Ariel Bogle
Người dịch: BT
02/11/2013, 8:14 sáng
Nhận xét là Việt Nam có một mối
quan hệ không ổn với Internet có lẽ là một cách nói cho nhẹ bớt đi. Bất chấp nỗ
lực đàn áp của chính phủ, truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook, là vô cùng
phổ biến tại Việt Nam, với ước tính chiếm khoảng 70% người truy cập trên tổng
số người dùng Internet. (Khoảng một phần ba trong 90 triệu người dân Việt Nam
vào mạng trực tuyến). Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam dường như đang cố
gắng ấp ủ mộng có một Thung lũng Silicon của riêng của mình, và đã có những
trang mạng truyền thông xã hội kiểu cây nhà lá vườn như là Zing Me và HaiVL.
Nhưng cho tới lúc này thì các
nhà chức trách đã không thể sao chép được hình mẫu Vạn Lý Tường Lửa (Great
Firewall) của Trung Quốc để ngăn chặn những nội dung không thân thiện với chế
độ, vốn từng bị đàn áp qua các phương cách cũ là sách nhiễu và bắt bớ những nhà
bất đồng chính kiến trên mạng. Nói theo cách khác, thì họ dùng kiểu “bắn người
đưa tin”, như nhận xét của ông Phil Robertson, Phó giám đốc Khu vực châu Á của
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch. Người ta ước tính, trong năm
nay Việt Nam đã bỏ tù 46 blogger và các nhà hoạt động, chỉ đứng sau Trung Quốc,
nên đã được đứng thứ 172 trên 179 quốc gia trên bảng xếp hạng Tự do Báo chí của
tổ chức Phóng viên Không biên giới.
Tham vọng của bộ máy cai trị để
kiểm soát chặt chẽ thông tin trực tuyến thường đôi lúc bùng lên. Tháng Mười vừa
qua, cùng trong một ngày, một người đàn ông Việt Nam bị tuyên án vì những bài
viết trên Facebook để kêu gọi trả tự do cho em trai mình, thì một nhà hoạt động
khác cũng bị công an bắt giữ vì anh sử dụng Facebook để quảng bá thông tin trên
mạng.
Cuộc vận động của Đinh Nhật Uy
đòi trả tự do cho em trai, một nhà hoạt động đang bị cầm tù, đã đem đến một án treo 15 tháng
qua bốn bài viết trên Facebook, trong đó anh bị cho là đã “lợi dụng quyền tự
do dân chủ”, theo thông tin từ tổ chức Phóng viên Không biên giới .
Trong khi đó, bạn bè của
Blogger đấu tranh cho dân chủ Nguyễn Lân Thắng đã đưa lên Facebook một đoạn
video sau khi anh bị bắt tại sân bay Hà Nội, trong đó anh tuyên bố “Khi các
bạn nhìn thấy đoạn video này, chắc chắn tôi đã bị lực lượng an ninh bắt giữ.”
Đầu năm nay, các quan chức Mỹ đã tỏ ra không hài lòng khi được biết một luật sư
từng được đào tạo về nhân quyền tạo Mỹ và đồng thời là một Blogger nổi tiếng,
là ông Lê Quốc Quân, đã bị kết án 30 tháng tù giam, về tội liên quan tới việc
đóng thuế, nhưng bị cho là vì động cơ chính trị .
Nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên
nhất, trong một nỗ lực để bảo hộ cho quyền năng của truyền thông nhà nước và
trừng trị thẳng tay việc chia sẻ những quan điểm gây tranh cãi, Việt Nam đã
thông qua một nghị định (*) cấm đoán việc chia sẻ tin tức trực tuyến. Nghị định
này, có hiệu lực vào tháng Chín, làm cho những người dùng mạng truyền thông xã
hội trở nên bất hợp pháp khi đưa lên mạng những thông tin được tổng hợp lại từ
hầu như tất cả các nguồn tin, dưới danh nghĩa là vì “an ninh quốc gia” và để
ngăn chặn vi phạm bản quyền.
Văn bản nghị định được công bố
rộng rãi đã nói rõ, “Các trang thông tin điện tử cá nhân chỉ được phép đưa
tin tức thuộc sở hữu của người đó, và không được phép ‘trích dẫn’, ‘thu thập’
hoặc tóm tắt thông tin từ cơ quan báo chí hoặc các trang web chính phủ”,
theo ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin
điện tử. Cũng sẽ là bất hợp pháp nếu như đưa lên các phương tiện truyền thông
xã hội ”những thông tin chống lại nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh
quốc gia, trật tự xã hội và khối đoàn kết dân tộc … hoặc các thông tin xuyên
tạc, vu khống và bôi nhọ uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
Một người dân Mỹ bình thường
hẳn sẽ bị sốc nếu thấy có ai đó bị bắt bớ chỉ vì trên trang Facebook của họ đầy
những hòn đá của các bác cao niên giận dữ đang tung các đoạn video của
hãng Fox News chống lại chính sách Y tế mới của ông Obama. Cũng chẳng phải là
điềm tốt lành cho nỗ lực của Việt Nam muốn trở thành một Thung lũng Silicon.
Nhưng ngày càng có nhiều người Việt tham gia mạng trực tuyến, nên khả năng của
chính phủ nhằm đảm bảo là các công dân của mình nhận thức được rằng chỉ được có
“những thông tin đúng đắn và không có vấn đề trên internet ” thôi sẽ là chuyện
không thể tồn tại được lâu dài đối với thế giới này .
Ariel Bogle là một nhà nghiên
cứu làm việc cho Future Tense.
Bản tiếng Việt © Diễn đàn Xã hội Dân sự 2013
Ảnh: Một cảnh sát cố gắng ngăn chặn một phóng viên nước ngoài chụp
ảnh bên ngoài phiên tòa xử ông Phạm Minh Hoàng, một Blogger-Nhà giáo người Pháp
gốc Việt, năm 2011.
–
* Xem: Nghị định 72/2013/NÐ-CP (Ba Sàm).
No comments:
Post a Comment