Posted by Phạm Lê Vương Các on 20:14
Chỉ
vài giờ sau khi công bố kết quả chính thức bầu 14 thành viên Hội Đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) cho nhiệm kỳ 2014-2016, cộng đồng mạng xã hội trên
thế giới đã có những lời lẽ chỉ trích mạnh mẽ đến kỳ bỏ phiếu này của Đại hội
Đồng Liên Hiệp Quốc.
“Nỗi ô nhục”
Trên trang facebook chính thức của UNHRC, không
những không có bất kỳ một lời khen ngợi nào, mà trái lại tất cả các facebooker
đều nói về sự ô nhục và giễu nhại cho kết quả bầu chọn này.
Facebooker
Jyotsna Sarah George không giấu được sự bực tức, cô viết: “Như một cái tát vào mặt cho Quyền làm người
của tất cả chúng ta - UNHRC đang thực sự phục vụ cho ai? Thật đáng hổ thẹn!”
Tenpa
Gurmey Khangsar thì viết: Liên Hiệp Quốc chỉ là một công cụ cho bọn giả nhân, giả nghĩa để kiếm
tiền. Tôi đã mất tất cả niềm tin của mình vào Liên Hiệp Quốc, sẽ không bao giờ
có một lần nào nữa tôi hy vọng vào bất cứ điều gì từ Liên Hợp Quốc. UNHRC để
làm những việc gì, nếu nó không thể bảo vệ quyền con người? Đã đến lúc cần đặt
câu hỏi về sự tồn tại của Liên Hợp Quốc. Nó đã trở thành một công cụ cho các
thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sử dụng phục vụ lợi ích chính trị của
họ và để kiểm soát các nước yếu hơn.
“Thôi nào Liên Hợp Quốc! Hãy chứng minh với thế giới rằng Liên Hợp
Quốc không phải là một món đồ chơi để mà mua bán!”
Theo đó, các sự chỉ trích này xuất phát từ việc các
quốc gia có chính thể toàn trị được đánh giá thường xuyên vi phạm nhân quyền
như Trung Quốc, Cu ba, Nga, Saudi Arabia, Algieri và Việt Nam, được bầu chọn
vào UNHRC.
Facebooker
Bernard Braem lập luận, “Trung Quốc
thường xuyên vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, Nga thường xuyên vi phạm nhân quyền
trong đất nước của mình, và Saudi Arabia không công nhận phụ nữ là những con
người thực sự! Liên Hợp Quốc đang diễn trò để làm nên một bộ phim hài!”
Một
nick tên Nino Tibet viết: “ Một sự ô nhục khi chấp nhận cho các quốc gia phi dân chủ được vào
UNHRC! Sắp tới Bắc Triều Tiên cũng có thể ngồi được vào đó, nếu họ chịu trả
tiền cho chiếc ghế này! Bây giờ, xin hãy chúc lành cho những người Tây Tạng,
Nga, Việt Nam, Algeria, Cuba...
“Nhắm vào Trung Quốc”
Mười ngày trước cuộc bỏ phiếu đã có hơn 1 triệu
người đã ký vào một bản kiến nghị để Trung Quốc không được là thành viên của UNHRC, nhưng các ý kiến này đều không được đếm xỉa.
Như Isaac
Jack McCardle viết, “thật đáng
hổ thẹn khi Trung Quốc đã được trao vị trí này. Hơn 1 triệu người đã sát cánh
cùng người dân Tây Tạng và phản đối Trung Quốc đã vi phạm nhân quyền. Nhưng
Liên Hiệp Quốc đã bỏ rơi những người Tây Tạng và cả những người ủng hộ cho
họ.”.
Một facebooker khác viết bằng giọng mỉa mai cho cuộc
bầu cử: “Tại sao các vị không bầu Hồ Cẩm
Đào làm Tổng thư ký LHQ luôn đi?”
Còn Olly Jone cho rằng, Trung Quốc có một hồ sơ nhân quyền kinh khủng. Bầu Trung Quốc vào
UNHCR làm cho Đại hội đồng LHQ như một trò cười. Ảnh hưởng rõ ràng nhất ở đây
là kinh tế, đó là những gì họ cần chứ không phải là nhân quyền.
“Bây giờ hãy đến Tây Tạng kiểm tra thực tế đi! Trung Quốc cần phải
giải trình cho những gì xảy ra ở đây. Chúng ta cần Trung Quốc phải trả lời cho
tất cả những tội ác khủng khiếp đó”, một nick có tên Eva
Susanne N viết.
Janphel Yeshi, 27 tuổi, người Tây Tạng tự thiêu trong tư thế
vừa chạy, vừa hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình đòi độc lập cho Tây Tạng
vào năm 2012(Ảnh: AFP/Getty Images)
Một
người có tên Baerbel Schell viết: “Trung Quốc! ... Quyền con người? Thật đáng
hổ thẹn cho những ai bỏ phiếu cho họ. Tiền và quyền lực là quy tắc ở đây.”
Cũng trên trang facebook UNHRC, một người có tên Marie Jirková đến từ Cộng hòa Séc, đã đặt ra những câu hỏi và tự trả lời trong sự thất vọng.
“Tôi không thể và không muốn tin rằng Liên Hợp Quốc không quan tâm đến sự đau khổ, tra tấn và tàn sát. Nhưng làm thế nào một quốc gia như Trung Quốc có thể được bầu chọn vào UNHRC?
Cũng trên trang facebook UNHRC, một người có tên Marie Jirková đến từ Cộng hòa Séc, đã đặt ra những câu hỏi và tự trả lời trong sự thất vọng.
“Tôi không thể và không muốn tin rằng Liên Hợp Quốc không quan tâm đến sự đau khổ, tra tấn và tàn sát. Nhưng làm thế nào một quốc gia như Trung Quốc có thể được bầu chọn vào UNHRC?
Trung Quốc là một đất nước của sự sợ hãi, bạo lực, thất nghiệp và diệt
chủng. Trung Quốc đã hủy diệt Tây Tạng và tiếp tục thực hiện chính sách này
đằng sau một bức tường im lặng”.
Từ
đó cô Marie Jirková, một người từng sống trong chế độ cộng sản ở Đông
Âu, viết tiếp:
“Tôi không thể tin rằng một trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất của
thời đại chúng tôi có thể mua chuộc được lòng trung thành của chúng tôi. Bày tỏ
sự hổ thẹn là không đủ . Nơi mà nhiều người trên thế giới này đang
đau khổ và tự do đang bị đe dọa, luôn cần có câu trả lời của tất cả các quốc gia
tự do . Trách nhiệm này thuộc về tất cả chúng ta. Tôi mong muốn các bạn hãy
ngăn chặn đổ máu ở Tây Tạng. Chấm dứt giao thương với những kẻ giết người! Lợi
ích của chúng ta không thể là nguyên nhân của đau khổ từ người khác. Máu của
những người tự thiêu và nỗi đau của gia đình Tây Tạng không chỉ nằm trên bàn
tay của Trung Quốc mà còn trên tay của tất cả chúng ta, những người biết nhưng
chỉ giữ im lặng.
“ Tôi mốn các bạn phải lên tiếng như là một nhiệm vụ!”, cô viết.
Lybia dưới thời cai trị của Gaddafi , cũng đã trúng cử thành
viên của UNHRC nhiệm kỳ 2011-2013
Trong đợt bầu cử này, 14 quốc gia trúng cử bao gồm
Algeria, China, Cuba, FYROM, Pháp , Maldives, Mexico, Morocco, Namibia, Nga,
Saudi Arabia, Nam Phi, Vương Quốc Anh và Việt nam.
Các quốc gia này sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 2014-2016 vào
ngày 1/1/2014, thay thế cho cho 13 quốc gia ((Maldives tái trúng cử) kết
thúc nhiệm kỳ là Angola, Lybia, Mauritania, Uganda, Malaisia, Thailand, Qatar,
Ba Lan, Moldova, Ecuado, Guatemala, Tây Ban Nha, và Thụy Sỹ.
Theo quy định, Đại hội đồng LHQ thông qua hai phần
ba số phiếu, có thể ra quyết định đình chỉ các quyền và đặc quyền của bất kỳ
thành viên nào của UNHRC, mà nó quyết định thành viên đó liên tục có
những hành vi vi phạm nhân quyền một cách thô bạo và có hệ thống trong nhiệm kỳ
của mình.
Đánh giá về Việt Nam
Sau khi Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền
LHQ, Thùy Linh - một nhà văn hiện đang sống tại Hà Nội đưa ra
đánh giá của mình về sự kiện Việt Nam có ghế trong UNHRC, cô viết trên
Facebook:
Nữ văn sĩ Thùy Linh
“Trong tôi luôn có hai suy nghĩ mâu thuẫn và trái ngược về sự kiện này.
Thứ nhất, Việt Nam không xứng đáng ngồi vào Hội đồng nhân
quyền của LHQ vì nhiều quyền cơ bản của con người chưa được đáp ứng. Biểu hiện
rõ rệt nhất là nhiều người phải ngồi tù chỉ vì nói thật suy nghĩ của mình một
cách ôn hòa. Chúng ta có thể kể tên nhiều người: Điếu Cày; Trần Huỳnh Duy Thức;
Nguyễn Tiến Trung; Lê Công Định; Tạ Phong Tần; Nguyễn Xuân Nghĩa; Đinh Đăng
Định…Họ thực sự là những tù nhân lương tâm không chỉ của VN mà còn là của nhân
loại: đó là khát vọng cất lên tiếng nói chống lại cái xấu, ác vì một tương lai
tốt đẹp hơn…
Và tôi tìm cách biện hộ rằng, nhìn vào lịch sử của Hội đồng nhân quyền
(trước đây là Ủy ban nhân quyền) thì thấy vắng mặt khá nhiều những nước văn
minh, tiến bộ. Hầu như là những nước đang gặp nhiều sự chỉ trích về nhân quyền
có mặt tại Hội đồng này. Quyền con người đã được luật hóa khiến công dân được
bảo vệ tối đa chống lại tất cả những gì phi nhân tính nên các nước văn minh,
tiến bộ không cần quan tâm đến những hội đồng giúp công dân họ xem xét lại
những bất cập của chính phủ trong vi phạm nhân quyền. Nhân quyền vốn như hơi
thở, có thiếu vắng bao giờ mà phải cần đến sự trợ giúp của bình ô xy dưỡng khí
từ bên ngoài? Cho nên nơi nào ngột ngạt tự do, dân chủ thì mới cần sự đánh giá,
xem xét, trợ giúp…của ngoại lực. Hội đồng nhân quyền vì thế rất cần cho những
nước như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Arap Saudi…Thế nên mới có
cảnh bầu bán không có cạnh tranh như vừa qua: 4 nước châu Á ứng cử thì chọn cả
4, trong đó có Việt Nam.
Qua đây cũng có thể thấy tính hình thức, chiếu lệ, thậm chí là bất lực
của Liên Hiệp Quốc nói riêng và Hội đồng nhân quyền nói riêng. Thế mới có
chuyện, xưa nay chưa khi nào các giám sát viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc
có thể vào VN để thăm và điều tra về các vụ bị cho là có tình trạng
lạm dụng.
Thứ hai, nếu nghĩ theo cách tích cực thì tôi nghĩ, có thể
áp dụng quan điểm giáo dục hiện đại là, thay vì tiêu diệt, đả kích thói độc ác,
xấu xa, con người nên được khêu gợi khuyến khích những mầm tốt, hướng thiện để họ
tự giáo dục và cải tạo bản thân mình…
Việc VN đã ở trong Hội đồng nhân quyền thì chắc chắn không thể nói là
nhân quyền của VN khác với các nước do tính đặc thù như xưa nay các quan chức
có trách nhiệm hay phát biểu. Anh không thể đem quả bóng do anh thiết kế vào đá
chung sân với các cầu thủ khác và nói rằng, tôi chỉ hợp với loại bóng này (để
đỡ đau chân tôi)…Cũng là thời gian để chính quyền nhìn lại Tuyên ngôn nhân
quyền của LHQ đã được luật hóa và thực thi như thế nào trong cuộc sống? Người
dân từ nay có Tuyên ngôn nhân quyền làm tham chiếu cho việc giám sát thực thi
quyền con người của chính quyền Việt Nam cả với tư cách là chính phủ của mình,
cả với tư cách là hội viên trong Hội đồng nhân quyền LHQ. Khi Việt Nam đã tự
đứng soi trước một tấm gương thì mọi xấu tốt sẽ được phô bày trước bàn dân
thiên hạ. Còn nếu Việt Nam tự lấy tấm vải đen che gương để khỏi thấy mặt mình
nhọ nhem thì lại là chuyện khác - câu chuyện về văn hóa và liêm sỷ.”
Cùi
Các tổng hợp
No comments:
Post a Comment