Nguyễn-Xuân
Nghĩa
Monday, November 25, 2013 2:02:52 PM
Thương
phẩm, thương nhân và khi Trung Quốc bị thương
Khi
dân chúng Hoa Kỳ chuẩn bị Lễ Tạ Ơn vào cuối Tháng Mười Một, giới kinh tế chuẩn
bị tổng kết tình hình kinh tế của năm sắp hết và dự đoán viễn ảnh cho năm tới.
Bài viết này cũng không ra khỏi thông lệ. Nhưng theo truyền thống của người
viết, sẽ lại nói ngược!
Cách nay năm năm, Tháng Mười Một năm 2008, các thị trường chứng khoán trên thế giới theo nhau đổ dốc sau vụ khủng hoảnh tài chính tại Mỹ vào Tháng Chín. Khi ấy, Nữ Hoàng Anh Elizabeth II tới khánh thành một công thự mới của trường London School of Economics nổi tiếng toàn cầu. Dự lễ khai mạc, bà ngồi nghe các giáo sư đọc diễn văn đầy chất khoa bảng uyên bác. Ðến lượt mình, nhân vật cẩn trọng và khiêm tốn ấy làm đúng bổn phận, rồi chỉ nhẹ nhàng nêu câu hỏi: “Vì sao chẳng ai đoán ra chuyện này vậy?” Trong cử tọa của trường LSE, và sau này, chưa ai có thể trả lời câu hỏi thường thức của một bà già trầu văn minh!
Người viết kể lại như vậy là để xin giao hẹn trước là... có thể đoán trật.
Chuyện ấy cũng khiến ta chú ý đến sự kiện là thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đang lên tới đỉnh kỷ lục. Vậy mà kinh tế chưa hồi phục, nhiều tiểu doanh nghiệp vẫn xanh xám mặt mày, giới trẻ bị thất nghiệp và dân nghèo phải lãnh trợ cấp cũng lên tới kỷ lục khác. Người viết kể lại như vậy cũng để giao hẹn trước là sẽ còn phải giải thích dài dòng... cho đến Tết!
Bây giờ, xin nói đến chuyện xa mà gần. Xa là chuyện thương phẩm, gần là hiệu ứng của kinh tế Trung Quốc, gần với Việt Nam.
Giới kinh doanh gọi chung các loại hàng cồng kềnh mua bán toàn cầu là “thương phẩm”, dịch từ commodities. Người Hà Nội đi vào kinh tế thị trường, mà theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì vẫn dùng chữ lạc hậu từ khi còn đánh vần kinh tế chính trị học Mác-Lênin là “hàng hóa”. Giải thích cho dễ hiểu, thương phẩm là nguyên nhiên vật liệu và nông sản, gồm xăng, dầu, kim loại, ngũ cốc, lương thực, v.v... Giá cả loại hàng này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt kinh tế của mọi quốc gia và lợi tức của mọi người, mà việc giao dịch mua bán lại quá phức tạp nên ít ai để ý. Một thí dụ gần gũi là giá vàng thì xin để kỳ khác.
Vì khó dự đoán được chiều hướng giá cả của thương phẩm, người ta nhìn vào quá khứ và nghiệm thấy giá thương phẩm có tăng giảm theo chu kỳ kéo dài vài chục năm. Tức là những gì tưởng đúng trong năm mười năm qua có thể lại trật trong vài năm tới, nên mới đực mặt khi bị Nữ Hoàng vặn hỏi.
Thị trường thương phẩm toàn cầu đang dứt một chu kỳ và đi vào khúc quanh. Một lý do chính là hiệu ứng Trung Quốc. Hãy nghĩ đến quặng sắt - và các dự án bốc bậy mà ăn ở Tây Nguyên nước ta - như một thí dụ.
Khi Trung Quốc đi vào cải cách để công nghiệp hóa và đô thị hóa một xứ sở bát ngát lạc hậu thì nhu cầu về thương phẩm như sắt, thép, xi măng và đủ loại vật liệu đã gia tăng. Họ cần xây cầu xây nhà, làm đường, nuôi heo nuôi gà lấy thịt nuôi người nay đã ra khỏi trạng thái vặt mũi bỏ mồm. Số cầu gia tăng đột ngột từ vài chục năm nay đã đẩy giá lên trời. Các nước cung cấp và doanh nghiệp phân phối hay trao đổi thương phẩm đã kiếm lời lớn và còn dự đoán là hơn một tỷ người nay đang đứng dậy thì thị trường thương phẩm sẽ chỉ lên chứ không xuống.
Nếu người dân Trung Quốc cũng đi vào thời kỳ mua nhà rồi mua xe thì đà gia tăng ấy là tất yếu.
Người ta bước vào thị trường thương phẩm với sự lạc quan của kẻ đầu cơ, trước sự cổ võ của các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc. Quả nhiên là họ lời lớn khi lãnh đạo Bắc Kinh, từ trung ương đến địa phương, cũng lao vào đầu cơ và phóng tay xây dựng.
Trừ giới kinh tế bị mang tiếng là hay đoán trật, ít ai chú ý đến sự kiện là Trung Quốc chọn chiến lược lấy đầu tư làm đầu máy tăng trưởng. Với dân số kỷ lục là 1 tỷ 300 triệu người và mức đầu tư kỷ lục là phân nửa tổng sản lượng GDP, kinh tế Trung Quốc có vóc dáng vĩ đại của lực sĩ đô vật được uống sâm và hù dọa cả thế giới.
Hai thí dụ rất gọn. Về quặng sắt, Trung Quốc ngốn mất 55% sản lượng thế giới và nhập vào đến 65% tổng số xuất cảng của thiên hạ. Về đậu nành hay các hạt làm ra dầu, Trung Quốc ăn hết 30% sản lượng toàn cầu và mua vào 65% số xuất cảng của các nước. Nói chung, từ năng lượng đến lương thực, tay lực sĩ này là đại gia mua đủ loại thương phẩm của cả thế giới nên được các thương nhân ca tụng ngất trời.
Nhưng chàng lực sĩ vai u thịt bắp với đôi tay vĩ đại như anh lính thủy Popeye trong truyện hoạt họa lại đứng trên đôi chân bằng ống sậy.
Nền kinh tế của kẻ uống sâm để đạp xe lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên dân chúng đạp xe, còn uống sâm là thẩm quyền của đảng, nhà nước và tay chân thân tộc. Chuyện bất công ấy không được thương nhân chú ý. Nhưng giới đầu tư chứng khoán thì biết tổng số nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới 134% tổng sản lượng, so với gần 80% của một xứ tư bản giẫy chết là Hoa Kỳ.
Nói đến nợ nần, tổng số tín dụng của Trung Quốc lên tới mức báo động là gấp đôi tổng sản lượng, bên trong là sự kỳ ảo của thống kê kiểu Bắc Kinh: Thực số của loại nợ xấu là một bí mật mà chính lãnh đạo cũng chẳng biết. Loại nghiệp vụ cho vay ngoại ngạch, ngoài khu vực ngân hàng và không sổ sách nên có đầy rủi ro là một nhược điểm khác. Một trái bom nổ chậm.
Còn thành tích đầu tư sản xuất làm thế giới trầm trồ là một hiện tượng đầy màu sắc Trung Hoa: Huyền ảo như thành phố ma hay thương xá không người. Một khối tồn kho ế ẩm được bút ghi là sản lượng mà nằm chất đống giữa thiên nhiên. Trong khối tồn kho, có cả triệu tấn thương phẩm.
Vì vậy, giá thương phẩm tăng vọt từ 20 năm nay - mạnh nhất là trong 10 năm qua nhờ sức hút của Trung Quốc - đã lên tới đỉnh. Khi đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc từ hai số bắt đầu giảm, và còn giảm, thì giá cả thương phẩm sẽ sụt. Y như lúc lên là tăng vọt thiếu cơ sở, khi sụt, giá sẽ sụt rất nhanh. Kinh tế Trung Quốc bị thương, nhiều thương nhân sẽ chết trước. Chuyện ấy đang bắt đầu...
Bài kinh tế vỡ lòng là quy luật cung cầu có chi phối giá cả. Về thương phẩm, số cung là khả năng đào đất, để trồng trọt hay khai thác hầm mỏ. Thời khoảng quyết định là từ vài năm đến chục năm. Số cầu có thể tùy vào sức hút của một xứ rất lớn như Trung Quốc, hay sức đẩy của các thương nhân buôn bán, trong mục tiêu đầu cơ để kiếm lời.
Một bài kinh tế vỡ lòng khác là con người ta là sinh vật biết suy tính, nhờ vậy mà cải tiến khả năng giải quyết bài toán kinh tế căn bản là sự khan hiếm. Từ cả ngàn năm nay, một tạ gạo hay một tấn quặng thì chẳng có gì thay đổi, trừ một việc là có giá thành rẻ hơn. Từ chuyện ngàn năm suy ra tương lai trước mắt, ai cũng có thể thấy rằng giá thương phẩm sẽ giảm.
Nhưng con người ta vốn dĩ lạc quan, một bài học kinh tế khác. Cho nên, khi thấy giá tăng vì chênh lệch cung cầu trong nhất thời - chiến tranh chẳng hạn - hoặc vì sự xuất hiện của một đại gia mới nổi, người ta lạc quan tin rằng chiều hướng ấy sẽ tiếp tục.
Kết luận ngược: Người ta tin vào sức bật vĩ đại của Trung Quốc như đã tin vào trứng cút!
Cách nay năm năm, Tháng Mười Một năm 2008, các thị trường chứng khoán trên thế giới theo nhau đổ dốc sau vụ khủng hoảnh tài chính tại Mỹ vào Tháng Chín. Khi ấy, Nữ Hoàng Anh Elizabeth II tới khánh thành một công thự mới của trường London School of Economics nổi tiếng toàn cầu. Dự lễ khai mạc, bà ngồi nghe các giáo sư đọc diễn văn đầy chất khoa bảng uyên bác. Ðến lượt mình, nhân vật cẩn trọng và khiêm tốn ấy làm đúng bổn phận, rồi chỉ nhẹ nhàng nêu câu hỏi: “Vì sao chẳng ai đoán ra chuyện này vậy?” Trong cử tọa của trường LSE, và sau này, chưa ai có thể trả lời câu hỏi thường thức của một bà già trầu văn minh!
Người viết kể lại như vậy là để xin giao hẹn trước là... có thể đoán trật.
Chuyện ấy cũng khiến ta chú ý đến sự kiện là thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ đang lên tới đỉnh kỷ lục. Vậy mà kinh tế chưa hồi phục, nhiều tiểu doanh nghiệp vẫn xanh xám mặt mày, giới trẻ bị thất nghiệp và dân nghèo phải lãnh trợ cấp cũng lên tới kỷ lục khác. Người viết kể lại như vậy cũng để giao hẹn trước là sẽ còn phải giải thích dài dòng... cho đến Tết!
Bây giờ, xin nói đến chuyện xa mà gần. Xa là chuyện thương phẩm, gần là hiệu ứng của kinh tế Trung Quốc, gần với Việt Nam.
Giới kinh doanh gọi chung các loại hàng cồng kềnh mua bán toàn cầu là “thương phẩm”, dịch từ commodities. Người Hà Nội đi vào kinh tế thị trường, mà theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì vẫn dùng chữ lạc hậu từ khi còn đánh vần kinh tế chính trị học Mác-Lênin là “hàng hóa”. Giải thích cho dễ hiểu, thương phẩm là nguyên nhiên vật liệu và nông sản, gồm xăng, dầu, kim loại, ngũ cốc, lương thực, v.v... Giá cả loại hàng này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt kinh tế của mọi quốc gia và lợi tức của mọi người, mà việc giao dịch mua bán lại quá phức tạp nên ít ai để ý. Một thí dụ gần gũi là giá vàng thì xin để kỳ khác.
Vì khó dự đoán được chiều hướng giá cả của thương phẩm, người ta nhìn vào quá khứ và nghiệm thấy giá thương phẩm có tăng giảm theo chu kỳ kéo dài vài chục năm. Tức là những gì tưởng đúng trong năm mười năm qua có thể lại trật trong vài năm tới, nên mới đực mặt khi bị Nữ Hoàng vặn hỏi.
Thị trường thương phẩm toàn cầu đang dứt một chu kỳ và đi vào khúc quanh. Một lý do chính là hiệu ứng Trung Quốc. Hãy nghĩ đến quặng sắt - và các dự án bốc bậy mà ăn ở Tây Nguyên nước ta - như một thí dụ.
Khi Trung Quốc đi vào cải cách để công nghiệp hóa và đô thị hóa một xứ sở bát ngát lạc hậu thì nhu cầu về thương phẩm như sắt, thép, xi măng và đủ loại vật liệu đã gia tăng. Họ cần xây cầu xây nhà, làm đường, nuôi heo nuôi gà lấy thịt nuôi người nay đã ra khỏi trạng thái vặt mũi bỏ mồm. Số cầu gia tăng đột ngột từ vài chục năm nay đã đẩy giá lên trời. Các nước cung cấp và doanh nghiệp phân phối hay trao đổi thương phẩm đã kiếm lời lớn và còn dự đoán là hơn một tỷ người nay đang đứng dậy thì thị trường thương phẩm sẽ chỉ lên chứ không xuống.
Nếu người dân Trung Quốc cũng đi vào thời kỳ mua nhà rồi mua xe thì đà gia tăng ấy là tất yếu.
Người ta bước vào thị trường thương phẩm với sự lạc quan của kẻ đầu cơ, trước sự cổ võ của các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc. Quả nhiên là họ lời lớn khi lãnh đạo Bắc Kinh, từ trung ương đến địa phương, cũng lao vào đầu cơ và phóng tay xây dựng.
Trừ giới kinh tế bị mang tiếng là hay đoán trật, ít ai chú ý đến sự kiện là Trung Quốc chọn chiến lược lấy đầu tư làm đầu máy tăng trưởng. Với dân số kỷ lục là 1 tỷ 300 triệu người và mức đầu tư kỷ lục là phân nửa tổng sản lượng GDP, kinh tế Trung Quốc có vóc dáng vĩ đại của lực sĩ đô vật được uống sâm và hù dọa cả thế giới.
Hai thí dụ rất gọn. Về quặng sắt, Trung Quốc ngốn mất 55% sản lượng thế giới và nhập vào đến 65% tổng số xuất cảng của thiên hạ. Về đậu nành hay các hạt làm ra dầu, Trung Quốc ăn hết 30% sản lượng toàn cầu và mua vào 65% số xuất cảng của các nước. Nói chung, từ năng lượng đến lương thực, tay lực sĩ này là đại gia mua đủ loại thương phẩm của cả thế giới nên được các thương nhân ca tụng ngất trời.
Nhưng chàng lực sĩ vai u thịt bắp với đôi tay vĩ đại như anh lính thủy Popeye trong truyện hoạt họa lại đứng trên đôi chân bằng ống sậy.
Nền kinh tế của kẻ uống sâm để đạp xe lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên dân chúng đạp xe, còn uống sâm là thẩm quyền của đảng, nhà nước và tay chân thân tộc. Chuyện bất công ấy không được thương nhân chú ý. Nhưng giới đầu tư chứng khoán thì biết tổng số nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới 134% tổng sản lượng, so với gần 80% của một xứ tư bản giẫy chết là Hoa Kỳ.
Nói đến nợ nần, tổng số tín dụng của Trung Quốc lên tới mức báo động là gấp đôi tổng sản lượng, bên trong là sự kỳ ảo của thống kê kiểu Bắc Kinh: Thực số của loại nợ xấu là một bí mật mà chính lãnh đạo cũng chẳng biết. Loại nghiệp vụ cho vay ngoại ngạch, ngoài khu vực ngân hàng và không sổ sách nên có đầy rủi ro là một nhược điểm khác. Một trái bom nổ chậm.
Còn thành tích đầu tư sản xuất làm thế giới trầm trồ là một hiện tượng đầy màu sắc Trung Hoa: Huyền ảo như thành phố ma hay thương xá không người. Một khối tồn kho ế ẩm được bút ghi là sản lượng mà nằm chất đống giữa thiên nhiên. Trong khối tồn kho, có cả triệu tấn thương phẩm.
Vì vậy, giá thương phẩm tăng vọt từ 20 năm nay - mạnh nhất là trong 10 năm qua nhờ sức hút của Trung Quốc - đã lên tới đỉnh. Khi đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc từ hai số bắt đầu giảm, và còn giảm, thì giá cả thương phẩm sẽ sụt. Y như lúc lên là tăng vọt thiếu cơ sở, khi sụt, giá sẽ sụt rất nhanh. Kinh tế Trung Quốc bị thương, nhiều thương nhân sẽ chết trước. Chuyện ấy đang bắt đầu...
Bài kinh tế vỡ lòng là quy luật cung cầu có chi phối giá cả. Về thương phẩm, số cung là khả năng đào đất, để trồng trọt hay khai thác hầm mỏ. Thời khoảng quyết định là từ vài năm đến chục năm. Số cầu có thể tùy vào sức hút của một xứ rất lớn như Trung Quốc, hay sức đẩy của các thương nhân buôn bán, trong mục tiêu đầu cơ để kiếm lời.
Một bài kinh tế vỡ lòng khác là con người ta là sinh vật biết suy tính, nhờ vậy mà cải tiến khả năng giải quyết bài toán kinh tế căn bản là sự khan hiếm. Từ cả ngàn năm nay, một tạ gạo hay một tấn quặng thì chẳng có gì thay đổi, trừ một việc là có giá thành rẻ hơn. Từ chuyện ngàn năm suy ra tương lai trước mắt, ai cũng có thể thấy rằng giá thương phẩm sẽ giảm.
Nhưng con người ta vốn dĩ lạc quan, một bài học kinh tế khác. Cho nên, khi thấy giá tăng vì chênh lệch cung cầu trong nhất thời - chiến tranh chẳng hạn - hoặc vì sự xuất hiện của một đại gia mới nổi, người ta lạc quan tin rằng chiều hướng ấy sẽ tiếp tục.
Kết luận ngược: Người ta tin vào sức bật vĩ đại của Trung Quốc như đã tin vào trứng cút!
hy vọng VN k đi theo vết xe đó
ReplyDeletehạt điều rang muối vietnuts