Chỉ một ngày trước khi Việt Nam trở thành thành viên
của Hội đồng Nhân quyền LHQ, một luật sư đã từng đòi nhân quyền cho những người
VN khốn cùng, đã vĩnh viễn ra đi. Đó là LS Trần Danh San, người đã đọc "Tuyên ngôn nhân quyền
của những người việt nam khốn cùng" trước nhà thờ Đức Bà
tại Sài Gòn ngày 23-4-1977.
Chỉ vì bản Tuyên ngôn Nhân quyền này mà LS Trần Danh San đã phải trả giá hơn 10 năm trong các nhà tù của chế độ. Khi loan tin Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, không hiểu Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nghĩ gì về người tù Trần Danh San mà chế độ của ông đã từng giam cầm? Đảng và nhà nước Việt Nam nghĩ gì khi những giá trị nhân quyền mà VN vừa ký với LHQ cũng chính là những giá trị mà LS Trần Danh San đã từng đòi hỏi ở chính phủ VN 36 năm trước đây?
Vì những giá trị nhân quyền đó mà bao nhiêu người đã đã phải trải qua nhiều năm tù đày khổ ải trong các nhà tù cộng sản. Nhiều người đã bỏ mạng trong tù như KTS Nguyễn Văn Điệp và GS Hà Quốc Trung, đã bị bắt khi đến nghe LS Trần Danh San và LS Triệu Bá Thiệp đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Nhà văn Phan Nhật Nam kể chuyện LS Trần Danh San bị hành hạ trong tù: "Chuyển trại từ Phan Đăng Lưu ra A20, Xuân Phước, Người Tù-Kẻ Sĩ Trần Danh San vào ngay 'Chuồng Cọp Số 5' tức khu biệt giam phân trại E của A-20. Tại đây, Trần Danh San, Vũ Ánh, Thượng Tọa Thiện Minh, Võ Sư Nguyễn Sáng... đã bị cùm liên tiếp trong nhiều năm. Không phải bị cùm thường mà 'cùm Omega' bằng sắt với số vòng cùm nhỏ nhất phải dùng búa mới đóng vào được cổ chân người tù. Vũ Ánh đã nghe thấy tiếng búa của cai ngục đóng vòng cùm số 16 vào chân Trần Danh San đáng lẽ phải mang vòng cùm số 18. Trần Danh San đã không một tiếng kêu. Anh cũng không hề yêu cầu đổi vòng cùm".
Có thể các bạn đã đọc tác phẩm "Bất Khuất" của Nguyễn Đức Thuận, tiểu thuyết "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức (Bùi Đức Ái), bút ký "Sống Như Anh" của Trần Đình Vân, kể về sức chịu đựng của những người CS, với nhiều phần hư cấu, nhưng có lẽ mọi người chưa từng nghe qua sự tra tấn tù nhân trong nhà tù cộng sản như thế!
-------
Chỉ vì bản Tuyên ngôn Nhân quyền này mà LS Trần Danh San đã phải trả giá hơn 10 năm trong các nhà tù của chế độ. Khi loan tin Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, không hiểu Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nghĩ gì về người tù Trần Danh San mà chế độ của ông đã từng giam cầm? Đảng và nhà nước Việt Nam nghĩ gì khi những giá trị nhân quyền mà VN vừa ký với LHQ cũng chính là những giá trị mà LS Trần Danh San đã từng đòi hỏi ở chính phủ VN 36 năm trước đây?
Vì những giá trị nhân quyền đó mà bao nhiêu người đã đã phải trải qua nhiều năm tù đày khổ ải trong các nhà tù cộng sản. Nhiều người đã bỏ mạng trong tù như KTS Nguyễn Văn Điệp và GS Hà Quốc Trung, đã bị bắt khi đến nghe LS Trần Danh San và LS Triệu Bá Thiệp đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Nhà văn Phan Nhật Nam kể chuyện LS Trần Danh San bị hành hạ trong tù: "Chuyển trại từ Phan Đăng Lưu ra A20, Xuân Phước, Người Tù-Kẻ Sĩ Trần Danh San vào ngay 'Chuồng Cọp Số 5' tức khu biệt giam phân trại E của A-20. Tại đây, Trần Danh San, Vũ Ánh, Thượng Tọa Thiện Minh, Võ Sư Nguyễn Sáng... đã bị cùm liên tiếp trong nhiều năm. Không phải bị cùm thường mà 'cùm Omega' bằng sắt với số vòng cùm nhỏ nhất phải dùng búa mới đóng vào được cổ chân người tù. Vũ Ánh đã nghe thấy tiếng búa của cai ngục đóng vòng cùm số 16 vào chân Trần Danh San đáng lẽ phải mang vòng cùm số 18. Trần Danh San đã không một tiếng kêu. Anh cũng không hề yêu cầu đổi vòng cùm".
Có thể các bạn đã đọc tác phẩm "Bất Khuất" của Nguyễn Đức Thuận, tiểu thuyết "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức (Bùi Đức Ái), bút ký "Sống Như Anh" của Trần Đình Vân, kể về sức chịu đựng của những người CS, với nhiều phần hư cấu, nhưng có lẽ mọi người chưa từng nghe qua sự tra tấn tù nhân trong nhà tù cộng sản như thế!
-------
Bài viết của nhà báo Vũ Ánh: "Bài điếu văn cho Trần Danh San một A-20 vừa ra đi vĩnh viễn!"
Trích: "Bạn nhắc tới Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền một tác phẩm tiên phong soạn chung với đồng nghiệp và cũng là bạn thân của mình là luật sư Triệu Bá Thiệp mang ra đọc trước nhà thờ Đức Bà ngày 23-4-1977 và bản tuyên ngôn này đã được bạn viết lại trong số báo Hợp Đoàn đầu tiên chúng ta phổ biến ngầm trong trại cải tạo A-20 Xuân Phước. Trong cuộc gặp ấy, tôi nhắc với bạn rằng không ai tránh được những yếu điểm của bản thân và bạn cũng vậy. Nhưng chung cuộc thì bạn cũng đã là người làm toàn vẹn nhất nghĩa vụ đối với vùng đất mà chúng ta lớn lên, học hành, làm việc và chiến đấu.
Những việc làm của bạn, của tôi và những anh em khác không mang lại sự thành công như chúng ta mong muốn, nhưng ít ra cũng từ những việc làm đó, chúng ta đã khẳng định được nhân cách của mình, đứng thẳng lưng để đối đầu trực tiếp với cường quyền. Và nhất là về một mặt nào đó, bạn đã là người đi tiên phong một cách can đảm và không tính toán thiệt hơn cho cá nhân mình, gia đình mình trong việc đòi hỏi quyền thiêng liêng của con người phải được tôn trọng chỉ 2 năm sau khi những người thắng trận điều hành đất nước bằng một chính sách hẹp hòi, kỳ thị và rừng rú, chà đạp lên quyền sống của mọi người".
Mời đọc toàn bài tại đây: http://nghiathuc.wordpress.com/2013/11/12/bai-dieu-van-cho-tran-danh-san-mot-a-20-vua-ra-di-vinh-vien/
-------
Nhà văn Phan Nhật Nam: "Trần Danh San, tiếng hò khoan đã tắt”
"Anh là luật sư Tòa Thượng Thẩm Huế, con rể cụ Vũ Đăng Dung, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Sài Gòn, giai cấp xã hội với chuyên môn nghề nghiệp thuộc thành phần lãnh đạo ở miền Nam, cũng là của hệ thống cầm quyền thuộc các chế độ dân chủ pháp trị trên toàn thế giới.
...
Sau sự kiện giới trí thức Tiệp Khắc ban hành Hiến Chương 77 chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Tiệp Khắc, tại Sài Gòn, trong vòng đai lửa của chế độ mới, hai Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp không thể im lặng. Cả hai đồng hoàn thành văn bản "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng". Hai anh và nhóm trí thức bất khuất gồm hơn mười luật sư, giáo sư, kỹ sư trước 1975 hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngã tiến theo hai đường tập trung trước Nhà Thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng 4, 1977.
Trần Danh San dùng cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ đọc lên bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ đến cùng đồng bào Sài Gòn, cũng của miền Nam lẫn miền Bắc đang mong chờ lần phục sinh từ bãi lầy cộng sản. Anh cố đọc lần thứ hai, nhưng mới được một nửa thì công an ập tới. Hai Luật Sư San và Thiệp không bị bắt riêng rẽ, hai anh có những người bạn chiến đấu cùng chịu chung cảnh ngộ gồm các Luật Sư, Giáo Sư Vũ Đăng Dung, Nguyễn Hữu Giao, Nguyễn Quý Anh, Vũ Hùng Cương, Trần Nhật Tân, Phạm Biểu Tâm, Huỳnh Thành Vị, Nguyễn Hữu Doãn, Hà Quốc Trung và Kiến Trúc Sư Nguyễn Văn Điệp.
Nhóm trí thức bị giam giữ nhiều năm tại các nhà giam khắc nghiệt nhất của miền Nam. Trại Phan Đăng Lưu, Sài gòn; Trại A20, Xuân Phước, Phú Khánh. Trong tù, Kiến Trúc Sư Nguyễn Văn Điệp, Giáo Sư Hà Quốc Trung đồng tự sát; Luật Sư Niên Trưởng Vũ Đăng Dung, nhạc phụ của Trần Danh San lúc ấy đã qua tuổi 60".
Mời đọc tiếp tại đây: http://www.diendantheky.net/2013/11/tran-danh-san-tieng-ho-khoan-tat.html
Tuyên Ngôn Nhân Quyền tại Sài Gòn, 23 tháng 4, 1977: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130350&zoneid=1#.UoVGkuL9VU5
184/193 phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/579852/184-193-phieu-bau-viet-nam-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lhq.html
No comments:
Post a Comment