Wednesday 6 November 2013

CHUYỆN NƯỚC PHÁP : ĐẠO PHẬT TRONG LÒNG NGƯỜI PHÁP (Nguyễn Thị Ngọc Diễm)




Nguyễn Thị Ngọc Diễm
VienDongDaily.Com - 20/10/2013
http://www.viendongdaily.com/chuyen-nuoc-phap-dao-phat-trong-long-nguoi-phap-nifUOgeK.html Mỗi sáng Chủ Nhật, đài truyền hình quốc gia số 2 có một chương trình đa tôn giáo dành cho những công dân tín đồ hay chỉ là cảm tình viên hoặc lớp người tò mò muốn tìm hiểu, kể cả những nhân mạng thỉnh thoảng chỉ ghé qua tình cờ. Giờ phát sóng truyền hình khá sớm, từ 8 giờ rưỡi sáng cho đến trưa.


Christophe André

Mỗi sáng Chủ Nhật, đài truyền hình quốc gia số 2 có một chương trình đa tôn giáo dành cho những công dân tín đồ hay chỉ là cảm tình viên hoặc lớp người tò mò muốn tìm hiểu, kể cả những nhân mạng thỉnh thoảng chỉ ghé qua tình cờ. Giờ phát sóng truyền hình khá sớm, từ 8 giờ rưỡi sáng cho đến trưa. Quan trọng hàng đầu là chương trình dành cho tôn giáo chính thức và lớn nhất của dân Pháp là đạo Chúa. Kế đến là Hồi giáo, sau đó và mới nhất là đạo Phật với chỉ vỏn vẹn 15 phút. Có khoảng 800,000 người theo tôn giáo này, chiếm 1% dân số và còn rất mới trong trình độ phát triển, nhưng đạo Phật đã chiếm được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của các khoa học gia, đặc biệt trong giới Y khoa. Các chương trình truyền hình rất súc tích diễn ra mỗi sáng Chủ Nhật do Hội Phật Giáo tại Pháp (L'Union Bouddhiste de France) chủ trương, ban tổ chức hoàn toàn là người bản xứ đảm nhiệm. Hội được thành lập từ năm 1986 do vị chủ tịch Olivier Wang-Genh, một thiền sư chịu ảnh hưởng Nhật Bản cầm đầu. Chính ông đã nhiều lần xuất hiện trên màn ảnh nhỏ với phong thái rất ung dung, uyên bác và đầy vẻ thân thiện, dễ mến, trò chuyện lưu loát. Có hai nữ ký giả trẻ tuổi thay phiên nhau trình bày. Chương trình rất phong phú và thay đổi thường xuyên với các chủ đề đặc sắc, kể cả những thiên phóng sự tại chỗ rất hấp dẫn trong và ngoài nước.

Ngày Chủ Nhật vừa qua, 13 tây tháng 10, dành cho chủ đề “Những cảm xúc” (les émotions). Một trong hai vị khách mời là viên bác sĩ tài ba Christophe André.

Xuất thân từ một gia đình nghèo - bố mẹ là những người theo chủ nghĩa Cộng Sản (Đảng CS Pháp hiện nay thuộc thành phần thiểu số), vô đạo giáo tuy cũng được chịu thánh lễ vì lý do xã hội - ông đã hoàn tất học vấn y khoa, chuyên ngành về chữa trị tâm thần (psychiatre).

Theo một bài báo đã viết về ông, đây là một vị bác sĩ tâm thần thật sự yêu mến bệnh nhân và chủ trương đường lối chữa bệnh khác hẳn các đồng nghiệp, dựa trên lòng từ bi, tình nhân ái thật sự, không qua chót lưỡi đầu môi.Ông còn là một văn sĩ có sách bán rất chạy nhờ viết những kinh nghiệm chữa bệnh thành dòng văn chương rất nhiều xúc cảm do lòng nhân ái. Giống như bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, nổi tiếng với sự cân nhắc từng lời, từng chữ; ông cũng có đức tính này và với giọng nói trầm ấm, mạch lạc, diễn tả lưu loát không cần tài liệu giấy. Ông rất thành công trong những cuộc hội thảo truyền thông báo chí và truyền hình. Gần đây, ông xuất hiện bên cạnh cánh tay mặt của Đa Lai Lạt Ma là Mathieu Ricard trong vài lần hợp tác với nhau.

Vì sao Christophe André đã rơi vào bể tâm linh và trở nên nổi tiếng trong giới truyền thông Pháp với hai nghề nghiệp đặc sắc tay phải cài tay trái như thế?

Năm 25 tuổi, ông đã chứng kiến và ôm người bạn thân nhất, từ trần ngay trong vòng tay mình vì một tai nạn xe mô tô! Bi kịch gây sốc thật lớn lao vì nó bắt buộc ông nhìn lại tất cả mọi chuyện, nhất là cái chết của chính mình thông qua người bạn. Điều này đúng với kinh nghiệm sống trực tiếp và là lần đầu tiên cho mọi người chưa được "miễn nhiễm". Tuy nhiên,đối với ông thì khác.Để chữa lành vết thương tâm lý nặng nề này, ông đã phải lánh mình vào tu viện ở vùng Tarn (En-Calcat) và được Cha Denis (một người xuất chúng trong giới tu) giúp đỡ.

Sauđó, hiền thê của ông và bên thông giađãđưaông vào sâu trong Thiên Chúa giáo vìông được ảnh hưởng tốt của họ, những người từái thật sự theođúng cách Chúa dạy.Để rồi, Phật giáo đến với ông qua Mathieu Ricard, một khoa học gia thành tài đã từ bỏ tất cả để khoác áo nhà tu thật thụ phục vụ cho ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Ông cho rằng hai tôn giáo trên không hề đối chọi nhau, trái lại. Thiên Chúa giáo mang thông điệp tình thương đến với mọi người qua những lời giảng dạy sáng suốt của chúa Giê Xu, còn Phật giáo mang lại sự thật về những thăng trầm trong cuộc sống, sự vô ngã (cái ta là giả hiệu), những đau khổ thường hằng mà chối bỏ chúng chỉ đưa đến thêm nhiều bối rối và bế tắc.

Từ đấy, áp dụng lý thuyết và thực hành Phật giáo vào công việc chữa trị tâm bệnh, đặc biệt dùng Thiền định, ông đã trở thành vị “Psy” nổi tiếng trong giới truyền thông. Những quyển sách ông viết (như “Sự tự tin”, L'estime de soi), bán rất chạy và làm tăng thêm uy tín của ông. Tuy nhiên, ông vẫn khiêm tốn và tự nhận mình chỉ là một con người bất toàn, tự do và hạnh phúc.

Triết gia André Comte-Sponville có cho ông một dấu giáng khi chê là sách ông thiếu nét “thê thảm” của cuộc đời sóng gió triền miên. Ông chỉ viết cho giới thân chủ bệnh hoạn của ông và thiếu sự bi quan vào tương lai đen tối. Như thế là kém đi những nét chấm phá tương phản, những tình huống trắc trở của đời người.

Quyển sách do ông viết cùng với hai tác giả khác “Les émotions” được giới thiệu sau đó, người đọc đã yêu thích văn phong vui vẻ, tế nhị của ông hẳn sẽ tìm mua ngay. (ntnd)

*

----------------------------------------

Nguyễn Thị Ngọc Diễm
VienDongDaily.Com - 30/10/2013


Bác sĩ trị bệnh tâm thần Christophe André sinh năm 1956 tại tỉnh Montpellier, miền Bắc nước Pháp, nơi gió Mistral ít thổi triền miên quanh năm suốt tháng nhờ địa thế được che chở gần Địa Trung Hải (Mer méditerranée). Năm 16 tuổi ông đã đậu tú tài (sớm 2 năm) rồi vào đại học y khoa sau đó.

Khi được hỏi rằng nơi chốn nào thuận tiện nhất để được gặp ông, câu trả lời là quanh quẩn có ba chỗ mà thôi tại thủ đô Paris, kể từ năm 1992, lúc ông rời bỏ thành phố hồng Toulouse để tránh một kỷ niệm buồn đau quá lớn. Thêm vào đó, công việc trở nên bức bách, áp lực nặng nề.

Ông kể khi bệnh nhân hủy bỏ cuộc hẹn là ông thấy mừng quá để có thể thở phào ra nghỉ mệt và bù lại sự chậm trễ, thật là chuyện không bình thường đối với một thầy thuốc có lương tâm! Nó làmông mấtđi niềm mến yêu con người, trái ngược hẳn với ngành nghềôngđã chọn là chăm sóc phần hồn của họ. Thế làông quyếtđịnhđến thủđô sinh sốngđể tìm cách sạc lại bìnhđiện sinh lực đang có nguy cơ cạn dần, lấy đà tiến mới mạnh mẽ đểđi trọn conđường một cách hạnh phúc và thanh thản cho chính tâm tríông. Báo chí và giới truyền thông, truyền hình có thể hẹn gặpông tạinhững chỗ sau:

- Thứ nhất: Khu rừng Vincennes (bois de Vincennes), nơi thiên hạ đi dạo mát dưới những tàn lá cây xanh tươi mát mẻ vào mùa hạ của bốn loại cổ thụ được trồng nhiều nhất là sồi, dẻ hay kẹn Ấn Độ, bàng và tần bì. Đó là thú vui thôn dã giúp con người gần gũi thiên nhiên. Nhà ông ở sát đó. Khi đi dạo trong rừng, người nhàn tản đơn độc còn hít thở cả hương thơm đất trời hài hòa cùng nhau tuy thủ đô Ánh Sáng cũng mang tiếng bụi bậm, ô nhiễm. Vị bác sĩ đầy lòng nhân đạo này rất cần một nơi cắm rễ, sự suy nghĩ, và thời gian chậm rãi.

-Thứ nhì: Khu phố La-Tinh (quartier Latin). Đây là nơi tập trung các hãng xuất bản sách,đất lành của các nhà văn đủ loại. Sách ông viết bán rất chạy, được liệt vào hạng xe vận tải. Quyển “Sự Tự Tin” được dịch ra 25 thứ tiếng và bán khoảng hơn 200,000 cuốn, một con số khổng lồ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Sở dĩ có sự thành công này vì sách ông được xếp vào loại phát triển tư cách cá nhân rất cần thiết cho trường đời. Ông tâm sự rằng cha ông vì học vấn ít ỏi do hoàn cảnh nhà nghèo, lúc xưa chỉ đến bậc tiểu học, nên mang mặc cảm và ước ao các con mình sẽ được hành trang trí thức cao cấp hơn. Điều mà họ đã hoàn thành tốt đẹp! Khi đã có 3 cô con gái - thành công đẹp nhất trong đời ông - rồi, ông vẫn ham mê ngày ngày đọc “Tờ báo của Jules Renard”. Đọc nhiều để viết ra dễ dàng, bí quyết chung của các nhà văn; đọc để khám phá biết bao điều vui thú tuyệt diệu. Ông rất ưa thích tác giả quyển truyện “Lông Cà Rốt” (Poil de carotte) kể về thằng bé tóc nâu đỏ xấu xí mặt đầy tàn nhang bị mẹ ghét bỏ và cha để mặc kệ. Thằng bé phải tìm ra nhiều mưu kế trí tráđể sống còn khi cha mẹ yêu thích anh chị nó hơn. Quyển truyện hay Lông Cà Rốt khiếnông tự thấy rất gần gũi với tác giả màông xem như có cùng những cảm xúc huynhđệ sinhđôi tuy rẽ hướngđối nghịch. Jules Renard đã mất cách đây đúng một trăm năm và sẽ được làm lễ tưởng nhớ, còn cha ông gốc dân chài biển vừa mất cách đây 2 năm.

- Thứ ba: Bệnh viện Saint Anne, nơi ông làm việc hàng ngày. Căn phòng đơn giản nhưng sắp xếp thứ tự, gọn gàng với một chiếc giường, hai chiếc ghế, các bức tường trống không, kệ sách và bàn làm việc trang trọng.

Các vị sếp cấp trên đã làm thỏa mãn thỉnh nguyện của ông là phương pháp làm việc “khác thường”: ông xa lánh con đường sáo mòn của các vị bác sĩ tâm thần thờ phượng vị thánh tổ Freud để đi theo phương cách chữa trị “hành vi” (comportement) và “tri thức” (cognitif) áp dụng khắp nơi trên thế giới trừ nước Pháp!

Vừa tới Saint-Anne là ông yêu cầu có ngay một đội ngũ nhân viên chuẩn bị thời khóa biểu chữa trị cả nhóm bệnh nhân mắc chứng sợ hãi vô lý, lo âu, ám ảnh khi phải di chuyển trong các tàu xe điện đông đúc người (métro Paris). Ông biết tránh nỗi thất vọng khi bệnh nhân khám phá ra sự xa cách, cứng nhắc và nặngđầuóc lý thuyết của những bác sĩ trị bệnh tâm thần nói chung. Nhờ ngả rẽ đặc biệt này mà khi triết gia Michel Onfray (sinh năm 1959) cho ra đời quyển “Hoàng hôn của một thần tượng : sự tưởng tượng dối trá của Freud”, nhằm đả phá vị sư tổ này, ông đã được mời tới lui không ngớt để thảo luận bàn tròn. Tuy vậy, ông vẫn thừa nhận sự thu hút mạnh mẽ của tâm lý gia Freud và chỉ trích thái độ đóng cửa của các bác sĩ tâm thần đối với các suy nghĩ khác đường lối này.

Đặc điểm chính của ông trong phương pháp chữa bệnh phần hồn cho người là điểm tựa trên sự tử tế và lòng từ bi. Thiếu hai điều này là không thểđược. Nhờ tinh thần tự do sẵn sàng chấp nhận những lý thuyết mới mẻ khác hẳn với triết thuyết phân tâm học theo Freud mà ông sử dụng thiền định của Phật giáo để chữa trị. Thực hành thiền định đều đặncòn giúp cho cá nhân mọi người tránh được sự bào mòn của lòng từ bi theo thời gian.

Tại nơi chữa trị, thiền định được áp dụngđồng thời, vừa làmột phương pháp phòng ngừa, vừa là vũ khí bổ túc trị đau đớn thể xác, bệnh trầm cảm, các nỗi loâu không hoặc có duyên cớ.

Phật giáo và khoa học thần kinh não bộ đã đến gần với nhau, nên trong vòng một tuần lễ, các chuyên gia tổ chức vinh danh điều này bằng cách mời đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự. Với tư cách một vị “sư lính chiến” chống giặc tâm thần gây bệnh hoạn, Christophe  André đã được hân hạnh ngồi kề bên đức ngài.

“Tôi không ở trong một trạng thái sùng kính quá độ đức Đa Lai Lạt Ma, nhưng tôi thực sự xúc động vì cách thức Ngài cư xử với mọi người thật nồng nhiệt, thông minh và tử tế.”Vị bác sĩ “Xy” nổi tiếng của thủ đô Paris phát biểu ý kiến, và bình luận thêm: “Người ta có thể thấm đậm niềm tin vào đạo Chúa và mang thêm mối thiện cảm với Phật giáo.”

Nổi tiếng đến thế, nên bác sĩ Xy này có thể sẽ như loài thiêu thân cháy cánh vì ánh đèn báo chí truyền thông, truyền hình? Không, ông bảo rằng vẫn tiếp tục giao tiếp với họ tuy có ít đi hơn trước vì đó chính là nơi thông thương các hiểu biết mới mẻ tuy rằng điều này có làm mất bớt phần nào thời gian dành cho bệnh nhân.

Ô, thiên hạ vẫn nói hãy đem đạo vào đời chứ đừng nên làm ngược lại, phải chăng một người Pháp bản xứ có vẻ xa lạ với Phật giáo lại đã làm được điều này với thành công sáng chói? (ntnd)



1 comment:

  1. Ông kể khi bệnh nhân hủy bỏ cuộc hẹn là ông thấy mừng quá để có thể thở phào ra nghỉ mệt và bù lại sự chậm trễ, thật là chuyện không bình thường đối với một thầy thuốc có lương tâm! Nó làm ông mất đi niềm mến yêu con người, trái ngược hẳn với ngành nghề ông đã chọn là chăm sóc phần hồn của họ. cái này không biết có thật không nữa, nhưng nếu cso thì phải đáng khen ngợi thôi, "Chăm sóc về tâm hồn con người"

    ReplyDelete

View My Stats