Quang Hùng
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ
Hà Nội
Cập nhật: 08:58 GMT -
thứ bảy, 16 tháng 11, 2013
Hiện nay, các huyện ngoài thành phố các tỉnh đồng bằng
sông Cửu long đang có xu hướng quyền sở hữu ruộng đất tâp trung vào một số ít
người gọi là tầng lớp địa chủ mới, đa số người nông dân nghèo ở đây sinh nhai
bằng cách thuê ruộng lại làm dạng nộp tô hoặc làm thuê trực tiếp cho họ.
Chính phủ Việt Nam cũng có
nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên sự ràng buộc về quy định, tiêu
chí khắt khe cộng với sự cứng nhắc của chính quyền địa phương dẫn đến trường
hợp đáng tiếc như giết người, tự tử đã xảy ra.
Hơn nữa các chương trình trên
chỉ mang tính tức thời, xóa đói thì có nhưng giảm nghèo thì chưa thể đối với
tầng lớp nông dân nghèo Miền Tây.
Hơn hai chục năm trở lại đây
vùng quê Miền Tây càng ngày có ít nhiều thay đổi tích cực.
Xóa đói giảm nghèo thiết thực,
hiệu quả có được chính nhờ những người cô gái hiếu thảo, tự nguyện làm những
nghề gọi là “tệ nạn xã hội” hay mại dâm trên khắp vùng miền, những" khu
đèn đỏ" nước lân cận hoặc chấp nhận lấy chồng các nước như Đài Loan, Hàn
Quốc, Mã Lai... để có cơ hội, thu nhập cao hơn bình thường giúp đỡ gia đình.
Rất nhiều cô gái đi “hành nghề”
giúp được bố mẹ già, tưởng chừng cả đời ở nhà lá, nay được ở nhà xây ấm áp,
những đứa em trai có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, thành người có ích
cho xã hội.
'Đánh đổi'
Không ít những người cô gái đó
không may trả giá cho sự hiếu thảo của mình bằng phải vào trại phục hồi nhân
phẩm, đồng nghĩa là gia đình của mình hết cơ hội, những đứa em phải bỏ học đi
bán vé số, nghề đang thịnh hành của các trẻ em Miền Tây để cùng tồn tại với gia
đình.
Một cô gái hành nghề tại
Campuchia, ngồi lồng kính trong các khách sạn, nơi hầu hết là những cô gái
Miền Tây ngồi chờ khách làng chơi lựa chọn, tâm sự : "Làm nghề bên này mỗi
lần "đi khách" ít tiền hơn bên nước mình, nhưng nhiều lượt khách hơn,
tiền làm được gởi về giúp đỡ gia đình ổn định, và quan trọng hơn là không bị
công an 'bố'".
Nhiều người có cuộc sống may
mắn hơn thì cho rằng những lý lẽ trên là sự ngụy biện, nhưng chưa một ai chỉ ra
được giải pháp hữu hiệu nào để các cô gái đó giúp đỡ gia đình, vượt qua số phận
nghèo khổ từ đời này sang đời nọ.
Đạo lý “Nghèo cho sạch, rách
cho thơm” cũng chỉ duy trì các gia đình nông dân Miền Tây nghèo nàn từ thế hệ
này sang thế hệ khác mà thôi.
Một số quan chức lấy việc dạy
nghề, đi làm những khu chế xuất của một số người cho là gương mẫu, coi thu nhập
mại dâm hơn những người bình thường là không lương thiện.
Nhưng việc làm đó, mức thu nhập
đó hiện tại ở Việt Nam có đủ giúp được gia đình của các cô gái vượt qua khó
khăn nghèo nàn không ?
Hơn nữa trong bối cảnh đất nước
hiện nay không dành cho những người nông dân nông thôn đến tuổi già một quyền
lợi phúc lợi hay thu nhập lương hưu nào, thì sẽ họ tồn tại ra sao ?
Hay chăng cuộc sống hưởng thụ
giàu sang, quyền hạn của những người đương quyền đang dần vô cảm, nên có suy
nghĩ quá đơn giản với cộng đồng ?
Nhan nhản trên báo chí Việt Nam
vùi dập, chê bai, phê phán các cô gái đó, cho là lối sống nhục nhã, vô đạo đức
chứ không chia sẻ số phận của họ, khó khăn của gia đình họ. Thậm chí lấy vài
điển hình xấu cá biệt áp đặt cho tất cả những ai rơi vào hoàn cảnh này.
Không ai giúp được rất nhiều
gia đình nông dân nghèo vùng quê Miền Tây thay đổi cuộc sống tốt hơn trừ chính
bản thân của những người con gái trong gia đình tự nguyện "hành nghề"
tủi nhục, thầm lặng.
Tương lai của các trẻ em những
nơi đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của các người chị, chấp nhận một cuộc
sống phũ phàng, xã hội chà đạp để có thể cho các em mình cơ hội nên người.
Sứ mạng xóa đói giảm nghèo ở
Miền Tây hiện tại, việc mà chính phủ chưa thể làm được thì chính số phận nghiệt
ngã của những người cô gái Miền Tây đã và đang làm được.
Nên chăng phải xem lại việc
chấp thuận công khai nghề mại dâm đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cho
người nghèo tại Việt nam. Tồn tại vĩnh viễn sự lén lút kéo theo tồn tại các
hình thức bảo kê bất ổn xã hội và các hệ lụy ăn theo khác nguy hại cho cộng đồng.
Bài thể hiện quan điểm
riêng và cách hành văn của người viết, một độc giả BBC Tiếng Việt
từ Hà Nội.
No comments:
Post a Comment