Posted by diendanxahoidansu on 20/11/2013
Đôi lời: Mối giao duyên quái dị giữa Cộng sản vô thần với Phật giáo quốc doanh
được lẩy lên trong bài viết này thực ra cũng mới chỉ là bề nổi của cả một tảng
… phân chìm khủng khiếp mà thôi.
Cái “tảng phân” đó nó lập lờ,
bắt đầu bốc mùi từ khi công luận còn chưa được biết, được thấy qua báo chí về
những hoạt động ngấm ngầm xây dựng khu chùa Tàu có tên là Bái Đính. Khi đó,
thông tin vỉa hè cho biết vợ chồng CT nước Trần Đức Lương đã lặng lẽ lui
tới “thị sát” quá trình xây dựng. Khi ngôi chùa đặc Tàu được khánh thành, không
ai biết tiền của lấy từ đâu (dễ phải tốn tới cả trăm triệu đô la?), ai cấp phép
v.v.. cho cái vỏ là một doanh nghiệp vô danh đứng tên xây dựng? Chỉ biết là sau
đó, lũ lượt các vị tai to mặt lớn chen chân tới “trồng cây lưu niệm” như dán
nhãn cho nó.
Có hay không một sự kết hợp
“hài hòa” giữa việc thực hiện mưu đồ ngấm ngầm quy thuộc “bạn vàng” phương Bắc
bằng cả văn hóa, tôn giáo, với toan tính tẩy rửa những đồng tiền bẩn, lại có
chút “tâm linh” cho những tâm hồn nhơ nhuốc vì tội ác cảm thấy an lành nơi cõi
Phật, mà vẫn thêm được tí tiếng thơm “tự do tín ngưỡng” cho chế độ, v.v.. ?
Cùng rất nhiều bằng chứng, ví
như quyết
định thành lập Viện Khổng Tử mới đây, phần nổi qua “Lễ cầu siêu” này,
như bước dấn tới hợp thức hóa, “nhà nước hóa”, ưu ái biến ngôi chùa Tàu thành
trung tâm Phật giáo VN, trong khi lại đàn áp, bạc đãi nhiều tôn giáo khác, kể
cả Phật giáo “ngoài quốc doanh”, … đang góp phần trả lời cho câu hỏi
trên. (Mời xem thêm bài viết đầu tiên trên Tuổi trẻ về ngôi chùa này, cách đây
hơn 6 năm, khi nó đang ngấm ngầm được xây dựng: Ngôi
chùa kỷ lục).
BT
—-
Cập nhật: 10:12 GMT – thứ
ba, 19 tháng 11, 2013
Có câu hỏi phải chăng chính
quyền Việt Nam đang mượn tới liệu pháp ‘tâm linh’, ‘tâm lý’ và ‘siêu nhiên’ để
thu hút sự chú ý của cộng đồng trong giải bài toán về tai nạn giao thông ở
trong nước.
Đây là nhận xét của một chuyên
gia nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng dân gian nhân dịp Ủy ban An toàn Giao
thông Quốc gia Việt Nam vừa tổ chức cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam một đại lễ
cầu siêu quy mô ở chùa Bái Đính cho nạn nhân tai nạn giao thông.
Hôm thứ Bảy, 500 đại đức, trụ
trì nhiều chùa ở Việt Nam và các quan chức Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia,
trong đó có Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Đinh
La Thăng đã phối hợp cầu siêu cho hàng trăm nạn nhân.
Bộ trưởng Thăng, người cũng là
Phó Chủ nhiệm Ủy ban nói:
“Đây là một sự kiện đặc biệt,
là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia
giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của
họ,” Bộ trưởng Thăng nói.
“Đại lễ cũng là một cơ hội nhắc
nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất
cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo
hướng văn minh, an toàn, hãy sống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia
đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn
nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông.”
Được biết đây không phải là lần
đầu tiên một lễ cầu siêu được sự phối hợp giữa chính quyền và Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện để cầu
siêu cho nạn nhân giao thông.
‘Cầu siêu và vô thần’
Nhận xét với BBC hôm 18/11 từ
Hà Nội, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân
gian nói:
“Đây là một hành động của Phật
giáo mà cá nhân các vị lãnh đạo hoặc nhà nước, có thể đến tham gia việc đó. Chứ
theo tôi, Bộ Giao thông – Vận tải, với tư cách cơ quan của một nhà nước thế
tục, không nên đứng ra tiến hành một hành vi thực hành tín ngưỡng như thế, rất
dễ gây ra những hiểu lầm.”
Nhà nghiên cứu cho rằng ở Việt
Nam hiện nay cần có một sự ‘rạch ròi’ về vấn đề này.
“Chứ không sẽ có nhiều cái dẫn
đến hiểu lầm, một sự đánh giá, nhất là vấn đề rất nhạy cảm về tôn giáo, tín
ngưỡng. Bản thân nhà nước Việt Nam là nhà nước theo ý thức hệ cộng sản, một ý
thức hệ dù sao trước kia cũng theo chủ nghĩa vô thần.”
Một chuyên gia khác cũng từ Hà
Nội, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã
hội học cũng chia sẻ quan điểm này.
Ông nói với BBC: “Vì có yếu
tố tâm linh ở trong đó, nên để người dân người ta tự nguyện thì hay hơn là bây
giờ mình lại chính thức hóa đời sống tâm linh ấy.
“Tức là nhà nước thừa nhận đời
sống tâm linh ấy thì nó sẽ khó nhiều mặt như giải thích hệ tư tưởng của nhà
nước là gì.”
Nhà xã hội học nhân sự kiện này
đặt câu hỏi về sự bình đẳng của các tôn giáo:
“Và thứ hai là giữa các hệ tư
tưởng ấy, nó có được bình đẳng với nhau hay không. Tôn giáo này thì được thừa
nhận, cái khác thì sao?”
Số liệu của Ủy ban An toàn Giao
thông Việt Nam được công bố trên trang mạng của Bộ Giao thông – Vận tải hôm thứ
Bảy cho biết mỗi ngày có gần 30 người bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông cùng
với hàng trăm người bị thương tật suốt đời.
No comments:
Post a Comment