Posted on 07/11/2013 by gocomay
Trong lúc vụ án do bức cung khiến con một liệt sỹ bị hơn 10 năm tù oan ở
Bắc Giang đang làm rúng động dư Dư luận.
Thì bên hành lang QH chiều ngày
6/11, ông Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền mặt mũi láng bóng hớn
hở khoe với báo chí rằng, cơ quan điều tra ở Việt Nam được coi là một trong cơ
quan giỏi nhất thế giới do phá án nhanh nhờ biết dựa vào nhân dân. (ở
đây).
Phó CNUBTP QH Nguyễn Đình Quyền – Ảnh: Lê Anh Dũng
Vậy ta thử xem cái tài phá án
nhanh nhờ biết dựa vào nhân dân trong vụ này ra sao?
-
Sau khi khám nghiệm kỹ hiện trường gây án ban chuyên án (BCA) đã xác định đây
là vụ án giết người do cưỡng dâm không thành, vì nạn nhân là người phụ nữ trẻ
đơn thân có một con nhỏ (“gái một con…“), dễ làm cho những người đàn ông
hàng xóm láng giềng nẩy lòng tà dâm?
-
Sau khi lấy lời khai của người đầu tiên trông thấy xác nạn nhân (vào lúc 22
giờ). BCA xác định được thời gian gây án là sớm trước đó khoảng từ 2 tới 3
tiếng đồng hồ.
-
Sau khi BCA lấy lời khai của cư dân sống quanh nơi có án mạng (biết “dựa vào
nhân dân“) thì thấy lời khai của ông Chấn (được vợ sai đi xin nước khoảng 19
giờ) và lời khai của bà Viển, gần nhà chị Hoan (nạn nhân) nói ông Chấn lúc 19
giờ 30 vẫn đang múc nước ở nhà bà ta. Là đã đủ để kết luận ông Chấn có thể là
hung thủ gây án (Trong khoảng thời gian từ 19 giờ 05 – 19 giờ 25).
-
Niềm tin này càng được củng cố khi đo kích cỡ bàn chân của ông Chấn gần khớp
với một số dấu bàn chân hung thủ để lại trên hiện trường.
-
Với niềm tin này, BCA đã bỏ qua tất cả các chi tiết tối quan trọng khác như:
Nhiều dấu vết chân dưới sàn nhà, dấu tay có vết máu trên cửa và dấu vân tay
trên chiếc gối đậy mặt chị Hoan, vân tay trên cánh cửa, thanh sắt cài cửa hậu,
trên công tắc điện…
Sau khi đã “định hướng“ được
hung thủ gây án, việc còn lại của BCA để hoàn chỉnh hồ sơ phá án là buộc nghi
phạm phải “thành khẩn nhận tội“. Muốn lập được chiến tích “phá án nhanh“ cần
phải tiến hành ép cung. Như đã thể hiện trong đoạn trích từ lá đơn kêu oan đề
gửi Thanh tra Bộ Công an và lời kể của ông Chấn với các phóng viên như sau:
Ông Chấn vẫn còn nhớ như in những lần bị ép cung…
“Ngày 30-8-2003, tôi nhận được
“giấy mời lần 1” về Công an huyện Việt Yên để gặp và làm việc. Cụ thể là lấy
dấu chân và dấu vân tay của tôi, đồng thời hỏi tôi có biết gì về cái chết của
cô Hoan (Nguyễn Thị Hoan – nạn nhân bị sát hại) không? Tôi trả lời không biết
gì cả. Đến 20-9-2003, tôi lại nhận được giấy triệu tập lần 2. Tôi lên để gặp
làm việc và tiếp tục lấy dấu vân tay, dấu chân nhiều lần. Tôi vẫn trả lời không
biết gì về cái chết của cô Hoan cả. Sáng hôm sau, tôi đến theo hẹn thì cán bộ
Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay của tôi nhiều lần rồi tra hỏi, đánh tôi
rất đau”.
“Từ đó, các cán bộ: Nguyễn V.D,
Ngô Đ.D, Đào V.B, Nguyễn T.T, T, Trần N.L thay nhau túc trực tôi suốt ngày đêm
này sang đêm khác không cho tôi về và không cho tôi ngủ, dọa nạt ép buộc bắt
tôi”.
Trong đơn mô tả: “Cán bộ Trần
N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu
cho mày chết bây giờ vì cán bộ Nguyễn H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa
ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt ép tôi viết đơn tự
thú ngày 28-9-2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế – Bắc Giang”.
Ông tiếp tục kể, trong thời
gian tạm giam ở Trại Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng. “Có lần vào buồng
của phạm nhân Phạm Duy Hồng – thì có 1 mình phạm nhân ấy với tôi. Vừa vào đã bị
đánh, dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày
28 hầu như tôi không được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng” – ông Chấn nấc lên
rồi lại lấy tay ôm mặt.
“Cũng trong trại Kế, tôi phải
tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho 1 tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ còn đưa
cho cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo. Làm đi
làm lại để cho đúng ý của họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay
phim… (ở
đây)
Đại tá Nguyễn Văn Chức – Chánh Văn phòng Công an
tỉnh Bắc Giang, trao đổi với phóng viên chiều ngày 6.11
Khi được nhà báo hỏi về việc
ông Chấn bị điều tra viên ép cung, “dạy” thực nghiệm hiện trường, đại tá Nguyễn
Văn Chức – Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang, chiều ngày 6.11 khẳng
định: “Ai làm việc đó là sai. Thế nhưng việc người ta có làm việc đó hay
không thì phải điều tra, xác minh”. Song ông Chức cho biết: “Việc xem
xét trách nhiệm phải chờ chỉ đạo của cấp trên. Một là, nếu anh vi phạm về mặt
pháp luật và hoạt động tư pháp thì thẩm quyền thuộc về VKSND Tối cao, họ sẽ chỉ
đạo giải thích; Hai là về quản lý nhà nước, xử lý cán bộ, thẩm quyền thuộc về
Bộ Công an.
Đến thời điểm này, tôi chưa nhận được văn bản nào
từ cấp trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh phải xem xét, xác minh, làm rõ trách
nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan”.
Chủ toạ phiên tòa sơ thẩm trong
vụ việc xử án oan cho phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn (năm 2004), ông Nguyễn Minh
Năng nói: “Tôi quên phiên xét xử đó rồi. Hồi xưa xét xử thì dựa trên
chứng cứ, tài liệu vụ án, chứ giờ vụ án đã lâu không nhớ nổi”.
Trả lời về trách nhiệm trong vụ
việc xử án oan cho phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn, ông Năng nói: “Giờ bị
cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do Quốc hội chứ biết sao được”.
Nguyên thẩm phán TAND tỉnh Bắc
Giang (ông Trần Văn Duyên, 69 tuổi, thẩm phán phiên xét xử sơ thẩm năm 2004, đã
nghỉ hưu từ năm 2006) nói: “Đã có sự phân cấp rồi, chúng tôi xử sơ thẩm mà
cấp phúc thẩm y án thì chứng tỏ có đủ căn cứ kết tội bị cáo về tội giết người.
Cấp phúc thẩm tuyên y án thì có nghĩa chúng tôi xử đúng rồi và chúng tôi cũng
không có trách nhiệm gì, giờ vụ án có sai thì trách nhiệm thuộc về cấp phúc
thẩm của tòa tối cao”. (Xem ở
đây)
Bà Nguyễn Thị Yến – Vụ trưởng Vụ tổ chức thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trả lời báo chí.
Liên quan đến việc anh Nguyễn
Thanh Chấn tại Bắc Giang 10 năm trước bị kết án tù chung thân về tội giết
người, nay đã được Viện KSND Tối cao về kháng nghị tái thẩm và tạm hoãn thi hành
án, bà Nguyễn Thị Yến – Vụ trưởng Vụ tổ chức thực hành quyền công tố và kiểm
sát xét xử hình sự cho biết ngay từ khi mới thụ án vào các năm 2004 – 2006, anh
Chấn và người nhà đã gửi đơn kêu oan đến các cơ quan khác nhau như Văn phòng
Chính phủ… nhưng vì các đơn này không được gửi đến đúng địa chỉ là Cơ quan điều
tra của Viện KSND Tối cao nên không được xem xét kịp thời.
Viện trưởng VKSND Tối cao – Đại
biểu QH Nguyễn Hòa Bình.
Đương kim Viện trưởng
VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 4/11 nói với báo
chí rằng: “Người ta không thể có thông tin đích thực của vụ án này. Việc bị
oan và kêu cứu là đương nhiên, chứ thông tin về thủ phạm thì lúc đó chưa có.
Tôi có đọc lại rất nhiều đơn kêu oan của anh Chấn. Nhưng rất tiếc những lá đơn
đó lại được gửi cho Văn phòng Chính phủ và đâu đó chứ không gửi cho tôi.” (Xem
ở đây)
Theo báo Người lao động, tại
buổi họp báo sáng 5/11, trả lời về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng về vụ bỏ
tù oan ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Nguyễn Việt Hùng – Chánh Văn phòng VKSND Tối
cao nói: “Đây cũng là một cái sai sót khách quan. Đây là một bài học, VKSND
Tối cao sẽ họp tất cả ban ngành để rút kinh nghiệm”.
Bình luận về việc này, Blogger
Nguyễn Tường Thụy (lề dân) viết: “Bỏ tù oan người ta, nhận được đơn kêu oan ngay từ
năm 2004, thế mà lùng bùng tận bây giờ mới tạm thả người ta ra mà lại bảo là
sai sót khách quan. Nếu do khách quan thì có gì mà phải rút kinh nghiệm.“
Nhà báo Đào Tuấn (Báo ĐĐK) trên
blog cá nhân của mình đã viết:
“Khi nói về cảm giác của mình
trước vụ oan sai 10 năm trời ở Bắc Giang, câu đầu tiên mà nhà sử học Trung Quốc
nói là ông nghĩ tới những bộ phim hình sự Mỹ, nơi mà những nạn nhân tuyệt vọng
với công lý, phải tìm cách “tự xử”, tìm cách “tự giải oan cho mình”.
10 năm thúc trống kêu oan để có niềm vui vỡ oà
hôm nay….
“Thúc trống Đăng Văn” suốt 10
năm trong sự mù lòa của nữ thần công lý, người vợ của bị án chung thân Nguyễn
Thanh Chấn đã phải “tự xử” bằng cách mua máy ghi âm. Ghi lén lại toàn bộ lời tố
cáo hung thủ từ chính người nhà y. Và sau đó, đã đem những bằng chứng đó nộp
cho chính những người đã luận tội oan chồng mình.
Và thật chua chát, công lý bấy giờ mới chợt tỉnh giấc. Thậm chí còn chưa kịp nhận ra rằng việc để người dân phải tự giải oan, còn có thể nói gì hơn, đang là một biểu hiện cho sự bất lực của công lý…“ – (Trích: ở đây)
Và thật chua chát, công lý bấy giờ mới chợt tỉnh giấc. Thậm chí còn chưa kịp nhận ra rằng việc để người dân phải tự giải oan, còn có thể nói gì hơn, đang là một biểu hiện cho sự bất lực của công lý…“ – (Trích: ở đây)
Trong bài đăng trên Báo
Tiền Phong cách đây 7 năm trước kêu oan cho ông Chấn có đoạn như sau, xin
trích:
Tòa cho rằng: “Bị cáo không đưa
ra được những chứng cứ để chứng minh cho hành vi không phạm tội của mình, lời
nại của bị cáo tại phiên toà chỉ nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự”.
Điều 63 Bộ Luật Tố tụng hình sự
đã quy định rõ: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay
không, ai là người phạm tội…”. Vì thế nghĩa vụ chứng minh không thuộc về bị cáo
mà là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Rành rành như canh nấu hẹ vậy
mà ông Phó Quyền vẫn cãi đài rằng, tỷ lệ án oan sai là rất
thấp… chỉ không phẩy mấy phần trăm… thì kể cũng nực cười. Chắc ông
Quyền luôn tin tưởng ‘Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế
giới’. Nên khiến giới chức nắm cán cân công lý ở các
cấp luôn qúa tự
tin vào tài cán của mình mà nảy sinh cẩu
thả chăng?
Ông còn nói: Vụ
oan sai này,…. là rất đáng tiếc. Nhưng nhìn trên tổng thể, không thể lấy một vụ
cá biệt để đánh giá cả qúa trình…
Giây phút quan trọng trong cuộc đời ông Chấn…
Khi được hỏi về nguyên nhân cha
mình bị bỏ tù oan, cháu Nguyễn Thế Anh (con út của ông Chấn) nhớ lại: “Bố
em bị bắt năm 2003, năm đó em mới chỉ 5-6 tuổi. Em còn nhớ khi ấy nhà mình
nghèo lắm. Quán nơi gia đình em bán hàng là nhà tranh, vách nứa. Chuyện xảy ra
chỉ cách nhà có 200m. Nguyên nhân bố em bị bắt có lẽ do bố quá hiền”.(ở
đây)
Trong một nền công lý mù loà
(chữ của Đào tiên sinh) thì có khi qúa
hiền cũng mang tội. Vì nó dễ tạo điều kiện thuận lợi cho “Cơ
quan điều tra… thuộc hàng giỏi nhất thế giới“ nhà mình có
đất dụng võ cũng chưa biết chừng?
Ta thử nghe đoạn mô tả mới được
chép trong Đại Vệ Chí Dị của Người Buôn
Gió (chả biết Gió thật hay Gió giả?), để ngẫm ngợi xem sao:
Ông Chấn thắp hương tạ tổ tiên và biết ơn nhà
Sản…
“Bấy giờ có kẻ tội nhân trấn
Kinh Bắc, phủ Lạng Giang bị kết án giết người. Thọ án mười năm dài đằng đẵng
thì kẻ giết người thật ra đầu thú. Kẻ bị kết oán oan ấy ra khỏi ngục tù. Ngửa
mặt lên trời cảm tạ nhà Sản anh minh, phúc đức đã soi xét án oan cho mình. Ai
cũng giận kẻ ấy vô minh. Đâu biết kẻ ấy qua mười năm tù ngục, không còn hy vọng
gì vào công lý nữa. Công lý gì mà bao người chết trôi sông chả thấy ái đoái
hoài. Bao kẻ phạm tội tham nhũng xây nhà trăm nghìn lượng vẫn nhởn nhơ, công
sai giết người là do kẻ bị chết ấy tự tử như lao đầu vào ngọn giáo, cứa cổ vào
gươm, đập đầu vào cuốc. Thời nhà Sản cho sống là được sống, cho vô tội là vô
tội, bảo có tội là có tội. Bởi suy nghĩ như thế nên dù có được thả sau mười năm
tù oan thì cũng vẫn phải ơn nhà Sản.“
Mẹ hãy tha lỗi cho con…
Theo ngu ý của kẻ đang viết bài
này, nếu ai chót giận kẻ bị án oan vô minh cũng nên có con mắt bao dung thì
hơn. Thử đặt mình trong hoàn cảnh ấy mà xem! Kẻ “tội nhân Kinh Bắc“ kia bị mồ
côi cha từ trong bụng mẹ. Gia cảnh nghèo (“mẹ góa con côi“) nên không có điều
kiện học hành, không am hiểu nhiều về pháp luật. Tính tình lại qúa hiền lành
nên khi lâm nạn dễ bị ăn hiếp bắt bí cũng là lẽ đương nhiên. Chẳng may dịp đó
nhà Sản đang tưng bừng kỷ niệm lễ cướp ngôi (Mùa Thu tháng 8) và ngày lễ tế trời
đất (Quốc khánh 2-9) lại đang cận kề rồi. Đám công sai nhà Sản đang nô nức thi
đua lập thành tích “Chào mừng…“ rầm rộ khắp nơi. Tránh sao khỏi “căn bệnh thành
tích“ được mùa sinh sôi nẩy nở?
Có người trách cứ nạn nhân bị
án oan vô minh. Nhưng nói dại, không nghe theo ép buộc của đám công sai hung
dữ, khăng khăng bảo vệ sự vô tội của mình. Gặp thằng đồ tể say máu lập công
(phá án nhanh), chúng nhỡ tay uýnh vào chỗ phạm khiến nghi can thiệt mạng giống
anh Nhựt (Bình Dương) và anh Khương (Bắc Giang) cách đây chưa lâu thì sự thể sẽ
ra sao đây?
Để chối tội, sẵn có bút lục của
nạn nhân, việc chúng chế ra các lá “thư tuyệt mệnh“ và tạo dựng hiện trường
giả. Hô hoán lên nghi phạm tự vẫn do “ ăn năn“… nào khó khăn gì. Khi tam quyền
đều nằm gọn trong tay nhà Sản. Thần công lý mù loà. Chúng cho sống là được
sống, cho vô tội là vô tội, bảo có tội là có tội ai làm gì được chúng nào?
Ông Chấn vẫn còn bàng hoàng sau cơn ác mộng kéo
dài 10 năm với án oan giết người…
Vậy nên cái câu “tránh voi
chẳng xấu mặt nào“ ứng vào ngữ cảnh kẻ tội nhân trấn Kinh Bắc hiền lành
ít học ít va chạm với cửa quan… trên một phương diện nào đó lại có mặt tích cực
của nó. Nhận tội và ngoan ngoãn làm theo mọi yêu cầu của đám qủy dữ nhằm hoãn
binh. Để sau đó bền bỉ kêu oan. Hành trình “ đơm đó ngọn tre“ vô tiền khoáng
hậu ấy dù bị các cấp toà đại hình của nhà Sản cho đó là nhằm “ trốn
tránh trách nhiệm hình sự“. Không thèm đoái hoài ngót chục năm dòng.
Nhưng trời có mắt, kẻ bị tù oan đã được tháo cùm nhờ phép lạ. Trời làm mưa…
Nhờ trận lũ lịch sử vừa tràn
qua, chiếc đó trên ngọn tre kia đã đơm được cá. Người bị tù oan xứ Kinh Bắc tuy
chưa được “rừng luật“ của nhà Sản khẳng
định vô tội. Nhưng việc “từ cõi chết trở về chói lọi“ vinh quang như thế đã
diễn ra
trong niềm vui vỡ oà của gia đình và bà con làng xóm cũng làm bao con tim thổn thức!
Ảnh Cụ Hồ và người cha liệt sỹ; Bằng tổ quốc ghi
công & Huy chương kháng chiến được bài trí ở gian giữa căn nhà…
Thấy trên ban thờ căn nhà hoang
toàng của người bị tù oan trở về vẫn phải biết ơn nhà Sản một
cách thành kính như thế (xem ảnh) âu cũng là thứ “bùa“ trấn yểm lũ yêu quái
trên mảnh đất “lắm qủy nhiều ma“ này!
Người đời nói, nước trong qúa
cá cũng khó sống. Trời giáng ta vào xứ vô minh đang đắc thế. Ta cứ đòi thủ tiêu
ngay cái vô minh ấy ra khỏi chốn dung thân của mình. Mong mỏi ấy vô cùng chính
đáng. Song thực tiễn, nếu chưa gặp hội phong vân trợ giúp, chắc gì đã viên
thành?
Biết cách sống chung với lũ.
Biết nương theo và chế ngự dần vô minh theo phương châm “ngăn ác khuyến thiện“
hay “gạn đục khơi trong“ có khi sẽ tránh được những đổ vỡ sau bao đau thương
mất mát trên quê hương dâu bể của chúng mình cũng nên?!
No comments:
Post a Comment