Saturday 16 November 2013

NGUY HIỂM VỜ TỎ RA NGU XUẨN ! (Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự)




Posted by diendanxahoidansu on 17/11/2013

Đôi lời:  “Thành ngữ hiện đại” có câu Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm. Nhưng với quan chức thời nay, lại khác, họ sống với phương châm Nguy hiểm vờ tỏ ra ngu xuẩn!  Đó là trường hợp ông Bộ trưởng Công thương trước Quốc hội.

Họ đang tàn phá đất nước, hy sinh môi trường, đời sống nông dân, nông thôn, dân nghèo, … bất chấp tất cả, chỉ với mục tiêu tạo ra một bộ mặt “phồn vinh giả tạo” nơi đô thị, trong chỉ số GDP, để cố níu giữ sự ổn định xã hội, đồng thời toa rập với các “nhóm lợi ích” tranh thủ vơ vét và chia chác.

Khi có duy nhất, hiếm hoi một dịp phải đối mặt trực tiếp trước công luận là diễn đàn Quốc hội, một trong những chiêu tránh búa rìu dư luận là vờ tỏ ra ngô ngọng, nói ra những câu như mê sảng.

Một trò vờ ngô ngọng nữa, là vẽ ra những luật có cũng như không, rồi vờ quên cả nó đi. Họ cho làm thủy điện bừa bãi, tàn phá rừng vô độ, rồi bão lũ đến, những ông chủ thủy điện lợi dụng những quy định lập lờ của pháp luật, xả lũ “sai quy trình” giết hại bao dân nghèo (31 người trong đợt lũ lịch sử này), tàn phá ruộng đồng, đời sống bình yên hàng triệu dân lành, thì không thấy đem luật ra xử. 
Nhỡ mà dân có ngang bướng, chịu hết nổi, đem những vụ này ra kiện, thì với hệ thống tòa án của họ, dân cũng sẽ thua. Nhưng không còn cách nào khác, phải kiện!

BT

——

Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu nhưng nhân dân hiểu
Lê Thanh Phong
Thứ bảy 16/11/2013 18:49

Đại biểu Ngô Văn Minh không thể hiểu câu nói sau của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương… Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.

Không phải một mình ông Minh không hiểu, mà hình như khó có ai hiểu nổi ông Vũ Huy Hoàng nói gì giữa chốn nghị trường.

Còn nhân dân ư! Tất cả  đều hiểu một điều rất rõ khi cơn lũ hung hãn đang quét qua các tỉnh miền Trung. Hàng vạn người dân đang chống chọi với những con nước điên cuồng từ thượng nguồn đổ về. Lũ lên nhanh ngoài  sức tưởng tượng của con người nên không kịp ứng phó. 

Đến trưa 16.11, đã có 18 người chết, mất tích. Nhân dân hiểu rằng, nước lũ tràn về là do các công trình thủy điện mọc lên khắp các tỉnh miền Trung,. Để có những dự án này, hàng vạn hec ta rừng bị phá hủy một cách hợp pháp. Chưa ai biết số gỗ phá rừng để làm thủy điện đi đâu, về đâu?

Nhân dân hiểu làm thủy điện là làm giàu cho một số nhóm lợi ích. Họ bán rừng trước khi bán điện.
Nhân dân biết tỏng tòng tong, tiền bán điện có thể giải quyết được tình trạng thiếu điện nhưng sự trả giá có khi còn lớn hơn.

Và hôm nay đây, những cơn lũ ống, lũ quét không còn bị rừng ngăn cản đã trở thành hỗn hào hơn bao giờ hết. Cùng với nước từ thượng nguồn, hàng triệu khối nước từ các hồ chứa đập thủy điện Sông Bung, Sông Tranh 2, Đắk Mi 4…xả ra, tấn công vào miền hạ du, đổ lên đầu nhân dân, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn của nhân dân.

Kèm theo là hủy hoại nhiều công trình cầu đường, công trình công cộng, thiệt hại vô cùng lớn.

Xin hãy thận trọng và nhìn xa khi tính đến việc ký duyệt các dự án thủy điện. Cái lợi mà các công trình thủy điện này mang lại không đủ bù một phần tỉ thiệt hại do chính các dự án này gây ra. Nhãn tiền là nhân dân miền Trung đang ngập ngụa, đang kêu cứu, đang đói khát, đang dành giật sinh mạng trong nước lũ.

Những người đặt bút ký duyệt các  dự án thủy điện giờ đây đang ngồi trong phòng máy lạnh mát rượi hay lò sưởi ấm áp đọc báo sẽ nghĩ gì khi đọc tin về những thảm cảnh mà nhân dân miền Trung đang gánh chịu.

---------------------------------

16/11/2013 14:45

(TNO) Ngày 16.11, lũ lớn gây điêu đứng cho người dân ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... Hàng ngàn nhà dân chìm trong biển nước; đường sá sạt lở;  đã có thêm nạn nhân chết do mưa lũ. 

Một người dân phường Nhơn Hòa ngồi chờ lũ rút

Quảng Nam: Hàng ngàn du khách phố cổ Hội An sơ tán khẩn cấp 

Dọc sông Thu Bồn, nước lũ hung dữ tràn vào nhà dân

Thủy điện đồng loạt xả lũ cùng với mưa lớn kéo dài đã khiến hạ lưu sông Thu Bồn, đặc biệt là “túi lũ” Hội An (Quảng Nam), bị nước lũ nhấn chìm và dự báo đạt đỉnh lũ lịch sử năm 2009. Hàng ngàn du khách lại phải di tản khẩn cấp để chạy lũ…
Toàn TP.Hội An hiện có gần 40 nhà nghỉ và khách sạn bị ngập lụt với hàng ngàn du khách lưu trú. Chính quyền thành phố chỉ đạo lực lượng công an đứng chốt tại các điểm di tích và trục đường bị ngập lụt, không cho du khách lội nước và đi thuyền chụp hình, quay phim… để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

* Nước lũ đã chia cắt, gây cô lập nhiều huyện của tỉnh Quảng Nam. Hàng ngàn nhà dân tại các huyện Đại Lộc, Hội An, Duy Xuyên, Quế Sơn… chìm trong nước lũ. Ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết nước lũ hiện vẫn đang lên nhanh, khiến khoảng 34.000 hộ dân có nhà cửa ngập sâu trong nước lũ. Đặc biệt, có khoảng 1.200 căn nhà ngập từ 2 m trở lên. Trong đó, xã Đại Lãnh là địa phương ngập sâu nhất, có nơi ngập đến 3 m. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY) 

* 15 giờ ngày 16.11: Những phương tiện lớn như xe tải, ô tô mới qua được đoạn đường này. Riêng các loại xe gắn máy, do nước ngập sâu nên phải dùng xe kéo để chuyển qua. Tranh thủ mưu sinh trong mưa lũ, nhiều người dân đã đổ ra đường làm công việc vận chuyển xe máy. Giá vận chuyển xe cũng tăng cao... không kém gì nước lũ, với 20.000 đồng/xe. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Di tản du khách ra khỏi vùng ngập lũ ở phố cổ

* Sáng 16.11: Sau nhiều giờ huy động tối đa lực lượng để khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Quảng Nam. Hàng trăm hành khách được “giải thoát” sau một đêm mắc kẹt tại đây. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

San ủi để giải tỏa điểm sạt lở gây ách tắc giao thông ở miền núi Quảng Nam - Ảnh: A Lăng Ngước

Đà Nẵng: Di dời hơn 16.000 người dân tránh lụt

Phường Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn bị ngập sâu hơn 1 mét

* Chiều 16.11: Ban chỉ huy PCLB-TKCN TP.Đà Nẵng cho biết các địa phương đã phải di dời hơn 4.500 hộ/ 16.000 người dân do ngập lụt. Trong đó, H.Hòa Vang bị ngập nặng nhất với 9/11 xã; riêng các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Tiến ngập nặng đến 2-3 mét nước. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Quảng Ngãi: 2 người chết do mưa lũ

* 17 giờ: Mặc dù nước lũ đang rút dần nhưng trên QL 1A đoạn qua địa bàn xã Đức Phong, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi) vẫn còn bị ngập sâu khiến giao thông tắc nghẽn hoàn toàn. Hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau dài khoảng 15 km từ trong phía nam ra và ngoài bắc vào. Chờ đợi suốt từ đêm 15.11, nhiều hành khách vật vờ, mệt mỏi và nóng lòng trông chờ lũ rút. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Hành khách mệt mỏi vì QL1 ách tắc giao thông

* Sáng 16.11: Mưa lũ tại Quảng Ngãi làm 2 người chết. Nạn nhân là em Vương Thị Thu Thảo, học sinh lớp 5 Trường tiểu học xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành và ông Lâm Quang Vinh, ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, bị nước lũ cuốn trôi. Ngoài ra, 2 người mất tích do sạt lở ta luy đường Trung tâm y tế Gò Lã, huyện Sơn Tây và 1 người bị thương do sạt lở núi tại Gò Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Sáng 16.11, các công nhân bưu điện Ba Tơ (Quảng Ngãi) khắc phục sự cố sau lũ quét

Bình Định: Sạt lở cầu Bình Định và cầu Huỳnh Kim, QL1A tắc nghẽn

Cầu Bình Định trên QL1A đoạn qua phường Bình Định, thị xã An Nhơn bị sạt lở

Sáng 16.11, mưa lũ đã gây sạt lở cầu Bình Định và cầu Huỳnh Kim (tỉnh Bình Định) khiến giao thông trên QL1A tắc nghẽn.
Hai cầy cầu Bình Định (hay còn gọi là cầu Liêm Trực, thuộc phường Bình Định, thị xã An Nhơn) và cầu Huỳnh Kim (phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn) trên QL 1A bị sạt lở khiến giao thông tại địa phương này hoàn toàn bị ách tắc. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Kon Tum: 4 xã thuộc H.Kon Plong mất điện hoàn toàn 

Chiều 16.11, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Kon Tum cho biết, hiện xã Đăk Nên, H.Kon Plông bị cô lập do cầu vào xã này bị lũ cuốn trôi. 4 xã Đăk Tăng, Đăk Ring, Măng Bút và Đăk Nên thuộc H.Kon Plong bị hư hỏng, mất điện hoàn toàn.(XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Thừa Thiên-Huế: Nhiều nơi bị lũ cô lập

Ngày 16.11, dù lượng mưa đã giảm nhẹ so với đêm hôm trước nhưng nhiều nơi tại Thừa Thiên-Huế vẫn còn bị cô lập. Sáng 16.11, tại thôn 8B và thôn 9, hai địa phương nằm ven sông Phù Bài nước lũ vẫn còn ngập sâu từ 0,5-0,7 m. Rất nhiều hộ dân vẫn còn sống chung với lũ. (XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY)

Nước lũ còn ngập sâu ở thôn 8B, xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy

 THANH NIÊN ONLINE



No comments:

Post a Comment

View My Stats