06.11.2013
Dân biểu của nhiều nước cùng
với các nhà hoạt động và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đồng ký tên vào
thư phản đối Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.
Kháng thư vừa gửi đến Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, Samantha Power, và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, Catherine Ashton, kêu gọi Mỹ và EU công khai phản đối việc Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Algeria, Jordan, Nga, Ả Rập Xê Út trở thành thành viên trong Hội đồng tại cuộc bỏ phiếu vào ngày 12/11 sắp tới.
Thư thúc giục đại diện của Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có hành động ngăn chặn các nước ứng cử vừa kể vì thành tích nhân quyền của không xứng đáng với thanh danh của Hội đồng nói riêng và của Liên hiệp quốc nói chung.
Thư viết rằng theo nghị quyết của Đại Hội đồng, ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc phải là các quốc gia duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thăng tiến và bảo vệ nhân quyền. Trong khi đó, vẫn theo kháng thư, các nước vừa kể bao gồm Việt Nam lại không đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản nhất này, có thành tích rất tệ trong việc bảo vệ nhân quyền nội địa và phát huy nhân quyền tại Liên hiệp quốc.
Những người ký tên trong thư đề nghị thay vì để cho các chính phủ phi dân chủ này có tầm ảnh hưởng đối với các quyết định quan trọng về nhân quyền, cần có các Nghị quyết ở Liên hiệp quốc truy trách nhiệm và lên án các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của các quốc gia đó.
Kháng thư kêu gọi Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại hãy lên tiếng vì hàng triệu nạn nhân trên thế giới đang cần một cơ quan nhân quyền quốc tế hiệu quả và khả tín.
Trong số những người ký tên trong thư có các đại biểu quốc hội Châu Âu, các dân biểu của Anh, Canada, Úc, Mỹ, tổ chức Theo dõi nhân quyền Liên hiệp quốc, cùng các tổ chức tranh đấu nhân quyền và dân chủ của các nước trong đó có đảng Việt Tân trụ sở tại Mỹ.
Kháng thư vừa gửi đến Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, Samantha Power, và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, Catherine Ashton, kêu gọi Mỹ và EU công khai phản đối việc Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Algeria, Jordan, Nga, Ả Rập Xê Út trở thành thành viên trong Hội đồng tại cuộc bỏ phiếu vào ngày 12/11 sắp tới.
Thư thúc giục đại diện của Mỹ và Liên hiệp Châu Âu có hành động ngăn chặn các nước ứng cử vừa kể vì thành tích nhân quyền của không xứng đáng với thanh danh của Hội đồng nói riêng và của Liên hiệp quốc nói chung.
Thư viết rằng theo nghị quyết của Đại Hội đồng, ứng cử viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc phải là các quốc gia duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thăng tiến và bảo vệ nhân quyền. Trong khi đó, vẫn theo kháng thư, các nước vừa kể bao gồm Việt Nam lại không đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản nhất này, có thành tích rất tệ trong việc bảo vệ nhân quyền nội địa và phát huy nhân quyền tại Liên hiệp quốc.
Những người ký tên trong thư đề nghị thay vì để cho các chính phủ phi dân chủ này có tầm ảnh hưởng đối với các quyết định quan trọng về nhân quyền, cần có các Nghị quyết ở Liên hiệp quốc truy trách nhiệm và lên án các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của các quốc gia đó.
Kháng thư kêu gọi Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc và Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại hãy lên tiếng vì hàng triệu nạn nhân trên thế giới đang cần một cơ quan nhân quyền quốc tế hiệu quả và khả tín.
Trong số những người ký tên trong thư có các đại biểu quốc hội Châu Âu, các dân biểu của Anh, Canada, Úc, Mỹ, tổ chức Theo dõi nhân quyền Liên hiệp quốc, cùng các tổ chức tranh đấu nhân quyền và dân chủ của các nước trong đó có đảng Việt Tân trụ sở tại Mỹ.
-------------------------------------------------
Cập nhật: 17:05 GMT -
thứ tư, 6 tháng 11, 2013
Một số tổ chức, trong đó có Việt Tân đặt trụ sở ở Mỹ,
viết thư phản đối việc Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
(LHQ).
Việt Tân, tổ chức bị chính phủ
Việt Nam xem là khủng bố, cùng 18 dân biểu, các tổ chức phi chính phủ ở nhiều
nước gửi thư tới Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Samantha Power và Cao ủy Đối ngoại EU
Catherine Ashton phản đối một loạt các nước trong đó có Việt Nam ứng cử vào Hội
đồng Nhân quyền LHQ.
Lá thư nói “Chúng tôi, kêu gọi
quý vị công khai phải đối các nước Algeria, Trung Quốc, Cuba, Jordan, Nga, Ả
rập Saudi, và Việt Nam ứng cử vào ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ” bởi điều họ gọi
là làm tổn hại tới uy tín của Hội đồng cũng như của LHQ nói chung.
“Thay vì để các nước phi dân
chủ này gây ảnh hưởng quan trọng đối với các quyết định sống còn về nhân quyền,
chúng tôi thúc giục quý vị đưa ra các nghị quyết tại LHQ để quy trách nhiệm cho
các quốc gia này, và lên án các vi phạm nhân quyền có hệ thống của họ,” những
người ký tên viết.
Được biết Việt Nam sẽ
"cạnh tranh" với Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Saudi để
giành một trong bốn chiếc ghế đại diện cho khu vực châu Á.
Trong khi đó Human Rights Watch
(HRW), tổ chức nhân quyền đặt trụ sở ở Mỹ, gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước
ngày bỏ phiếu cho các thành viên mới của hội đồng này.
'Làm gương'
HRW thúc giục chính phủ Việt
Nam thực hiện điều họ gọi là “các bước cụ thể và dễ thấy nhằm đáp ứng bổn phận
tôn trọng các chuẩn mực cao nhất về cổ súy và bảo vệ nhân quyền” được nói trong
Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng LHQ.
Ngày 28/07/2013, Việt Nam đã
nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cho nhiệm kỳ 2014/2016.
Lá thư của HRW dẫn chiếu tới
đơn ứng cử của phía Việt Nam đề cập việc Hà Nội khẳng định rằng các quyền và tự
do cơ bản của người dân Việt Nam được “tôn trọng và đảm bảo ngày càng nhiều và
đầy đủ” và đặc biệt là quyền tự do ngôn luận trên internet được “tăng cường”.
Tuy nhiên, “nhân quyền trên
thực tế tại Việt Nam có nhiều điểm trái với những gì nói trong đơn,” ông Brad
Adams, Giám đốc Điều hành HRW tại châu Á viết trong thư.
HRW “thúc giục Việt Nam bắt đầu
giải quyền các quan ngại nhân quyền trước ngày bỏ phiếu vào 12/11/2013 bằng
cách thả ngay lập tức và vô điều kiện 10 tù nhân chính trị” mà tổ chức này tin
rằng họ bị bỏ tù chỉ vì thực thi các quyền con người cơ bản.
“Thả 10 người này là một bước
quan trọng để cho thấy cam kết của Việt Nam đối vơi việc cải thiện thực trạng
nhân quyền và sẽ làm tấm gương trong khi Hà Nội vận động có được ghế trong Hội
đồng Nhân quyền.”
10 người được HRW nằm trong số
hơn 150 cá nhân mà tổ chức này nói gồm luật sư bào chữa, các nhà bất đồng chính
kiến, luật sư, blogger, các nhà hoạt động dân chủ và tôn giáo, …bị kết tội và
ngồi tù vì những tội trạng có động cơ chính trị vốn đi ngược với đơn xin vào
ghế Hội đồng Nhân quyền.
10 người HRW kêu gọi VN thả
Nguyễn Hữu Cầu
Trần Huỳnh Duy Thức
Lê Văn Sơn
Nguyên Văn Hải
Tạ Phong Tần
Nguyễn Văn Lý
Cù Huy Hà Vũ
Đinh Đăng Định
Hồ Thị Bích Khương
Vi Đức Hồi.
Các bài liên quan
No comments:
Post a Comment