Sau
các cuộc cách mạng diễn ra vào năm của phép lạ 1989 ở Nga và Đông Âu, có người
nói rằng “chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến
chủ nghĩa tư bản.” Các sử gia như sử gia người Anh Tony Judt cho rằng “chủ
nghĩa xã hội là con đường dài nhất dẫn đến địa ngục. Hay có thể nói không
quá rằng chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất để trở lại làm Người...”
*
Con đường dài nhất bắt đầu ở Nga mở đầu bằng tuyên ngôn của nhà thơ vô sản Vladimir Kirillov vào năm 1917:
*
Con đường dài nhất bắt đầu ở Nga mở đầu bằng tuyên ngôn của nhà thơ vô sản Vladimir Kirillov vào năm 1917:
“Nhân
danh ngày mai, chúng ta sẽ đốt cháy Raphael,
Hủy
diệt các viện bảo tàng, dẫm nát dưới chân những đóa hoa nghệ thuật.” (1)
Khởi
đi từ đấy, chiếc kim đồng hồ văn minh của nhân loại ở Nga bắt đầu quay ngược
chiều.
Con
đường bắt đầu đổ xuống dốc mà dường như dài vô tận như được diễn tả qua lời thơ
của Vladimir Mayakovsky vào năm 1920:
“Chúng
ta sẽ hủy diệt ngươi,
thế giới lãng mạn cũ!
Thay thế đức tin
trong tâm hồn mình chúng ta có
điện
và hơi nước.
Thay
thế nghèo khổ,
hãy nhét vào đầy túi tất cả của cải
trên toàn thế giới!
Những
người già? Hãy giết họ.
Để lấy sọ làm gạt tàn thuốc!” (2)
Thế
giới ngày hôm qua kết tinh qua hàng ngàn năm tiến hóa đã chết. Con người trần
trụi hơn loài dã thú khi những vàng son đạo đức, tinh thần, đức tin, nghệ thuật
tự ngàn xưa tan biến như những hạt bụi thảo nguyên trong cơn cuồng phong cách
mạng Nga.
Cuối
dốc là cửa hang tiền sử, nơi con người không đánh nhau bằng dùi cui hay đá mà
bằng sự phân loại bạn thù, cách mạnh và phản động.
Trước
tiên người thân tố cáo nhau rồi từ nhau:
“Mọi
người sống trong môi trường phản bội - và dùng hết lý trí để biện minh hành
động phản bội. Vào năm 1937 vợ chồng nọ đang chờ bị bắt giam - vì vợ đến từ Ba
Lan. Và đây là điều họ thỏa thuận: Trước khi bị bắt thật sự chồng sẽ tố cáo vợ
với công an! Rồi vợ đã bị bắt còn chồng được tự do vì “trong sạch” dưới mắt an
ninh. Cũng trong năm vinh quang ấy, người tù chính trị tiền cách mạng Adolf
Mezhov khi đi tù dặn dò con gái yêu duy nhất, Izabella: “Chúng ta đã cống hiến
đời mình cho chính quyền Xô Viết, cho nên con không để ai lợi dụng vết thương
của con. Con hãy vào Đoàn!” Theo điều khoản bản án, Mezhov không bị cấm viết
thư cho con gái, nhưng Đoàn cấm con gái thư từ với cha. Và theo tinh thần lời
chứng của ông con gái đã tố cáo cha.
Vào
thời đó có biết bao nhiều lời tố cáo như thế! Nhiều tố cáo diễn ra công khai,
nhiều tố cáo đăng trên báo:” Tôi, người ký tên dưới đây, kể từ ngày tháng năm
này tôi từ cha tôi và mẹ tôi vì họ là kẻ thù của nhân dân Xô Viết.” Như thế họ
đã mua sinh mạng của mình.” (3)
Trong
cảnh đói quay quắt mẹ ăn thịt con:
“Bác
tôi, giờ đã khuất, kể rằng lúc còn nhỏ bác tôi lê bước, vì đi không nổi, đến
nhà bạn”, một bác sĩ ở Murmansk nhớ lại. Khi bác tôi bước vào sân, bác thấy bạn
mình nằm ở dưới đất gần giếng nước. Mẹ của bạn đang lấy rìu chặt xác bạn ra
từng miếng nhỏ rồi xếp vào thùng vì, tôi nghĩ, bà muốn giữ cho thịt tươi trong
nước lạnh ở dưới giếng.”
Một
người quê ở tỉnh Saratov phục vụ trong Hồng Quân vào năm 1933, nhớ lại một
người lính tên Kirill Shilov nhận được thư mẹ gởi từ làng quê:
“Đời
lính con thế nào?” bà mẹ viết. “Mẹ nghĩ con ít ra cũng có đủ bánh mỳ mà ăn. Còn
ở đây, Praskovya đang ăn thịt các con mình đấy. Bà ta đã ăn đứa con gái và khi
họ tìm kiếm đứa kia, họ thấy một nồi đầy thịt ở trên lò.”
Chỉ
huy nghe về lá thư này liền báo cáo lên chính ủy. Shilov bị kêu lên Phòng Đặc
Biệt rồi bị tống giam về tội tuyên truyền dối trá chống Xô Viết. Khị họ gởi thư
chính thức về làng hỏi thì ủy ban làng xác nhận mọi thứ đều đúng. Họ thả anh ra
khỏi tù nhưng cảnh cáo anh không được nói gì.” (4)
Năm
1934 một người mẹ khác cũng ăn con mình và công khai thừa nhận một cách thách
thức: “Đúng, tôi ăn con tôi đấy. Ai cũng ăn con hết đâu phải chỉ mình tôi. Nếu
tôi không ăn con mình thì tôi sẽ chết. Nhờ ăn con có thể ngày nào đấy tôi sẽ
sinh ra đứa con khác, có thể có nhiều con nữa.” (5)
Tuy
nhiên trong những năm đói kém ấy Liên Xô xuất khẩu sang Tây Âu gần 2 triệu tấn
lúa mỳ vào năm 1932 và 1 triệu tấn vào năm 1931. (6)
Trong
cảnh tù đày đói rét nhiều người tù rơi nhanh xuống tận cùng tủi nhục của kiếp
người để tồn tại:
“Lev
Razgon cũng kể chuyện ông tình cờ thấy cô gái rất trẻ tóc vàng hoe đang quét
sân ở trước phòng y tế trại. Lúc ấy ông là công nhân tự do ghé thăm người quen
làm bác sĩ ở đấy. Dù không đói ông vẫn được trao phần ăn trưa thịnh soạn. Ông
cho cô gái phần ăn trưa của mình. Cô “ăn lặng lẽ gọn gàng và ta có thể biết cô
đã được nuôi dạy tử tế trong gia đình.” Cô gái gợi ông nhớ tới con gái mình.
“Cô
ăn xong, xếp dĩa bát gọn gàng trên cái khay bằng gỗ. Rồi cô vén váy lên, cỡi
quần lót ra, cầm trên tay, quay mặt không có nụ cười về hướng tôi.
“Nằm
xuống hay làm sao?” cô hỏi.
Thoạt
đầu không hiểu, rồi sợ hãi trước câu trả lời của tôi, cô nói chống chế, và cũng
không cười, “Người ta không cho tôi ăn nếu không có chuyện đó...” (7)
Năm
1959 nhà văn Nga Andrei Sinyavsky đã in tác phẩm tựa đề Bàn về chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa của mình ở Tây Phương dưới bút danh khác. Trong
đó ông nói đến chủ nghĩa xã hội - con đường đau khổ rất dài ở Nga:
“Để
những nhà tù nên biến mất mãi mãi, chúng ta đã xây những nhà tù mới. Để tất cả
các biên giới nên sụp đổ, chúng ta tự giam cầm trong Vạn Lý Trường Thành. Để
công việc nên là sự nghỉ ngơi và là niềm vui, chúng ta đặt ra cưỡng bức lao
động. Để không có giọt máu nào đổ nữa, chúng ta đã giết và giết và giết.
Nhân
danh Mục đích, chúng ta viết những lời dối trá trên báo Sự Thật, chúng ta đặt
một Sa hoàng mới trên ngai vàng giờ trống rỗng.
Chúa
ơi, Chúa ơi - Hãy tha thứ tội lỗi của chúng con!” (8)
Cuối
cùng Chúa đã tha thứ khi con người biết nhận thức trở lại giá trị vĩnh cửu của
thiện và ác và bắt đầu xé tan những ngụy từ làm băng hoại đạo lý và nhân tính
của con người - bạn thù, cách mạng và phản động - mà tất cả để nhằm biện minh
và che dấu tội ác của chế độ. Người thắp lên ngọn lửa soi đường lương tâm ấy là
nhà văn Alexander Solzhenitsyn.
Người
tù thoát được căn bệnh ung thư, trong tác phẩm Khu Ung Thư của ông, sau
khi xuất viện trên đường về ghé vào sở thú:
“Oleg
chẳng thấy gì hấp dẫn ở chuồng khỉ. Hắn vội bỏ đi và sắp bắt đầu rời khỏi
chuồng khỉ thì chợt nhìn thấy một thông báo gắn ở một trong những chuồng ở đằng
xa, và có vài người đang đứng đọc.
Hắn
bước đến. Lồng trống rỗng nhưng nó có cái bảng ghi “Macaque Rheus”. Bảng thông
báo được viết vội vàng nguệch ngoạc và được đóng lên miếng ván ghép. Thông báo
ghi: “Con khỉ nhỏ thường sống ở đây đã bị mù vì sự tàn ác vô ý thức của một
người khách đến xem. Kẻ độc ác đã ném thuốc lá vào mắt con khỉ thuộc họ Macaque
Rheus.”
Oleg
sững sờ. Cho tới lúc ấy hắn vẫn còn vừa đi vừa mỉm cười, nhưng bây giờ hắn cảm
thấy muốn kêu lên và la lên thật to cho vang vọng khắp sở thú, như thể người ta
vừa ném thuốc lá vào mắt hắn, “Tại sao? tại sao lại ném như thế! Tại sao? Vô ý
thức! Tại sao?”
Điều
làm hắn xúc động là lời thông báo được viết ra giản dị như trẻ em viết. Người
viết không nói thủ phạm vô danh ấy là “kẻ chống loài người,” hay “gián điệp của
đế quốc Mỹ”; chỉ ghi rằng đó là kẻ độc ác. Điều này rất ấn tượng: sao con người
chợt trở nên “độc ác”. Trẻ em, không lớn lên để trở thành ác độc. Trẻ em, không
giết những sinh vật không tự bảo vệ được.” (9)
Tiếng
kêu vang vọng thấu trời xanh “Tại sao” ấy là sự thức tỉnh của lương tri trong
lòng chế độ toàn trị. Và một khi người dân thức tỉnh họ bắt đầu thoát ra khỏi
sự mông muội tăm tối đã che kín đời họ từ trước nay.
Từ
đây nước Nga bắt đầu đi trở ngược lên dốc thăm thẳm để trở lại thế giới văn
minh tinh thần nhân văn và đạo lý của con người.
Sau
các cuộc cách mạng diễn ra vào năm của phép lạ 1989 ở Nga và Đông Âu, có người
nói rằng “chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất đi từ chủ nghĩa tư bản đến chủ
nghĩa tư bản.” Các sử gia như sử gia người Anh Tony Judt (10) cho rằng chủ
nghĩa xã hội là con đường dài nhất dẫn đến địa ngục. Hay có thể nói không quá
rằng chủ nghĩa xã hội là con đường dài nhất để trở lại làm Người.
______________________________
Tài
liệu tham khảo:
(1). Andrei
Sinyavsky, Soviet Civilization, Arcade Publishing, New York 1988, trang
8
(2). Sách đã dẫn, trang
44
(3). Alexander
Solzhenitsyn, Quần Đảo Ngục Tù, Harper & Row, New York 1975, tập 2,
phần 4, chương 3, trang 639-640
(4) & (5).
Leon Aron, Roads to the Temple, Yale Univerisity Press, 2012 trang 110
(6). Sách đã dẫn, trang
111
(7). Anne Applebaum,
Gulag , Doubleday, 2003 trang 314
(8). Andrei Sinyavsky
(dưới bút danh Abram Tertz), The Trial Begins and On Socialism Realism, University
of California Press, Berkeley and Los Angeles, California, 1960 trang 162
(9). Alexander
Solzhenitsyn, Khu Ung Thư (Cancer Ward), Bantam Books, 1972, trang 506
(10). Tony Judt, The
Longest Road To Hell, New York Times, 22/12/1997
No comments:
Post a Comment