Phóng viên Vỉa Hè phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Quyền - Phó chủ
nhiệm ủy ban tư pháp quốc hội – ngoài hành lang quốc hội về việc xử oan sai
người dân Nguyễn Thanh Chấn.
Phóng
viên: Phát biểu của đồng chí biểu dương năng lực của công
an có gì đó vồn vã ngộ nhận. Sau vụ việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác vừa
thẩm mỹ trôi sông, công an Hà Nội đang mò tìm chưa ra người xấu số, bất thình
lình vớt lên 6 xác người khác trên sông Hồng. Vậy đồng chí vẫn giữ nguyên kết
luận, cơ
quan điều tra Việt Nam phá án giỏi nhất thế giới hay sao?
Nguyễn
Đình Quyền: Tất nhiên là như thế chứ! Không chỉ phá án nhanh,
các điều tra viên của ta còn nổi tiếng với nghệ thuật hỏi cung nghi phạm. Trước
trăm nghìn câu hỏi thấu tình đạt lý đưa ra, phần nhiều nghi phạm phải cúi đầu
nhận tội 120%. Khóa trước, tôi có đi cùng chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp sang làm
việc gần một tuần với FBI, rõ ràng khả năng phá án của Việt Nam rất giỏi, đặc
biệt là các án về an ninh quốc gia, về giết người cướp của. Công an ta tài tình
hơn hẳn cảnh sát Mỹ và các nước phương Tây vì các chiến sĩ luôn sâu sát đời
sống thực tế, lăn lộn cùng nhân dân.
Phóng
viên: Không hổ thẹn với truyền thống bảo vệ an ninh chính
trị, thành tích vang dội được ghi trong bảng vàng danh dự với những vụ án chính
trị như Ôn Như Hầu, Nhân Văn Giai Phẩm, Chống đảng v.v. và gần đây là biểu tình
chống Trung quốc, khiếu kiện đất đai, các đồng chí đã thủ tiêu, bắt bớ và tù
đầy thành phần phản động, chống đối, luôn ở mức vượt chỉ tiêu. Chẳng hay công
an ta cũng giỏi phá án hình sự như tham nhũng, cướp giật, hay trộm cắp?
Nguyễn
Đình Quyền: Nhận trọng trách đảng giao phó, trong nhiều thập kỷ
qua công an ta vượt qua mọi tình huống khó khăn, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành
xuất sắc. Ổn định chính trị được giữ vững, tình hình đời sống của người dân mỗi
ngày một thêm tốt đẹp. Không chỉ là tấm khiên, tấm lá chắn che chở đảng,
các đồng chí còn ngày đêm xông pha giữ cho dân từng tấc đất, ra vào bảo vệ trật
tự trị an cho nhân dân phường phố. Nếu được tăng cường thêm lực lượng biên chế
và trang bị chuyên ngành, tôi đảm bảo với đồng chí rằng, công an không chùn tay
trước bất cứ tội phạm nào, dù đó là tham nhũng, hay biển lận, hay trộm cắp,
hiếp dâm, tống tiền. Và trong công tác điều tra những vụ việc hình sự nêu trên,
công an ta cũng đạt kỷ lục về thời gian phá án một cách bất ngờ.
Phóng
viên: Đồng chí có thể nêu một ví dụ?
Nguyễn
Đình Quyền: Tôi nêu ngay một thí dụ để đồng chí an tâm: sớm hôm
qua tôi gặp bà khách du lịch người Thụy Sĩ khóc sướt mướt trên đường vì bị giật
mất túi xách gần Hàng Bài. Tôi đã ra hiệu cho bà đến cảnh sát phường. Ngay buổi
chiều, vào lúc 14 h, công an tươi cười mang trả lại bà túi xách, tiền và các
giấy tờ tùy thân. Bà cảm ơn rối rít và chính bà ta nói với tôi rằng công an
Việt Nam tận tụy và giỏi nhất thế giới. Công an ta có liên hệ mật thiết với thực
tế đời sống, khác hẳn với thái độ quan liêu xa rời nhân dân ở cảnh sát các nước
tư bản.
Phóng
viên: Công an phường nghe trình báo đã gõ đầu trùm đầu gấu
khu vực, và tay này bắt đàn em phải nôn ra trả lại. Cái bà khách du lịch đó thử
là người Việt xem sao, có mà chờ đến mùa quýt, hoặc nếu có được trả lại cũng
phải trả tiền thưởng cho công an và đầu gấu chia chác. Tôi thấy cảnh sát của
những nhà nước dân chủ- pháp quyền nhìn nhận đầu gấu, côn đồ là đối tượng phi
pháp, nên tuyệt đối tránh tiếp xúc, coi mọi hình thức quan hệ giao hảo với
chúng là vi phạm pháp luật.
Nguyễn
Đình Quyền: Đồng chí lại quên mất tính đặc thù của nhà nước xã
hội chủ nghĩa chúng ta là “của do dân và vì dân“ rồi. Không có lực lượng hỗ trợ
như dân phòng, thanh niên xung kích và quần chúng tự phát, làm sao công an có
thể khống chế được những vụ biểu tình, tụ tập, sao mà kiểm sóat tuyệt đối được
an ninh đời sống, đang mỗi ngày một diễn biến thêm phức tạp. Nay thì bắn đạn
hoa cải chống lại cưỡng chế thu hồi, mai lại khiếu kiện mất đất. Lại còn biểu
tình đòi chủ quyền biển đảo, diễu hành đòi tự do tôn giáo rất mang màu sắc
chính trị. Đồng chí có biết, vì sứ mệnh lịch sử được đảng giao phó, vì an ninh
đời sống người dân, có biết bao đồng chí công an khu vực không quản ngại mưa
nắng, đêm ngày túc trực vào ra thăm hỏi nhà dân.
Phóng
viên: Theo tôi đây cũng là một vi phạm nghiêm trọng nữa
về nguyên tắc, được duy trì trong nhiều năm nay. Ở các nước khác, bố bảo công
an khu vực cũng không dám bén mảng vào nhà dân, nếu không có trát của tòa hoặc
lệnh khám nhà của viện công tố. Lạ là ở ta, nhiều công an khu vực ra vào nhà
dân sục sạo không thèm đằng hắng, có khi xộc vào ngồi xổm cả lên bàn thờ tế tự.
Các đồng chí ấy biết từng cái bát cái đĩa trong nhà người ta, cho giam người
tới 10 năm oan sai, lại không biết mất tới 6 cái xác. Đồng chí có ý kiến gì về
điều này?
Nguyễn
Đình Quyền: Đây chính là hiện tượng xa rời nhân dân. Công an khu
vực nắm vững số nhân khẩu trên địa bàn của mình, lượng người đi người đến tạm
trú, thường trú, nhưng trong nhiều trường hợp mắc bệnh quan liêu lơ là sổ sách
cập nhật, và nhất là không chịu điều tra cặn kẽ. Người ta trình báo có người đi
kéo bè đánh vó ở mạn trên thì cứ thế ghi vào sổ, không chịu tìm hiểu, chừng nào
xác nạn nhân chưa nổi, vẫn coi là vậy thôi. Ngoài ra cần rút ra nhiều bài học
về thiết chế kiểm soát. Ví dụ, khi ông điều tra viên tiến hành điều tra, ông
thủ trưởng cơ quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá ông điều tra viên. Viện
kiểm sát thường xuyên kiểm soát hoạt động tư pháp của điều tra viên và ông thủ
trưởng cơ quan điều tra. Trong quá trình thực hành công tố, ông công tố lại có
quyền kiểm soát lại. Tức là tất cả những thiết chế kiển sát lẫn nhau mà bộ luật
Tố tụng hình sự đã đặt ra là phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Nếu
thiết chế đó buông lỏng là có sơ suất xảy ra.
Phóng
viên: Công tác điều tra tố tụng cần phải có lộ trình cải
cách về cơ bản, hoàn toàn khác, dứt khóat không thể sửa theo hướng đồng chí
nói. Cũng như đồng chí vậy, lãnh đạo của ngành tư pháp, cụ thể là Viện trưởng
viện kiểm sát và Chánh án tòa án tối cao đều là người của công an cả, làm sao
họ kiểm soát được hành vi của lẫn nhau. Cấp thiết hơn bao giờ hết, ngành tư
pháp phải hoạt động độc lập với lập pháp và hành pháp, và chỉ trong khung pháp
lý ấy mới có thể tạo quyền bình đẳng cho các bên công tố, xét xử và bào chữa.
Đồng chí có thấy cơ cấu độc quyền đảng trị hiện tồn loại trừ mọi thiết chế giám
sát hay không?
Nguyễn
Đình Quyền: Công an là lực lượng ưu tú nhất của nhân dân, nên để
cho công an kiêm trị luôn ngành tư pháp là hợp lý. Cũng như đồng chí Trần Đại
Quang, hai đồng chí Nguyễn Hòa Bình và Trương Hòa Bình đều là những tướng lĩnh
công an kiệt xuất thời nay, trung với đảng, còn đảng còn mình. Dưới ngọn cờ
quang vinh của đảng, công an chiếm giữ vị trí chủ chốt, nên mới phối hợp được
các hoạt động tư pháp từ A-Z một cách đồng bộ. Ngành công an tập trung được mọi
chuyên gia, mà đâu chỉ gồm những nhà điều tra. Trong hàng ngũ của chúng tôi,
công an tập hợp các nhà tư tưởng, nào nhà triết gia, nào nhà văn, nhà thơ, nhà
viết kịch nào nhà báo như Hữu Ước, Nguyễn Như Phong, những con người xuất chúng
tài trí hơn người.
Phóng
viên: Tôi nghĩ, cán bộ phụ trách điều tra ông Nguyễn Thanh
Chấn trong nghi án giết người cướp của cách đây 10 năm cũng là người có tài
năng đạo diễn xuất sắc. Chẳng hiểu ông ta biên soạn kịch bản và dùng
đạo cụ gì đạo diễn hiện trườngkhiến ông Nguyễn Thanh Chấn diễn tập thực
nghiệm hiện trường còn sinh động hơn cả trong đời sống thật. Ngành công an nên
đưa đồng chí ấy sang chỗ đồng chí Hữu Ước kèm cặp phụ đạo thêm về biên kịch và
đao diễn sân khấu. Nhân tiện đây tôi cũng băn khoăn rằng cả cái nền văn nghệ
báo chí còn được đồng chí Lê Hồng Anh uốn nắn định hướng, nhằm phục vụ ai vậy?
Nguyễn
Đình Quyền: Phục vụ nhân dân chứ còn ai nữa. Tất cả mọi hoạt
động của ngành tư pháp công an chúng tôi đều phục vụ đời sống nhân dân ngày
thêm ấm no và hạnh phúc. Tuy là Đảng viên và là người cùng ngành, chúng tôi
không bao giờ bao che cho nhau.
Phóng
viên: Tôi thấy sự thật ngược lại. Dạo nọ một đồng chí giám
đốc công an tỉnh bên uống rượu lái xe qua thị trấn tôi ở,đâm bay hai người dân.
Một người bay qua kính vỡ lao nửa người vào trong xe. Người kia bay văng ra 20
m. Vài tháng sau, viện kiểm sát hoàn thành hồ sơ xử hai người dân kia, khi họ
vừa rời bệnh viện. Một người bị truy tố tội đột nhập, còn người kia bị tội gây
tai nạn bỏ chạy. Nền tư pháp lập tòa cốt ra án bỏ túi, thế thì người dân chất
phác chưa được phổ
biến gì về nhân quyền còn có cơ may gì thoát thân, khi tranh tụng trước
tòa.
Nguyễn
Đình Quyền: Về việc xảy ra oan sai, lãnh đạo ngành công an đã
lên tiếng bày tỏ đó là sự cố đáng tiếc. Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, quá
trình điều tra, truy tố, xét xử đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tuân
thủ nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung, chứ không phải bóp cung ra từ kịch
bản và chứng cứ giả tạo. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, kể cả ở giai đoạn
thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm phát hiện
và khắc phục kịp thời những sai sót, vi phạm, nhất là oan, sai. Chúng tôi sẽ cố
gắng xử đúng người đúng tội, nhưng nay mai tiến hành vài vụ án chính trị nhạy
cảm, ngay đến đồng chí Trần Đại Quang và Bộ Chính Trị cũng phải chờ ý kiến của
trên. Sắp tới ngành công an đồng loạt dùng giấy vệ sinh hai lớp dầy, vì có quy
định, bất cứ giấy tờ gì của công an cũng phải có bản photocopy, dính cái cứt gì
cũng phải đưa trình một bản cho Trung quốc.
Phóng
viên: Xã hội ly loạn, lòng dân bất an, giờ nảy sinh nhiều
trộm cướp, giết người, cướp của và lừa đảo. Nhiều phát biểu của các đại biểu quốc
hội gần đây lại còn mang màu sắc ngoại cảm nữa. Lãnh đạo cao nhất của đảng,
đồng chí Tổng bí thư vẫn khẳng định con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội,
mặc dù không biết hình thù diện mạo nó ra sao trong bảy tám chục năm tới. Dư
luận cho rằng, nhà ngoại cảm này đã dùng một phán quyết quái dị đóng cái án
chung thân cho dân tộc Việt Nam. Đồng chí nghĩ về vấn đề này ra sao?
Nguyễn
Đình Quyền: Riêng phía đảng và Chính quyền nỗ lực thôi chưa đủ.
Người dân cũng phải thay đổi chứ. Như đồng chí Tổng bí thư nhận định trong
nhiều bài phát biểu, nhân dân thấp kém về dân trí, lập trường mơ hồ, hiểu biết
chính trị non yếu, ý thức và pháp luật còn sơ sài nông cạn, và quan trọng hơn,
một bộ phận không nhỏ đã suy thoái, chứ còn gì nữa. Cho nên đối với dân tộc ta,
xây dựng CNXH nhà con đường tất yếu duy nhất, và muốn sớm có XHCN, theo lời Bác
Hồ dạy, chúng ta phải cố gắng hơn trong sự nghiệp trăm năm trồng người, cụ thể
là cải tạo nhân dân thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Ngành tư pháp cũng
của công an chúng tôi nguyện đem hết sức mình phục vụ sự nghiệp trồng người vẻ
vang này, chừng nào nhân dân chưa yên tâm cải tạo.
Phóng
viên: Tôi nghe trong hàng ngũ công an lại còn có những
kiến trúc sư đầu ngành nữa. Sắp tới theo gợi ý của một nhà kiến trúc công an,
nhiều đồn định xây lại trụ sở tiếp dân có cửa sau chỉ là một cửa sổ rộng 50
cmx50 cm, người đi qua không nổi, chỉ vừa cỗ quan tài lọt qua. Đồng chí có tán
thành lối xây dựng đó không?
Nguyễn
Đình Quyền: Tôi hoàn toàn nhất trí. Cứ thông suốt tư tưởng, đầu
xuôi thì đuôi đuôi cũng lọt, khó gì.
No comments:
Post a Comment