Trong lần nói chuyện với Mặc Lâm đài RFA nhà văn
Trần Mạnh Hảo người đã bị cho ra khỏi đảng CS và đuổi khỏi biên chế nhà nước
nói về “Hiện tượng sám hối” của những người cộng sản phản tỉnh đã giác ngộ
trước những việc làm sai lầm trong quá khứ, có người đã can đảm sửa sai, có
người mới chỉ dám nói lên sự thật, nhưng dù sao họ cũng đã nói lên được cái sai
của họ để cho mọi người suy ngẫm. Và nhà văn Trần Mạnh Hảo phân tích:
“Theo tôi thì chuyện người ta già, người ta về hưu,
khi nhìn thấy cõi chết thì người ta thường quay lại kiểm điểm cuộc đời và con
người dù tàn ác đến đâu thì tạo hóa cũng cho một chút xíu lương tâm có thể nó
đã ngủ quên cả cuộc đời nhưng khi về già, khi gần chết thì nó thức tỉnh. Chút
xíu đom đóm lương tâm đó lập lòe trong tâm hồn con người mà cả đời họ làm ác,
có thể nó thức tỉnh, nó làm cho người ta ân hận sám hối cho nên người ta nói
lên sự thật, nói lên những điều thật nhất mà suốt đời không có cơ hội để nói…
“Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là một người suốt
cuộc đời theo cách mạng, theo cộng sản nhưng khi nghĩ hưu rồi thì cũng phải nói
lên sự thật. Thà ông như vậy tôi có thể trọng ông ấy hơn là những người cứ câm
miệng suốt cả cuộc đời vì lương tri trong người họ không trỗi dậy. Nói cho cùng
khi lương tri không thức tỉnh trong tâm hồn họ thì họ sống cả cuộc đời không
lương tri, không lương thiện”. (RFA online ngày
7-1-2012)
Thi sĩ Chế Lan Viên, trong cuộc đời đi theo cách
mạng đã là một người tích cực tạo ra cái nghiệp là có biết bao người vì nghe
lời ông khuyến dụ nên đã bỏ thây nơi chiến địa mà công trạng của họ sau này
không được ai đoái hoài. Nhà thơ đã bị mặc cảm tội lỗi ray rức.
“Có một điều đáng kinh ngạc là Chế Lan Viên có thể
là người duy nhất thừa nhận rằng do những dòng thơ tuyên truyền ca tụng của ông
mà hàng ngàn con người đã chết trong Mậu Thân. Đây có thể nói chính xác là lời
sám hối của một người có lương tri dám nhìn sự thật về tác hại của những lời
giả dối của mình trong thơ ca…
“Ai? Tôi! (Thơ của CLV)
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!
Người viết những vần thơ cổ võ”.
(RFA online ngày 12-1-2012)
Cũng trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân ở Huế năm
1968, Lê Minh, người tư lệnh chiến trường đã có can đảm nhìn nhận trách nhiệm,
nhưng rồi không biết ông Lê Minh có nhận hình phạt nào tương xứng với tội lỗi
của mình bằng hành động cụ thể hay chỉ có sự cắn rứt của lương tâm với vài dòng
trong hồi ký!?
“Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. (Về)
Sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân (…) Còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng
trị những người có tội ác với nhân dân (sic) đã nổi dậy. (…) Rốt cuộc là đã có
những người bị xử oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào trách nhiệm vẫn thuộc
về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi”. (Đàn Chim Việt online ngày 26-3-2008)
Có những người khi còn trẻ đã hăng hái theo đảng
CSVN như ông Nguyễn Hộ, từng là một đảng viên kỳ cựu thấy rằng cái đảng mà mình
tích cực phục vụ đã không như hoài bão của mình lúc tham gia nên sau khi về hưu
ông cùng một số đồng chí thành lập “Câu Lạc Bộ Những người Kháng chiến cũ” ở
Sài Gòn lên tiếng chỉ trích chính quyền cộng sản nên đã bị bắt, khi được thả ra
ông tuyên bố từ bỏ đảng. Trong lời mở đầu cuốn “Quan Điểm và Cuộc Sống”
ông viết:
“Tôi làm cách mạng trên 56 năm,
gia đình tôi có hai liệt sĩ…, nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý
tưởng: cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt 60 trên con đường cách mạng cộng sản ấy
nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì,
đất nước vẫn nghèo nàn lạc hậu, nhân dân không có ấm no và hạnh phúc, không có
dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục”. (RFA online ngày
4-7-2009)
Cụ nhạc sĩ Tô Hải, một nhạc sĩ tài hoa với “Nụ cười
sơn cước” sau bao nhiêu năm là một đảng viên tích cực “dối mình, dối người” cảm
thấy mình hèn nên cụ đã giãi bày tâm sự trong “Hồi ký của một thằng
hèn” và sửa lỗi bằng việc cụ đã tích cực viết bài “xét lại chống
đảng” vì cụ cho rằng:
“Còn tôi, ở cái tuổi ngoài 70, chẳng còn gì để mất,
lại được sự cổ vũ của một số lớn bạn bè, tôi cứ “nổ” khi có điều kiện….55 năm
miệng bị lắp khóa kéo, nay đã già, đã về hưu, có chia xẻ với bạn đọc những hồi ức
của đời mình thì cũng chẳng cần phải e ngại các lời ong tiếng ve rằng mình vì
tư lợi, muốn kiếm chác cái gì đây”. (HKCMTH trang
53)
“Quan trọng hơn, tôi đã nhận ra cái nhục của một
thằng suốt đời ăn theo, nói leo, nói dối, đã nhìn thấy bộ mặt thật của cái chủ
nghĩa bất lương mà tôi đi theo một cách vô tình và bất đắc dĩ, không dám rời bỏ
nó”. (HKCMTH trang 301)
Bằng ý thức và hành động phản tỉnh tích cực nhất là
luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch MTTQ Tp. Sài Gòn, ngày trước ông đã
tham gia “cách mạng” chống lại chính quyền Sài Gòn, nhưng rồi sau 45 năm theo
đảng CS ông đã “sám hối” qua bài viết “Ai biến chất chính trị…” với lời thống
thiết như sau:
“Viết đến đây, tôi cảm khái ngước mặt lên trời và
than rằng: “lịch sử ơi, sao chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống
chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!...
“Nhân dân Việt Nam trải qua biết bao hy sinh của các
thế hệ để mong ước có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nhưng nay lại có nhiều điều
còn tệ hơn chế độ cũ”. (Bauxite Việt Nam online ngày 2-5-2012)
Sau khi ông Lê Hiếu Đằng viết bài “Suy nghĩ trong
những ngày nằm bệnh” thì liên tiếp bị các cây viết “lề đảng” hè nhau đánh hội
đồng túi bụi mà điển hình là Thơ ký tòa soạn báo Đại Đoàn Kết Hà Trọng Nghĩa
qua bài “Khi người bệnh sám hối”:
“Không ai muốn bệnh, nhưng nếu “sám hối” trên giường
bệnh một cách tiêu cực sẽ là rất không nên”. (Báo Mới
online ngày 23-8-2013)
Và Linh Nghĩa, của báo Công An online thì cho rằng:
“…ông Lê Hiếu Đằng gọi hành động sám hối của mình là
“Tính sổ” với đảng CSVN…
“Nội dung đoạn này chủ yếu Lê Hiếu Đằng kể về “lòng
yêu nước của mình” nhưng thực chất là sám hối…
“Tự mãn về thành tích trong quá khứ, phủ nhận, bỏ
qua thành quả cách mạng, sự hy sinh của đồng bào, đồng chí, ca ngợi chế độ cũ,
sám hối về chính trị, chia rẽ nội bộ lãnh đạo đảng…” (CANDonline ngày 24-8-2013)
Cùng một tâm trạng với những người đã từng tham gia
vào đảng CSVN, ông Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ của CSVN tại Thái Lan và Úc trả
lời phỏng vấn của hai phóng viên Lê Ngọc Sơn và Phương Loan đăng trên tờ Sinh
Viên Việt Nam ngày 26-12-2008 bày tỏ nỗi lòng như sau:
“Nếu được phép nói thẳng thắn suy nghĩ của tôi về
chính thế hệ mình, xin thưa: Trong sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ hôm nay trước
thách thức mới của đất nước, thế hệ đi trước - trong đó có tôi - đã phạm nhiều
lỗi lầm, làm cho thế hệ trẻ ngày nay của đất nước ta bị chậm trễ. Cá nhân tôi
thực sự ăn năn về điều này.
“Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi,
do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập”. (Người Việt ngày
31-12-2008)
Hai anh em ông Huỳnh Nhật Hải, Phó chủ tịch UBND Tp
Đà Lạt và Huỳnh Nhật Tấn, Phó giám đốc trường đảng CS Lâm Đồng, là gia đình có
truyền thống cách mạng, nhưng sau bao nhiêu năm tham gia hai ông đã thấy được
sự sai lầm của mình nên đã từ bỏ đảng CS và đã tâm sự với Bác sĩ Phạm Hồng Sơn
như sau:
Huỳnh Nhật Hải: “Bây giờ nhìn lại con đường chúng
tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng
tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc”.
Huỳnh Nhật Tấn: “Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết
của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau
khổ hiện nay… tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh “cách
mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng
trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam”.
(Dân Làm Báo online ngày 29-4-2012)
Hiện tượng sám hối trong đảng CS được TBT Nguyễn Phú
Trọng đặc biệt quan tâm nhất là trong bài phát biểu về xây dựng, chỉnh đốn đảng
mà ông đọc ở Hà Nội ngày 27-2-2012 như sau:
“Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương
lĩnh, Điều lệ đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng, thậm chí có
người “sám hối”, “trở cờ”, tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức
không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của đảng bị vi phạm”. (Bauxite Việt Nam online ngày 29-2-2012)
Theo nhà văn Trần Mạnh Hảo thì có những quan chức
cao cấp khi còn đương chức đương quyền thì ngậm miệng chẳng dám nói ra, khi về
hưu nhưng lương tâm còn cắn rứt nên mới dám thốt lên lời sám hối muộn màng.
Những người cộng sản tử tế thì đã sám hối, còn đảng cộng sản thì chưa, Phó thủ
tướng Trần Phương nêu thắc mắc:
“Nhưng đảng cộng sản của chúng ta từ
khi sinh ra đến giờ toàn nói dối mà không biết tại sao đảng không biết ngượng,
không biết xấu hổ, không biết sám hối?”. (RFA
online ngày 7-1-2012)
No comments:
Post a Comment