Sunday, 17 November 2013

CSVN PHÁ HOẠI NHÂN QUYỀN ĐƯỢC KHÔNG ? (Vi Anh)




11/16/2013

Ngày 12/11/2013, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC) cùng với Trung Cộng Trung Quốc CS, Cuba CS, Nga, Ả Rập Xê Út, Pháp, Anh, Nam Phi, Algérie, Maroc, Namibia, Maldives, Macedonia và Mexico vào 14 ghế thêm trong tổng số 47 ghế của Hội đồng Nhân quyền. Số phiếu bầu cho VNCS 184 phiếu trên 192 phiếu, cao như số phiếu đảng cử dân bầu” đảng viên CS trong nước.

Hội đồng Nhân quyền này thành lập vào tháng 3/2006, nhiệm kỳ 3 năm này sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Qui chế Hội Đồng này không có thành viên nào có quyền phủ quyết như 5 thành viên thường trực Anh, Mỹ, Pháp, TC, Nga của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nhiệm vụ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là «đề cập đến tình hình vi phạm nhân quyền và đưa ra những khuyến cáo». Khuyến cáo theo tinh lý pháp luật là khuyến nghị, đề nghị, không có giá trị bó buộc thi hành. Nó giống như Liên Hiệp Quốc được coi là đền thờ luật pháp quốc tế, chớ không có giá trị cưỡng hành, không có chế tài như Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Tuy các nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền là những nước đã ký vào công ước nhân quyền và quyền chánh trị. Nhưng Hội Đồng Nhân Quyền là một tổ chức nhiều chia rẽ, phân hoá còn hơn UNESCO trong lập trường và quan điểm chánh trị tự do, độc tài, nước giàu nước nghèo, da trắng, da vàng, da đen khiến hơn một lần Mỹ rút ra, phản đối. Vấn đề đặt ra là thử phân tích xem liệu những chế độ CS độc tài, đảng trị toàn diện như CS Trung Quốc, VN, Cuba đắc cử vào Hội Đồng có thể phá hoại làm tê liệt hoạt động của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nói riêng và phong trào đấu tranh cho nhân quyền của người dân bị trị các nước trên thế giới nói chung hay đặc biệt tại các nước người dân đang bị nằm trong gọng kềm CS hay không.

Một cách biểu kiến CSVN đắc cử với số phiếu cao như vậy là một thành công về cuộc vận động ngoại giao chìm nổi rất tốn tiền của công sức của Đảng Nhà Nước CSVN. Số phiếu của một số nước dành cho CSVN bên cạnh lý do chánh trị kinh tế các nước ấy có lợi trong trao đổi với VN, còn có thể do lý do các nước muốn đưa VNCS vào Hội Đồng như Phật Bà Quân Âm tròng cái vòng kim cô lên đầu con khỉ Tôn Ngộ Không bị nhức đầu, nhức óc trước phong trào đấu tranh cho nhân quyền của Nhân Loại chánh trực nói chung và người dân VN, như khi Phật Bà hay Đường Tăng niệm chú khi Con Khỉ hành động mất tính người.

Hội Đồng Nhân Quyền có tới 47 thành viên, số phiếu của các chế độ CS giả sử có thể liên kết được với những chế độ độc tài khác như Saudi Arabia, cũng không thể áp đảo được quyết nghị của Hội Đồng. Trái lại nội qui hoạt động của Hội Đồng có thể buộc các chế độ CS phải hành động theo tinh thần nội qui, tinh lý và văn bản của công ước nhân quyền, theo nghĩa thực chất giấy trắng mực đen của chữ nhân quyền là giá trị phổ quát của Nhân Loại, chớ không thể tự định nghĩa nhân quyền một cách nguỵ biện, chủ quan theo kiểu CS thường biện minh mỗi khi bị lên án vi phạm nhân quyền, CS thướng viện lẽ nhân quyền thuộc lịch sử, văn hoá, hoàn cảnh của mỗi nước.

Khi CSVN vào Hội Đồng Nhân Quyền, có khi CSVN sẽ bi chính Hội Đồng Nhân Quyền cải tạo”, bị tinh thần nhân quyền, giá trị nhân quyền, phong trào nhân quyền trên thế giới “chuyển biến, chuyển hoá, diễn tiến hoà bình” cũng nên.

Như TC ngang bướng nhưng có khi phải hành động văn minh như một chế độ lớn trong tương quan với các nước.

Như trong vụ cứu trợ nạn nhân hàng chục ngàn người chết và mất tích ở Phi, TC nhỏ mọn, thù cá nhân Phi Luật Tân đã kiện TC ra toà án luật biển, một đệ nhị siêu cường kinh tế mà chỉ cứu trợ cho Phi 100.000 Đô la. Công luận thế giới chê bai thậm tệ. Tạp chí Time của Hoa Kỳ chê TC, “Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ủng hộ một mớ tiền lẻ cho đất nước Phillipines bị cơn bão tàn phá. Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy sự nhỏ mọn của mình trước cộng đồng quốc tế”. TC phải hành động văn minh, nhân đạo, tăng tiền cứu trợ lên 1 triệu 600 ngàn Đô la cho nạn nhân Phi Luật tân.

Sự xuất hiện của CSVN như thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền là một cơ hội, một thách thức, một động lực để những tổ chức, những nhà, những người dân ý thức nhân quyền không đương nhiên có, không chờ mà có, trái lại phải đấu tranh mới được. Từ đó tăng gia nỗ lực đấu tranh, vận động.

Sự xuất hiện của Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê Út và Cuba trong Hội Đồng Nhân Quyền sẽ là cơ hội cho phong trào đấu tranh cho nhân quyền chú ý, quan tâm nhiều hơn tình hình phản nhân quyền đang phát triễn, đang phản động. Phong Trào đấu tranh cho Nhân Quyền phải làm việc, nhiều hơn mạnh hơn, lấy quần chúng bao vây thành phần phản động trong Hội Đồng và trong xã hội.

Có thể tin các chế độ có tên trong sổ bìa đen vi phạm nhân quyền mới được vào Hội Đồng Nhân Quyền không thể phá hoại nhân quyền. Đã có tiển lệ, Ô. Richard Gown, giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế của New York University nhận định: «Từ khi thành lập, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã tiếp nhận khá nhiều chế độ trấn áp. Cách đây vài năm, không ai quan tâm đến các cuộc bầu cử này. Nhưng Hội đồng Nhân quyền đã tỏ ra tích cực một cách bất thường trong phong trào Mùa xuân Ả Rập, và đã thông qua một loạt các nghị quyết lên án chế độ Syria, trong khi Hội đồng Bảo an bị Nga và Trung Quốc trói tay».

Trong khi đó, không có quốc gia nào có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Nhân Quyền, thành viên vi phạm Nhân quyền như CSVN chỉ là thiểu số, đa số các thành viên tôn trọng nhân quyền «có thể đạt đến những kết quả cụ thể», tốt cho Nhân Quyền.

Còn đối với cộng dồng thế giới, việc các nước vi phạm nhân quyền trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, điều này tạo cho các tổ chức quốc tế người dân như VN và TQ nơi kêu ca, thưa kiện, tố giác CS vi phạm nhân quyền. Theo thủ tục thông thường khi bị như vậy, Hội Đồng chỉ cho đại diện nước bị dân chúng lên án, cáo buộc giải trình, chớ không cho dự sự trong biểu quyết.

Và chính VNCS cũng phải giữ tư thế và sĩ diện của một thành viên của Hội Đồng Nhần Quyền, do đó phải tránh bớt những vi phạm nhân quyền./.

Vi Anh


No comments:

Post a Comment

View My Stats