Saturday 9 November 2013

KHÔNG AI BIẾT NƯỚC NGA HẬU PUTIN LIỆU CÓ SỐNG SÓT ĐƯỢC KHÔNG (Vladimir Frolov - The Moscow Times)




Vladimir Frolov

Nhất Phương dịch
10/11/2013

Người dân Nga bắt đầu lo lắng khi ngộ ra rằng chế độ Putin đang đưa đất nước vào những gõ cụt trên nhiều phương diện. Họ không biết sau khi Putin ra đi, ông ta để lại một đất nước nhàu nát vì bàn tay sắt thì đất nước ấy liệu có tồn tại được không!

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang muốn theo đuổi mô hình độc đoán của Putin.

Một câu hỏi rất nhiều người muốn hỏi trong cuộc đối thoại trực tuyến gần đây của Vladimir Putin nhưng sợ không dám hỏi: Liệu nước Nga hậu Putin còn có tương lai hay không?

Câu hỏi này cứ treo lơ lửng khi Putin đang củng cố quyền lực sau nhiệm kỳ giải lao đươc Dmitry Medvedev giữ ghế giúp, mà nhiều người lầm tưởng rằng đó là một cuộc chuyển giao quyền lực êm xuôi.

Bất chấp những khuyết tật, bộ đôi Medvedev-Putin là một sáng kiến chính trị nhằm tạo ra một cấu trúc quyền lực được phân tán.

Nay hệ thống này được cài đặt lại theo mô hình một kẻ cai trị truyền thống. Tất cả các trung tâm quyền lực thay thế, đặc biệt xung quanh Medvedev đã bị triệt tiêu.

Chế độ cai trị của Putin ngày càng được cá nhân hóa. Lời lẽ và chỉ thị của ông ta được coi như kinh thánh, hoàn toàn không có ai dám phản kháng. Ông ta đang là nguồn duy nhất sản xuất ra các quyết sách, tiêu chí đạo đức và và sự sống quốc gia. Mặt trận Bình dân của ông ta nổi lên như một “Giáo hội Putin”.

Đất nước đang lệ thuộc vào sự may rủi  của một cá nhân. Thảo luận tương lai đất nước hậu Putin hiện nay là điều cấm kỵ nghiêm ngặt. Như thế là phạm thượng vì ông ta thống trị toàn bộ nền chính trị Nga và triệt hạ một cách có hệ thông mọi khả năng thay thế có thể dẫn đến sự bất ổn định chính trị đối với quyền lực của ông ta.

Công chúng trong khi đó đang chán ngấy sự lệ thuộc vào Putin. Theo thăm dò gần đây của Trung tâm Levada, 55% người dân muốn một ai đó được bầu thay thế Putin vào năm 2018, trong khi 26% muốn Putin tiếp tục được tái cử. Chỉ có 14% muốn người kế nhiệm Putin tiếp tục chính sách của ông ta, trong khi 41% muốn một lãnh đạo có khả năng đưa ra một chiến lược khác để giải quyết các vấn nạn của nước Nga. Người dân không còn muốn “Chủ nghĩa Ptuin” tiếp tục tồn tại vô thời hạn. Họ đang nghiêm túc tìm một giải pháp khác.

Điều này báo hiệu một điềm xấu cho bất cứ mưu mô hậu Putin nào muốn chuyển giao quyền lực bằng cách chọn sẵn kẻ kế nhiệm. Ngay cả với các ứng viên mị dân như Sergey Shoigu hay Dmitry Rogozin, cái giá chính trị và kinh tế phải trả cho sự áp đặt một Putin khác là đòn  nặng.

Cho dù hôm nay Putin được tái cử, những thay đổi này trong tâm thế quần chúng cho thấy ông ta sẽ phải đối mặt với khó khăn năm 2018. Biến Putin thành trung tâm của bầu vũ trụ Nga và coi ông ta là người không thể thiếu được chỉ càng làm cho nhân dân chán ghét, càng cho thấy cá nhân Putin phải chịu trách nhiệm cho những thất bại. Điều này khiến cho sự hạ cánh của ông ta chẳng mấy êm ái.

V. F.

Nguồn: The Moscow Times

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

----------------------------------------


There is one question many wanted to ask during President Vladimir Putin's latest call-in show but were too afraid: Is there a future for Russia after Putin?
This question is hanging awkwardly in the air as Putin consolidates his power after a brief interregnum of Dmitry Medvedev's presidency, which many mistook for an orderly transition to a post-Putin era.
For all its flaws, the Medvedev-Putin tandem was a political innovation to create a more pluralistic governing structure with power institutionally diffused.
Now the system has been reset to the more traditional operating mode of one-man rule. All alternative centers of power, particularly those surrounding Medvedev, have been eliminated.
Putin's rule is being made more personalized. His words and edicts are being treated like scriptures that are completely devoid of dissent. He is the sole source of policy generation, moral revival and national health. His Popular Front emerges as the "church of Putin."
The country is excessively dependent on the personal fortunes of one individual. The discussion of the country's future after Putin is an uncomfortable taboo. This is imprudent since his total domination of Russian politics and a deliberate elimination of alternatives turn into a major political risk and a source of instability.
The public, meanwhile, is getting wary of this dependency on Putin. According to a recent Levada Center poll, 55 percent want someone else to be elected president in 2018, while 26 percent want Putin re-elected to another term. Only 14 percent want Putin's successor to carry on with his policies, while a whopping 41 percent want a new leader to offer a different strategy for dealing with Russia's problems. People do not want "Putinism" to continue indefinitely. They look for a serious alternative.
This augurs ill for any plans to ensure the post-Putin transition of power by nominating another hand-picked successor. Even with populist candidates like Sergey Shoigu or Dmitry Rogozin, the political and economic cost of imposing another Putin choice could be staggering.

Although today Putin would win re-election, these shifts in the public mood suggest he may face trouble at the polls in 2018. Turning Putin into the center of Russian universe and the most indispensable man only fuels public fatigue, while making Putin personally responsible for anything that might go wrong. It makes his graceful exit all the more difficult.


No comments:

Post a Comment

View My Stats