng ấy sự kiện lịch sử đã cho thấy nhiều triết gia cộng sản đã it nhiều phủ nhận Marx, và Marx là một chủ thuyết sai lầm và thất bại

V. NĂM GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
 
 Marx cho rằng xã hội loài người phát triển theo năm giai đoạn mà giai đoạn cộng sản là tất yếu. Điều này hoàn toàn sai vì khi Marx viết Tuyên Ngôn cộng sản, có nhiều bộ lạc sống trong rừng, không thay đổi gì cả. Và cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn có nhiều bộ lạc.  Tại Anh, Nhật và nhiều nước khác, quân chủ vẫn tồn tại trong xã hội tư bản. Và cuối thế kỷ XX, cộng sản đã tiệt tiêu tại Đông Âu và thành trì Liên Xô. Như vậy là chủ thuyết của Marx sai lầm.

Trong khi Marx chủ trương xã hội phải trải qua năm giai đoạn phát triển, thì Lenin chủ trương các nước có thể "tiến lên cộng sản chủ nghĩa " mà bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là Lenin suy nghĩ và làm trái với Marx.

Nếu loài người có thể bỏ qua giai đoạn tư bản thì cũng có thể bỏ qua giai đoạn cộng sản. Vậy sau tư bản là chế độ nào?
Sở dĩ Lenin cãi Marx là vì Nga lúc bấy giờ bắt đầu có cơ sở tư bản nhưng thực chất vẫn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu. Nếu theo Marx thì phải chờ đến trăm năm hay vài trăm năm xây dựng tư bản chủ nghĩa thì lâu quá, Marx và đám cộng sản Nga chết hết rồi còn đâu! Vì vậy, sau khi lật đổ các chính phủ dân chủ, Lenin vội xưng vương và lập nên một triều đại cộng sản độc tài .

Marx rất khôn khi chủ trương muốn phát triển chủ nghĩa cộng sản phải thông qua tư bản chủ nghĩa bởi vì lúc này nền kinh tế tư bản vững vàng, đem chân tay vào cướp nhà giàu thì có sẵn vàng bạc, nhà cửa,heo gà, giường chiếu, mặc sức thu hưởng. Còn cướp nhà nghèo thì chỉ có nhà rách vách xiêu. Lenin đành cướp nhà nghèo, dẫu sao thì Lenin vẫn làm hoàng đế tất nhiên là sống huy hoàng, còn bọn dân đen sống chết mặc tụi nó.

Chủ trương của Marx là tịch thu tài sản tư bản và các tư liệu sản xuất là khôn vì cộng sản cướp của người làm của mình , mình từ tay không nay có một mớ vàng bạc, nhà cửa, xe cộ hãng xưởng thật là sướng.  Chủ trương này cũng có lợi là họ có thể tuyên truyền rằng họ  tiêu diệt hết giai cấp bóc lột, giải phóng vô sản, và đem của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Tất nhiên những hạng giàu lòng từ bi, nghĩa hiệp và dân nghèo đều hoan hô và quy tụ đông đúc xung quang đảng cộng sản nhưng những đàn kiến khổng lồ!Còn như một số nhóm tổ chức sống theo chủ nghĩa cộng sản mà lương thiện và tự lực thì chật vật, khổ sở lắm.

Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ ra sức xây dựng chủ nghĩa cộng sản nhưng Khruschev đã phá hoại chủ nghĩa cộng sản gần một nửa. Cuối thế kỷ XX, Gorbachev đã cố gắng cải tạo  với các chính sách
Perestroika  Glasnost nhưng vẫn không vực dậy nổi liên bang Xô viết và nước Nga, ông đành đem chôn cái thây ma  cộng sản xuống ba thước đất , và  ông tuyên bố:
“We have retreated from the perennial values. I don't think that we need any new values. The most important thing is to try to revive the universally known values from which we have retreated.

As a young man, I really took to heart the Communist ideals. A young soul certainly cannot reject things like justice and equality. These were the goals proclaimed by the Communists. But in reality that terrible Communist experiment brought about repression of human dignity. Violence was used in order to impose that model on society. In the name of Communism we abandoned basic human values. So when I came to power in Russia I started to restore those values; values of "openness" and freedom.” 

 Chúng ta đã rút lui khỏi những giá trị lâu đời. Tôi không tin rằng chúng ta cần những giá trị mới. Điều quan trọng nhất của là cố gắng làm sống lại những giá trị mà ta từ bỏ. Khi còn trẻ, tôi thực sự chú tâm vào lý tưởng cộng sản, Một tâm hồn trẻ không thể chối bỏ những vật như công bằng và bình đẳng. Đó là mục tiêu của những người cộng sản. Thực tế rất kinh khủng.  Người cộng sản đã đem lại áp bức vào phẩm giá  con người. Bạo lực được dùng làm khuôn mẫu xã hội. Với danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, chúng ta từ bỏ giá trị căn bản của con người. Vì vậy mà khi tôi  nắm quyền lực ở Nga, tôi bắt đầu  lập lại , giá trị của cởi mở và tự do. những giá trị này.(Mikhail Gorbachev. Wikipedia)

You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long. Communists are incurable, they must be eradicated.
 Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải xóa bỏ đi.
( Russia President Boris Yeltsin -Tổng Thống Nga)

Đó là những tư tưởng gia, và cũng là lãnh tụ cộng sản đã kết thúc chủ nghĩa cộng sản.
__________________

(1). Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. 1938. 68.
(2). Nguyễn Thế Anh.Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc, Lủa Thiêng, Saigon. 1970, 256).
 (3).Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.Phần II.Những người vô sản và những người cộng sản.
(4).Trần Đức Thảo. Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người Xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 122.
(5).Chủ nghĩa Xét lại là quan điểm lí luận chính trị đòi "xét lại" những luận điểm của K. Marx và F. Engels về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... xem nó có còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có trong nước hay không. Những quan điểm xét lại tùy theo trường phái từ xét lại một phần đến xét lại toàn phần học thuyết của Marx và Engels, do đo có chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa xét lại hiện đại. Chủ nghĩa Xét lại do E. Bernsteinn khởi xướng
( XÉT LẠI HIỆN ĐẠI- WIKIPEDIA.)



No comments:

Post a Comment

View My Stats