Thursday, 14 November 2013

NHỮNG THÀNH TỰU "BÀO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI" Ở VIỆT NAM (Quách Tuấn Phương - Danlambao)




14-11-2013

Khi Ủy ban đối ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam thì ngày 8.3.2012 ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối dự luật này. Trả lời các câu hỏi của báo chí ông Lương Thanh Nghị khẳng định: "Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận". Chắc là ông Nghị tin vào khả năng bưng bít thông tin của ngành an ninh trong nước nên phát biểu như vậy.

Trên lĩnh vực dân sự "thành quả nhân quyền" của nhà nước Việt Nam hiên nay thì nổi bật nhất là hàng triệu dân oan bị mất đất kéo về Hà Nội khiếu kiện. Khắp 63 tỉnh thành đâu đâu cũng có người kêu oan vì bị cướp đất mất hoa lợi. Người Kinh lẫn người dân tộc thiểu số ai cũng kêu oan. Mới nhất là đoàn dân oan người M'nông từ Dak'Nông ra Hà Nội kêu oan. Nhiều vụ việc dân sự đã bị hình sự hóa cách vô lý và vi phạm pháp luật đến nỗi nghị quyết 388 bồi thường oan sai ra đời cũng chưa giải quyết được hết nỗi oan cũ chưa qua thì nỗi oan mới khác lại đến. 

Trên lĩnh vực chính trị mà ông Nghị nêu lên thì "thành tựu nhân quyền" của nhà nước Việt Nam mới là nổi bật. Vụ dàn dựng bẩn thỉu để bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì cả thế giới ai cũng bất bình. Nhiều phiên tòa được xét xử "công khai" nhưng không có ai được tự do tham dự. Đứng xa xa theo dõi cũng bị công an bắt. Và nổi bật nhất là đàn áp những cuộc biểu tình chống ngoại xâm cướp nước ở Sài Gòn và Hà Nội. Khi trí thức và sinh viên đi biểu tình chống Tàu Cộng thì nhà nước ra tay trừng trị, bắt bớ sách nhiễu, đến nơi học hành và làm việc của người tham gia biểu tình để ép họ nghĩ học, bị đuổi việc. 

Trên lĩnh vực văn hóa thì "thành quả nhân quyền" của nhà nước Việt Nam đạt được chuyện phạt những nghệ sĩ ăn mặc hở hang. Báo chí trong nước tự do khai thác chuyện khiêu dâm nhưng không đụng chạm đến các đề tài chính trị hay các xếp công an. Vụ nhà báo Hương Trà là ví dụ. Nhiều nhà báo của Tiền Phong, Tuổi Trẻ bị "bẩy" đi tù vì viết các đề tài cấm kỵ. Cuốn sách hay bộ phim nào nói về thực trạng cuộc sống của người dân thì bị chụp mũ phản động cấm phát hành. "Rồng đá" của nhà văn Vũ Ngọc Tiến là một ví dụ. Bộ phim "Bi ơi đừng sợ!" bị hạn chế ở Việt Nam. Các ca sĩ hải ngoại về thì phải xin phép mới được " ca". Ca sĩ nào chống cộng thì về tới cửa khẩu Tân Sơn Nhất hay Nội Bài là bị đuổi ra ngay. 

Trên lĩnh vực kinh tế thì "thành quả quyền con người" của nhà nước Việt Nam được coi là sân chơi cho các nhóm lợi ích. Truyền thông, y tế, tài nguyên, xuất nhập cảnh, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm... vv coi như là sân chơi cho con ông cháu cha. Khi kinh tế đang xuống dốc thì con gái Thủ tướng được cơ cấu làm chủ một ngân hàng nổi tiếng ở Sài Gòn. Vụ Vinashin thì nhân quyền nhà nước Việt Nam ghi tên trong bảng vàng thương mải thế giới là bội tín và giựt tiền gốc lẫn lãi của các nhà đầu tư thế giới cho vay. Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ ở dự án Đông Tây thì xử lý cho qua loa, vụ in tiền polymer thì cho chìm xuồng. 

Trong xã hội thì phân cách giữa người giàu và kẻ nghèo tăng lên nhiều lần mỗi năm. Phạm pháp gia tăng, nạn buôn người và các tệ nạn xã hội mỗi ngày một phổ biến. Giáo dục tụt hậu, sinh viên tốt nghiệp đại học không biết ngoại ngữ và chuyên môn. Bệnh viện thì quá tải. Người dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử. Kinh khủng nhất là có sự bắt tay của các cơ quan công quyền và thế lực xã hội đen để hiếp đáp dân lành. 

Thành tựu nhân quyền của nhà nước Việt Nam theo ông Nghị là được "cộng đồng quốc tế ghi nhận". Xin hỏi ông nghị là cộng đồng nào? Là Cu Ba, là Bắc Hàn, là Trung Quốc thì nhân quyền họ thua xa Việt Nam nên họ ghi nhận là đúng rồi. 

Có một cán bộ ngoại giao nào dám công khai với cộng đồng người Việt ở Hải Ngoại chăng? Ngay cả ông Nghị khi đi công cán ra nước ngoài nơi có đông người Việt sinh sống thì trốn chui trốn nhủi chứ không dám công khai. Buôn lậu, chuyển tiền quà bất hợp pháp về nước là nhiệm vụ chính của các tòa lãnh sự Việt Nam hiện nay. Người Nhật gọi cán bộ ngoại giao Việt nam là giòi bọ.

Phát biểu của ông Nghị có lẽ nhắm vào gần 90 triệu dân trong nước nhằm tiếp tục ru ngủ họ chăng? Thời buổi của công nghệ thông tin thì việc này vô ích. Một chiếc điện thoại di động rẻ tiền cũng có thể chuyển các thông điệp về đàn áp nhân quyền đi khắp thế giới trong vòng 30 giây. Hệ thống tường lửa cũng đã lỗi thời so với những người chập chững dùng internet. 

Cuộc sống luôn thay đổi nhưng các phát biểu của người phát ngôn bộ ngoại giao nhà nước Việt Nam thì vẫn y như vậy từ trước đến nay. Hết ông này đến bà nọ vẫn điệp khúc ấy lặp đi lặp lại. Ngay cả chính họ biết rằng nói ra không ai tin dù chỉ 1% nhưng vẫn phải bán lương tâm để lừa bịp dư luận. Đó không chỉ là bi kịch cho họ mà còn là nỗi đau của một đất nước và dân tộc. 




No comments:

Post a Comment

View My Stats