Marc
Hyden
Phạm Nguyên
Trường dịch
Ngày 09 tháng 11 năm 2013
Lời
người dịch: Theo bài báo này thì thi hành án tử hình là việc
làm vô cùng tốn kém, có nhiều sai sót, nhiều người bị giết oan. Án tử hình
không thực hiện được những chức năng mà những người ủng hộ nó kì vọng: cải tạo
người tù và giảm bớt tội phạm. Nó chỉ còn là một vụ báo thù được hợp pháp hóa
mà thôi. Với những oan khuất như trong vụ người tù Nguyễn Thanh Chấn mà chúng
ta vừa được biết gần đây (nếu lúc đó ông bị tử hình thì làm sao sửa chữa được
nữa), phải chăng đã đến lúc những người có lương tri cùng khởi thảo Kiến nghị
đề nghị Quốc hội xóa bỏ án tử hình. Thiết nghĩ đây cũng là một trong những hoạt
động của xã hội dân sự. Mong lắm thay.
*
*
Nhóm đánh giá tội tử hình bang Texas thuộc Hiệp hội
luật sư Mĩ vừa mới xem xét hệ thống án tử hình ở Texas và đã phát hiện những
điều không làm ai ngạc nhiên - đó là một chương trình tốn kém, quản lí kém và
có nhiều sai lầm. Công trình phân tích, do các chuyên gia pháp lý và cựu quan
chức dân cử tiến hành chỉ ra rằng, bang Texas sử dụng những phương pháp lỗi thời,
thiếu khoa học, và không đáng tin nhằm chứng minh tội lỗi. Nhiều cải tiến đã
được đề xuất nhằm ngăn chặn những bản án sai trái và bảo đảm thủ tục theo đúng
luật pháp.
Chính hệ thống án tử hình của mà Thống đốc Perry và
một số người tiền nhiệm của ông rất tự hào đã dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
Hệ thống này phải chịu trách nhiệm về việc kết án oan ít nhất 12 người và sau
đó đã đưa những người này ra khỏi buồng giam tử tội và có thể một số người khác
thậm chí đã bị tử hình oan. Carlos DeLuna đã bị tử hình mà thiếu bằng chứng
pháp lí, cẩu thả trong quá trình điều tra hiện trường, và quan trọng nhất là có
một nhân chứng sau này nói rằng ông chắc chắn 50 phần trăm rằng DeLuna là thủ
phạm. Claude Jones đã bị xử tử vào năm 2000, một phần là dựa vào phân tích sợi
tóc tìm thấy tại hiện trường. Sau đó người ta đã chứng minh rằng các phân tích
tóc đó là không khoa học, và mới đây bằng chứng ADN cho thấy đó hoàn toàn không
phải là tóc của Jones. Cameron Todd Willingham đã bị hành quyết vào năm 2004
trước hết là do các nhà điều tra địa phương chứng minh rằng vụ phóng hỏa là
nguyên nhân của đám cháy làm chết ba người con gái của của ông ta. “Chứng cứ”
này sau đó đã bị chín chuyên gia cứu hỏa vạch trần, những chuyên gia này đã xem
xét lại vụ án và xác định rằng đấy là tai nạn bi thảm, chứ không phải cố ý
phóng hỏa.
Nhân dân bang Texas tiếp tục phải đóng thuế cho
chương trình này, một chương trình trao quá nhiều quyền lực cho nhà nước và
thường thất bại thảm hại. Chi phí trung bình cho một án tử hình vào năm 1992
tại Texas là 2.300.000 USD, trong khi cho một án tù trung thân là 750.000 USD.
Hạt Jasper County, bang Texas, buộc phải tăng thuế bất động sản lên gần 7% chỉ
để chi trả cho một phiên tòa có án tử hình. Một án tử hình duy nhất ở hạt Gray,
bang Texas, là một phần lí do làm cho hạt này không tăng số lượng viên chức và
không tăng thuế. Chi phí ở các địa phương, tiểu bang và liên bang là gánh nặng
đối người nộp thuế trong khi án tử hình không ngăn chặn được tội phạm.
Chi phí cao, thường xuyên có sai lầm, và quyền lực
mà án tử hình trao cho nhà nước không chỉ giới hạn trong Texas. Trên toàn quốc,
từ năm 1976 đã có hơn 140 người bị kết án tử hình oan và được đưa ra khỏi buồng
giam tử tội, trong khi nhiều người khác có nhiều khả năng là bị giết oan.
Chương trình này tốn kém hơn hẳn án tù-chung-thân-không-được-ân-xá. Thường thì
chi phí gia tăng này được chuyển cho công dân dưới dạng thuế bổ sung hoặc nợ
công.
Kể từ khi án tử hình được Tòa án tối cao Hoa Kỳ khôi
phục vào năm 1976, vô số các các tu chính án trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp
đã được ban hành. Những tu chính này đã hạn chế đáng kể việc áp dụng án tử
hình. Quyết định của tòa án và lập pháp đã kéo dài quá trình khiếu nại, cố gắng
hạn chế sự tùy tiện của án tử hình, và thậm chí tạo ra một phiên tòa bổ sung, chỉ
áp dụng cho những trường hợp có án tử hình. Cũng như mọi phiên tòa khác, quy
định bổ sung của chính phủ và sự tham gia không thể làm cho hoàn mĩ được. Trên
thực tế, thất bại mang tính hệ thống cũng vẫn còn và còn khá nhiều. Điều này
làm cho 18 tiểu bang bãi bỏ án tử hình.
Khung pháp lí về án tử hình chắc chắn sẽ dẫn đến sai
sót. Các công tố viên được bầu có quyền lực rộng lớn trong việc quyết
định có ra bản án tử hình hay không - không phụ thuộc vào mong muốn của nạn
nhân hoặc người nhà gia đình nạn nhân. Cân nhắc về mặt chính trị, chứ không
phải đạo đức hay pháp lý, đôi khi là động lực thúc đẩy các quan chức dân cử tìm
cách đưa ra án tử hình. Ngay cả bồi thẩm đoàn cũng được tổ chức nhằm ủng hộ bản
án tử hình. Nếu công tố muốn có án tử hình, thì người phản đối án tử hình
thường không được đưa vào bồi thẩm đoàn đó. Nếu riêng điều đó không làm người
ta suy nghĩ thì xin nói thêm rằng quá trình kháng cáo thường không nhằm trưng
ra bằng chứng mới mà để chứng minh rằng người bị kết án đã được đưa ra xét xử công
bằng ngay từ đầu. Đưa ra bằng chứng mới là công việc thiên nan vạn nan. Khung
pháp lí này ủng hộ án tử hình và ý chí của chính phủ trong việc bảo vệ các
quyền của người dân.
Hệ thống hiện tại không chỉ tạo điều kiện cho người
ta dùng ngụy khoa học làm bằng chứng, mà chính phủ còn sẵn sàng chấp nhận, sử
dụng và bảo vệ bằng chứng phi khoa học và lời chứng không đáng tin của các
chuyên gia thì thật là khủng khiếp. Điều này đã góp phần tạo ra những thất bại
to lớn và cuối cùng là những bản án sai lầm. Ngay cả khi người ta đã biết rằng
nhiều nội dung của “khoa pháp y” giống nghệ thuật hơn là khoa học, người ta
cũng không cho các bồi thẩm đoàn biết về tính chất chủ quan của nó.
Chính phủ Mỹ có quyền lực rất trong việc kết tội tử
hình công dân Mỹ, và quyền lực lớn thì dễ dẫn đến lạm dụng lớn. Nhằm ngăn chặn
những vụ án oan và lạm dụng, chính phủ đã áp dụng những thay đổi trong quá
trình thi hành án tử hình, làm cho nó trở thành cực kì tốn kém, nhằm hạn chế
những thảm họa trong tương lai. Ngay cả với những thay đổi như thế, nó vẫn cứ
thất bại như thường.
Chấp nhận án tử hình có thể không phải là do những
mưu đồ xấu xa và có khả năng là nó xuất phát từ mong muốn đảm bảo công bằng và
an ninh. Nhưng, sự độc quyền của chính phủ đối với thủ tục tố tụng hình sự và
việc nó không phải chịu trách nhiệm khi hệ thống mắc sai lầm, là nguồn gốc thất
bại của hệ thống. Nếu chúng ta muốn hạn chế quyền lực của nhà nước, chúng ta có
thể bắt đầu từ việc không để cho nhà nước ban hành án tử hình.
Marc Hyden là điều phối viên toàn quốc cuộc vận động
của những người Bảo thủ lo lắng về án tử hình, một dự án của phong trào Pháp lí
bình đẳng ở Hoa Kỳ.
*
Xem: D. Nagin and J. Pepper, “Deterrence and the
Death Penalty,” Committee on Law and Justice at the National Research Council,
April 2012.
---------------------------------------------------------------------------
Government Can’t be Trusted With the Death
Penalty
Mises Daily: Tuesday, October
29, 2013 by Marc Hyden
The American Bar Association’s
(ABA) Texas Capital Punishment Assessment Team recently reviewed the Texas death
penalty system to find what surprises no one — it’s an expensive program that
is run poorly and makes
mistakes. The analysis, led by legal experts and former elected officials
across the ideological spectrum, found that Texas relies on outdated,
unscientific, and unreliable methods to prove guilt. Many changes were
suggested to attempt to prevent wrongful convictions and provide fair due
process.
This same Texas system of
capital punishment that Governor Perry and some of his predecessors are so
proud of has led to disastrous consequences. It is responsible for at least 12
men being wrongfully convicted and then released from death row and perhaps
others were even wrongfully
executed. Carlos DeLuna was executed using no forensic evidence, sloppy
crime scene investigation, and essentially one eyewitness account who later
said he was 50 percent sure DeLuna was
the perpetrator. Claude Jones was put to death in 2000 based, in part, on
the analysis of a hair found at the crime scene. This hair analysis has since
been shown not to be scientific, and recently, DNA evidence revealed that it
was not Jones’s hair
after all. Cameron Todd Willingham was executed in 2004 primarily after
local investigators testified that arson was the cause of the fire that killed
his three young daughters. This “evidence” has since been debunked by nine fire
experts who have examined the case and determined that it was a tragic
accident, not
arson.
Texans continue to be subjected
to paying taxes for this program that grants so much power to the state and
often fails miserably. The average cost for a death penalty case in 1992 in
Texas was $2.3 million as opposed to $750,000 for a case involving a life
sentence. Jasper County, Texas was forced to raise property taxes by nearly
7 percent just to pay for one death penalty trial.
A single capital punishment case, in part, led Gray County, Texas to withhold
county employees’ raises and to increase county taxes.
The cost on the local, state, and federal levels are a heavy burden on the
taxpayers while the death penalty fails to deter
crime.[1]
The high cost, frequent
mistakes, and overwhelming power that capital punishment gives the state is not
limited to Texas. Nationally, more than 140 people have been wrongfully convicted
and released from death rows since 1976 while many others were most likely wrongfully
executed. This program comes at a cost that greatly exceeds
life-without-parole. Too often this increased cost is passed down to citizens
in the form of additional taxation or public debt.
Ever since the death penalty
was reinstated in 1976 by the United States Supreme Court, countless
legislative and judicial fixes have been
attempted. These actions have further limited the use of capital
punishment. Judicial decisions and legislation have lengthened the appeals
process, tried to limit the arbitrariness of the death penalty, and even
created an additional sentencing trial only available in capital cases. As is
the case with any process, additional government regulation and involvement
does not cause perfection. In fact, systemic failures persist and are abundant,
which has prompted 18 states to repeal the death
penalty.
The framework that governs the
death penalty guarantees dysfunction. Elected prosecutors are given broad
discretion to decide to seek a death sentence or not — regardless of the wishes
of the victim or victim’s family
members. Political, rather than moral or legal, considerations sometimes
drive elected officials to pursue a death sentence. Even the juries are
designed to support the death penalty. If a prosecutor seeks capital
punishment, then a person who opposes the death penalty is generally not
permitted to serve on that
jury. If that alone isn’t problematic enough, the appeals process that is
currently in place is there not to introduce new evidence but to ensure the
convicted was given a fair initial trial. It remains incredibly difficult to
introduce new evidence.
This framework favors the death penalty and the will of the government over
protecting the rights of the people.
The current system not only has
permitted junk science to be used as evidence, but the government’s willingness
to accept, use, and defend unscientific evidence and unreliable expert
testimony is appalling. This has contributed to major failures and produced
wrongful convictions. Even when it is known that much of the “forensic science”
is more of an art than a science, juries have not been informed of the subjective nature.
The authority to put US
citizens to death is an immense power enjoyed by American governments, and
great power opens the door to great abuse. In an effort to prevent further
failures and abuse, the government has implemented changes to the death penalty
process, which make it exorbitantly expensive, to attempt to limit future
catastrophes. Even with these changes, it is still a failure.
The death penalty’s inception
may not be based on nefarious schemes and likely comes out of a desire to
ensure justice and safety. However, the government’s monopoly on criminal
justice proceedings and its insulation from responsibility when the system
fails, are at the root of the system’s failures. If we wish to limit the power
of the state, the state’s death penalty may be a good place to start.
Note: The views expressed in
Daily Articles on Mises.org are not necessarily those of the Mises Institute.
Marc Hyden is a national
advocacy coordinator for Conservatives Concerned About the Death Penalty, a
project of Equal Justice USA. Marc comes most recently from the National Rifle
Association (NRA) where he served as a Campaign Field Representative in the
State of Florida. See Marc Hyden's article archives.
Notes
[1] D. Nagin and J. Pepper, “Deterrence and the
Death Penalty,” Committee on Law and Justice at the National Research Council,
April 2012.
No comments:
Post a Comment