Báo Lao Động cho hay [1]: “Sau 15 đơn kêu oan của
ông Chấn đi nhiều cơ quan chức năng không có kết quả, ngày 5.7, bà Nguyễn Thị
Chiến (vợ của ông Nguyễn Thanh Chấn) gửi đơn tố cáo đến CQĐT”.
Lý
Nguyễn Chung
Từ đó, người được gọi là hung thủ thật trong vụ giết
bà Nguyễn Thị Hoan đã lộ diện - Lý Nguyễn Chung. Tội được cho là giết người
cướp của được nhiều trang báo tường thuật xảy ra cách đây 10 năm, vào đêm
15/8/2003, lúc Lý Nguyễn Chung ở độ tuổi 15. Đây cũng là độ tuổi dậy thì của
thiếu niên, với tâm sinh lý đang dần hoàn thiện. Chàng trai Lý Nguyễn Chung
cũng được biết là người dân tộc Sán Dìu, lớn lên trong gia đình không hạnh
phúc.
Lý Nguyễn Chung - Hình Vietnamnet
Thời gian xảy ra vụ được gọi là giết người cướp của,
khoảng từ 19 giờ đến 20 giờ. Theo tin, giới an ninh thời bấy giờ, dùng mọi nhục
hình và thủ đoạn để ép cung ông Chấn; trong đó có chi tiết ông Chấn cưỡng hiếp [2]
bất thành bà Hoan, từ đó nảy sinh quyết định giết người để bịt đầu mối và
sẵn tay cướp của luôn.
Cha ruột của người phụ nữ xấu số - Nguyễn Thị Hoan -
cho phóng viên biết [3]: “...Ông Bờ chia sẻ: Lúc chị Hoan bị giết,
cháu Nguyễn Văn Đức - con chị Hoan - mới 17 tháng tuổi, cha cháu đi đâu không
rõ. Năm nay Đức đã học lớp 6, sống cùng ông bà ngoại. Vì mồ côi cả cha lẫn mẹ
nên hàng tháng cháu Đức được nhận trợ cấp của Nhà nước”.
Hoàn cảnh gia đình riêng của bà Hoan không thể nói
là hạnh phúc, khi người chồng của bà bỏ đi, lúc đứa con trai chỉ hơn một tuổi.
Một trong những tình tiết rất kỳ lạ do báo Lao Động
thông tin [1]: (trích)
Bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Chung) khai rõ: Khoảng
20 giờ ngày 15.8, khi cả nhà đang ăn cơm thì Chung mặc mỗi quần đùi, tay cầm
quần áo dài lững thững vào nhà. Sau đó Chung đi tắm và lên giường nằm.
Đến khoảng 10 giờ đêm thì nghe tin chị Hoan bị giết.
Sáng hôm sau, bà Lành thấy quần áo Chung ngâm trong chậu để ở sân có nhiều máu
loang.
Bà Lành đã nghĩ ngay chính con chồng là thủ phạm.
Biết việc này, ông Chúc (bố của Chung) đã tổ chức cho Chung lên Lạng Sơn với
các anh của mình. (hết trích)
Tình tiết này cũng được báo Công An Tp.HCM kể lại [4]
hoàn toàn giống nhau về nội dung, chỉ khác cách diễn đạt: (trích)
Theo đơn của chị Chiến, các kiểm sát viên đã làm
việc với bà Lành và bà cho biết: Khoảng 20 giờ ngày 15-8-2003, Chung mặc quần
đùi, cởi trần đi về nhà (quần áo dài cầm trên tay). Đêm hôm đó, nghe tin chị
Hoan bị giết nhưng bà không hề nghi ngờ đứa con riêng của chồng vì thấy nó lên
giường đi ngủ như mọi ngày, không có biểu hiện tâm lý gì đặc biệt. Đến sáng hôm
sau, bà Lành thấy chậu ngâm quần áo của Chung có nhiều vết máu nên đã nói với
ông Chúc: “Khả năng Chung giết chị Hoan”. (hết trích).
Một kẻ giết người vì mục đích cướp của, lại cần phải
cởi quần áo dài bên ngoài, dù trước hay sau khi hành sự, rồi cầm bộ quần áo đó,
ở trần, với chỉ độc chiếc quần đùi rời khỏi hiện trường về nhà, có vẻ, đây là
lần đầu tiên nghe được.
Lý do gì Lý Nguyễn Chung cần phải làm như thế? Nếu
cho rằng, việc trút bỏ quần áo dài trước khi giết người, quả thật không hiểu
nổi, khi hung thủ trở nên đủng đỉnh? Nếu sau khi nạn nhân chết rồi, Chung mới
trút bỏ quần áo vì tiếc (do nhà nghèo) bộ quần áo (dính đầy máu nên mang về
giặt để sử dụng tiếp), câu hỏi khác nảy sinh: giết người chết rồi, vẫn đủ bình
tĩnh cởi quần áo cầm tay đi về nhà? Còn lý do gì khác? Lúc xảy ra án mạng Chung
mang giày hay dép hoặc đi chân trần? Khám nghiệm pháp y lúc bấy giờ, kết quả ra
sao? Đó là những chi tiết cần phải làm sáng tỏ!
Cũng theo báo Lao Động, trong cùng bài viết [1]: Khởi
tố bị can với Chung về hai tội giết người và cướp tài sản và bắt khẩn cấp Lý
Văn Chúc (bố đẻ của Chung) về tội đe dọa giết người...
Vì cho rằng việc của con trai mình bị bại lộ là do
bà Lành (mẹ kế của Chung) kể chuyện cho người khác, đối tượng Chung đã đào sẵn
hố ở vườn nhà mình và nói sẽ giết bà Lành.
Song song đó, theo báo Công An Tp.HCM [4]
ngày 08/11/2013:
Suốt quá trình bỏ trốn, Lý Nguyễn Chung không phút
nào yên. Cứ chợp mắt, hình ảnh người phụ nữ mình đầy máu me lại len lỏi vào đầu
óc hắn. Chỉ đến khi ra đầu thú hắn mới thấy nhẹ nhõm phần nào. Chung nói với
kiểm sát viên: “Trước đây lúc nào em cũng cảm giác đang đeo vật gì đó nặng hàng
tấn trên người. Giờ em đã trút được 900 cân rồi. Biết thế này, em ra đầu thú
sớm hơn”.
Ngày 07/11/2013, cũng báo Công An Tp.HCM, có bài
[5]: “Ông Nguyễn Thanh Chấn bị khép tội giết người như thế nào?”,
trong có đoạn:
“...Kiểm sát viên Trần Hùng Mạnh, người trực tiếp
điều tra, xác minh và làm rõ đối tượng Chung mới chính là hung thủ của vụ án
kể: “Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, chúng tôi lập tức làm việc với những người
liên quan. Cả Cục Điều tra có bảy chiếc xe ôtô thì gần như ngày nào cũng trên
đường. Tổ công tác chia nhau đi xác minh, ghi lời khai ở nhiều nơi từ Lạng Sơn,
Bắc Giang đến các tỉnh Tây nguyên. Khi xác định chính xác ông Chấn bị oan, tổ
công tác tâm niệm càng minh oan sớm cho ông Chấn ngày nào càng tốt vì ông ấy
chịu quá nhiều cay đắng. Xác định rõ như vậy nên chúng tôi làm việc không kể
giờ giấc. Vài đêm thức trắng tại cơ quan để nghiên cứu hồ sơ là chuyện diễn ra
thường xuyên. Đến khi chân dung kẻ giết người đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp
luật được vẽ lên, chúng tôi tiếp tục lên đường truy tìm hắn kết hợp động viên,
thuyết phục gia đình đưa Chung ra đầu thú”.
“Chung là kẻ rất ma mãnh. Hắn di chuyển liên tục và
thay tới gần 100 sim điện thoại trong thời gian lẩn trốn. Chính vì sự ranh mãnh
này mà tháng 9-2013, Công an Bắc Giang cũng vào Đắk Lắk nhưng không bắt được
Chung.
Có lần tổ công tác bị Chung cho “ăn quả lừa” nhưng
chúng tôi không nản vẫn kiên trì bám theo dấu vết của hắn. Có lẽ biết không thể
trốn mãi, Chung đã đồng ý ra đầu thú” - một kiểm sát viên cho hay”.
Tất cả các trích dẫn trên, được biết là Lý Nguyễn
Chung nói với các kiểm sát viên và được các phòng viên ghi chép lại từ miệng
của kiểm sát viên. Thật khó hiểu, nếu xâu chuỗi sự việc lại với nhau.
Trong khi báo Công An Tp.HCM cho biết Lý Nguyễn
Chung rất “ma mãnh” thông qua các chi tiết: đổi gần trăm sim điện thoại, lẩn
trốn và không bắt được, lại còn đủ thủ đoạn cao thâm lừa các viên công an...
“chuyên nghiệp”; thì cũng chính trang báo “còn đảng còn mình” bỗng chốc biến Lý
Nguyễn Chung từ con hổ dữ trở thành một con mèo ướt tội nghiệp với sự hối hận,
dằn vặt diễn ra ngay sau chỉ có một ngày. Với quãng thời gian rất ngắn, chỉ từ
tháng 9/2013 đến tháng 10/2013, tâm lý, quan điểm của chàng trai dân tộc thiểu
số thay đổi đột ngột bất thần đến thế chăng (?!). Tại sao tâm trạng hối hận dằn
vặt kéo dài nhiều năm qua vì giết người vô tội, Lý Nguyễn Chung lại “còn đào
sẵn hố ở vườn nhà mình và nói sẽ giết bà Lành”?
Những người dân sinh sống thân quen - nơi Chung cư
trú đến khi được cho là ra đầu thú - hầu như đều nhận xét tốt [6] về
chàng trai này:
Năm 2004, qua giới thiệu của một số người bà con, ông
Nguyễn Văn Sự ở thôn Đoàn Kết nhận Chung vào làm thuê. Ông bắt Chung xuất trình
đầy đủ giấy tờ tùy thân, bố mẹ của Chung ngoài quê cũng điện vào xin cho con
được làm việc nên ông giữ Chung ở lại làm trong nhà. Gia đình cho biết, trong 6
năm làm việc, Chung luôn siêng năng, thật thà.
“Gia đình buôn bán nên nhiều khi tiền bạc cứ để trên
bàn nhưng Chung không mảy may đếm xỉa. Giao tiền và xe cho nó đi nhận hàng, mua
bán hết bao nhiêu nó đều về báo lại đầy đủ. Cho tiền nhiều khi nó cũng không
lấy vì nó nói con chẳng xài tiền. Nó không ham nhậu nhẹt, chỉ mê mỗi xem bóng
đá”, anh Nguyễn Văn Đợi (con trai ông Sự) cho biết.
Cũng theo người nhà ông Sự, Chung rất quan tâm, lo
lắng cho gia đình mình ngoài Bắc. Khi gia đình có việc cần, Chung đều ứng tiền
để gửi về hoặc trực tiếp về nhà để lo việc gia đình. “Nghe tin Chung là thủ
phạm, gia đình tôi ai cũng bàng hoàng”, anh Đợi nói.
Ông Văn Công An, Trưởng thôn Đoàn Kết cho biết, năm
2004 Chung đến tạm trú tại thôn, đến năm 2008 nhập hộ khẩu. Chung là người
siêng năng công việc, sống hòa thuận với hàng xóm...
Sự việc ông Nguyễn Thanh Chấn không giết người đã tỏ
tường.
Tuy nhiên, Lý Nguyễn Chung giết người vì động cơ,
mục đích gì chưa thật rõ ràng, cũng như bà Hoan chết trong tình trạng như thế
nào với giám định pháp y của 10 năm về trước? Những hình ảnh về cái chết của bà
Hoan ra sao? Các vật chứng (nhẫn, chuôi dao, mũi dao v.v...) hầu như không biết
được chính xác? Tại sao Chung lúc nào cũng dắt dao bấm theo bên mình, như báo
chí cho biết? Liệu con dao đó có thật là của Chung hay tại bếp của bà Hoan?
v.v...
Dường như tất cả thông tin vừa qua, phụ thuộc vào
những gì từ gia đình Lý Nguyễn Chung khai nhận và những đoạn thâu âm của gia
đình ông Nguyễn Thanh Chấn cùng 15 lần đơn kêu oan, cũng như từ phía công an và
kiểm sát viên nói với báo chí là chính. Có lẽ, cũng nên nhắc lại nguyên tắc “trọng cung hơn trọng
chứng” đã gây ra bao hậu quả thê thảm cho người dân trong hàng chục năm qua.
Thêm vào đó, với nhận xét rất trái nghịch về tính
cách, tâm trạng của Lý Nguyễn Chung như thượng dẫn, cho thấy vụ việc còn quá
nhiều uẩn khúc. Ngoài cậu thiếu niên bị cho là giết người, có còn bên thứ ba
nào cùng tham gia không? Có hay không một lý do chủ quan nào từ phía bà Nguyễn
Thị Hoan tác động lên tâm lý của cậu bé vào lúc đó, đến nỗi cậu đã bị kích động
dữ dội, dẫn đến hậu quả chết người? Bởi giết người ở trạng thái thần kinh bị
kích động mạnh khác hẳn với cố tình giết, vì Luật hình sự đã quy định:
Điều 95. Tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
Cũng cần lưu ý, khi vụ việc xảy ra, Lý Nguyễn Chung
chưa tròn 15 tuổi.
Dù được chính một ông đảng viên, với chức vụ Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Tư pháp, tên Nguyễn Đình Quyền khen ngợi [7] “Cơ quan điều
tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới”, điều này không đủ để đóng dấu
“chất lượng”, “trí tuệ” của giới công an để chắc chắn, Lý Nguyễn Chung xuất
phát hoàn toàn từ động cơ vì tiền khi giết Nguyễn Thị Hoan.
Một khi Nguyễn Thanh Chấn đã bị bức cung tàn độc và
phi nhân, người dân chắc chắn không trông mong Lý Nguyễn Chung lặp lại sự oan
ức tày trời như thế, dù ở góc độ này hay góc độ khác. Đặc biệt, Chung đang còn
người vợ mang thai và đứa con bé nhỏ sống trong cảnh nghèo túng.
Thứ
trưởng Bộ Công an phát ngôn.
Mới đây, toàn dân vô cùng “phấn khởi” khi nghe Đặng
Văn Hiếu - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết [8]: “Đáng chú ý, Cơ quan Cảnh
sát điều tra đã tìm ra hung thủ trong vụ đặt mìn tại nhà riêng Giám đốc Công an
tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Như Tuấn và sẽ công bố trong thời gian tới. Đây là mâu
thuẫn nội bộ nhưng sau đó, đối tượng thuê một nhóm côn đồ đặt mìn trước cửa nhà
đồng chí giám đốc”.
Chi tiết như ông thứ trưởng công an nói, càng phơi
bày tính chất côn đồ và sát nhân máu lạnh, xuất hiện ngay trong nội bộ “áo anh
rách vai quần tôi có hai miếng vá”. Thật không tưởng nổi, khi biết họ là lực
lượng luôn “tuân thủ 6 điều bác dạy”:
Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ.
Đối với chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với công việc, phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo.
Băn khoăn nữa, không biết “thời gian tới” ông Thứ
trưởng Hiếu nói là khi nào(?) Và tại sao phải là “thời gian tới” mà không ngay
lập tức, công bố “ông” cộng sản nào không “thân ái, giúp đỡ” lại đầy dã tâm đến
mức đặt mìn trước nhà “đồng chí”(?).
Liệu “hung thủ” đặt mìn trước nhà Nguyễn Như Tuấn -
giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên không phải sự lặp lại cách điều tra phản khoa
học, đầy dốt nát của người cộng sản đã áp lên cho ông Chấn(?)
Người dân bàng hoàng, chết lặng trước thảm họa
Nguyễn Thanh Chấn nhận lãnh 10 năm qua. Giờ đây, đối với Lý Nguyễn Chung, lấy
gì đảm bảo, những ai đủ nhân cách và những tổ chức nào đủ tư cách để giám sát
độc lập và trình ra trước công luận tính khả thi về những lời khai và sự thật
đằng sau vụ giết Nguyễn Thị Hoan hoàn toàn vì 59.000 đồng cùng 2 chiếc nhẫn mà
không rõ giá trị?
____________________________________
Chú
thích:
[2]. http://www.tinmoi.vn/bi-hai-vu-an-oan-10-nam-cuong-hiep-giet-nguoi-trong-5-10-phut-011285238.html
[6].
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/vo-boc-10-nam-cua-nghi-pham-ly-nguyen-chung-2906386.html
No comments:
Post a Comment