05:35:pm 09/11/13
Hình ảnh dưới đây không phải là cảnh được dựng lại
từ các tù nhân bị gông cùm tại nhà tù Côn Đảo thời thực dân như chúng ta vẫn
thường thấy trong các sách giáo khoa lịch sử, hay trên những phóng sự nói về
“Tội ác của thực dân, đế quốc…”.
Đây là hình ảnh thật của anh Trương Văn Dũng và anh
Lê Thiện Nhân bị cùm chân tại công an phường Thụy Khuê – Ba Đình – Hà Nội ngày
25-10-2013, sau khi bị công an đánh hội đồng(Anh Dũng bị đánh đến gãy 3 xương
sườn số 7-8-9, theo phim chụp chiếu bác sĩ cho biết gần bị chọc chạm phổi)! Chỉ
vì hai anh cùng với chị Bùi Thị Minh Hằng đã đến giúp đỡ bà con dân oan H’Mong
bị bắt và cướp tài sản vô cớ, cả 3 cùng bị bắt ngay sau đó mặc dù họ không làm
gì vi phạm pháp luật cả!
Xem
clip do chị Minh Hằng quay trong đồn công an Thụy Khuê:https://www.youtube.com/watch?v=3iQ14vmLVfc
Được biết, vào ngày 7-11-2013 Việt Nam đã ký “Công
ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô
nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
(UNCAT) sau 26 năm trì hoãn.
Chúng ta, những công dân Việt Nam và Quốc tế nghĩ gì
khi chính quyền Việt Nam đặt bút ký công ước này với Liên hợp quốc trong bối
cảnh xuất hiện rất nhiều tố cáo liên quan đến DỤNG HÌNH BỨC CUNG, dẫn đến không
biết bao nhiêu án oan sai, gần đây nhất những vụ bị báo chí phanh phui là: “Án
oan 16 năm ở Tiềng Giang”,
“Đối mặt với án tử hình bởi “kịch bản” của điều tra viên” ở Tây Ninh,
“8 người bị án oan, 1 người chết trong trại giam do bị ép cung” Tại Bắc Giang cũng đã bị phanh phui ngay sau vụ oan sai 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn còn nóng hỏi trên các mặt báo!
Điều trớ trêu là những người trực tiếp cũng như gián
tiếp gây ra các “án oan” này họ vẫn ung dung, mảy may sống bằng tiền thuế của
dân, chẳng những thế họ còn được “thăng cấp, lên hàm”, được cấp trên khen
thưởng…, mặc cho những con người vô tội kia có kêu oan thấu trời và chịu không
biết bao nhiêu là cực hình trong trại giam, cùng với những cái nhìn xa lánh của
người đời đối với “kẻ phạm tội”
Chưa có số liệu thống kê chính xác số vụ án oan sai
mỗi năm. Tuy nhiên, có một thực tế là phần lớn vụ án phát hiện oan sai nhờ sự
nỗ lực kêu oan, đòi công lý tột cùng của gia đình “nạn nhân”, chứ không phải do
cơ quan bảo vệ pháp luật tìm ra.
Chỉ đến khi, đầy đủ các nhân chứng, vật chứng, hung thủ “phơi bày” không thể rõ ràng hơn thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới nhận ra mình sai, trong khi trước đó đã “làm ngơ” trước mọi lời kêu oan của “nạn nhân”.
Cùng với nổi ám ảnh của người dân khi đã có rất
nhiều, rất nhiều những cái chết đầy nghi vấn trong đồn công an trên khắp cả
nước khi họ được “MỜI” về “làm việc”, hay “hợp tác điều tra”…
Không biết bao nhiêu vụ oan uất khác của những người
vô tội chưa bị phanh phui còn nằm dưới phần nổi của “tảng băng” kia?
No comments:
Post a Comment