Đúng ngày 5 tháng 11 năm 2013,
bên cạnh một tấm bia mộ, nếu có, với hàng chữ như thế này:
Alexandre de Rhodes
15-3-1591 Avignon, France
5-11-1660 Isfahan, Persia
15-3-1591 Avignon, France
5-11-1660 Isfahan, Persia
nếu còn đọc được, ở trong một
khu nghĩa địa cổ, nếu còn hiện diện, ở cái xứ Iran, sẽ không có một vòng hoa,
một bó hoa, hay ngay cả một bông hoa nhỏ nào hết dành cho người nằm dưới mộ.
Ông là Elexandre de Rhodes,
sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 tại Avignon, nước Pháp, gia nhập dòng Tên tại
Roma, được chỉ định truyền giáo tại Ma Cao rồi sang Việt Nam truyền đạo hơn 20
năm, học tiếng Việt rồi đi khắp nơi từ Nam ra Bắc, từ Đàng Trong tới Đàng Ngoài
giảng đạo. 6 lần bị trục xuất và cả 6 lần ông đều tìm cách trở về, để rồi
bị mang bản án tử hình rồi bị trục xuất ra khỏi Việt Nam vĩnh viễn.
Hơn 20 năm ở Việt Nam, ông
không để lại một công trình gì lớn cho giáo hội, ngoài một cuốn từ điển để đời,
cho cái xứ sở không muốn ông hiện diện, không chấp nhận và ngay cả muốn
lấy đi mạng sống của ông.
Cuốn Từ Điển Việt Bồ La dựa
trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó.
Cũng vì cuốn từ điển này mà
cách viết của một dân tộc luôn luôn tự hào với “bốn ngàn năm văn hiến” phải đổi
thay.
Cũng vì cuốn từ điển này mà ông
bị đội thêm trên đầu cái mũ tiếp tay cho thực dân xâm lược.
Cũng vì cuốn tự điển này mà ông
được trao tặng bằng sáng chế.
Alexandre de Rhodes có phải là
người “sáng chế” ra chữ quốc ngữ? Ông không phải là người “sáng chế” ra chữ
quốc ngữ. Ông chỉ là người “tổng hợp” và có “tham vọng” làm cho chữ quốc ngữ
phát triển rộng hơn ra ngoài cái mục đích ban đầu của những người sáng chế ra
là những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha chỉ để dành dạy tiếng Việt cho các nhà
truyền giáo mới đến Việt Nam. Sáu lần ông bị trục xuất, sáu lần ông đều
kiếm mọi cách để trở về, và lần cuối cùng bắt buộc phải ra đi, sau khi cái bản
án tử hình treo trên cổ, ông vẫn tìm mọi cách trở lại Việt Nam mà không thành,
là đủ thấy cái “ý đồ” và “tham vọng” của ông đối với chữ quốc ngữ như thế nào.
Không có công trình “tổng hợp”
lại những công trình của những vị khác của ông thì người Pháp không thể lợi
dụng để thay thế chữ Tàu và chữ Nôm. Ý đồ “xấu xa” “thâm độc” của thực dân Pháp
vô hình trung lại làm lợi cho người Việt, có một thứ chữ viết vừa dễ học và vừa
dễ viết.
Những nhà truyền giáo Bồ Đào
Nha chỉ sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Alexandre de Rhodes chỉ tổng hợp và viết ra
cuốn từ điển. Còn ai mới là người làm cho chữ quốc ngữ phát triển rộng rãi và
trở thành một thứ chữ viết chính thức cho Việt Nam ngày nay? Oái oăm thay lại
chính là thực dân Pháp với công trình “tổng hợp” của Alexandre de Rhodes.
Không có thực dân Pháp và không
có công trình “tổng hợp” của Alexandre de Rhodes, Việt Nam tới thế kỷ 21 này
vẫn còn phải sử dụng thứ chữ viết của người Tàu, dù có viết bằng chữ Nôm cho
“đậm đà bản sắc dân tộc”, chữ viết không hoàn toàn Tàu 100% nhưng vẫn cứ là chữ
Tàu.
Không có thực dân Pháp và
Alexandre de Rhodes, không có chữ quốc ngữ, Việt Nam giờ đã là anh em thắm
thiết tình hữu nghị keo sơn mặn nồng với người anh cả phương Bắc Trung Hoa. Dù
có nói thứ tiếng khác nhau nhưng sẽ cùng viết thứ chữ như nhau. Dù có nói tiếng
Quan Thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Tiều, tiếng Ngô, tiếng Mân, tiếng Việt thì
cũng cùng viết một thứ chữ như nhau là chữ HÁN.
Và biết đâu chừng giờ này đâu
có cái cảnh biểu tình phản đối đuổi “TÀU KHỰA VỀ NƯỚC”
-------------------------------------------------
Khuất Đẩu
Hơn 300 năm trước, bằng 24 chữ
cái và 5 dấu các giáo sĩ dòng Tên và cha Đắc Lộ đã cơ bản ghi lại trên giấy thứ
tiếng “hót như chim” của người Việt.
Đó là cánh cửa thần kỳ mở ra
cho cả Đàng Trong và Đàng Ngoài cơ hội tiếp cận với văn minh Âu châu.
Tiếc thay cánh cửa ấy đã bị đóng
sập.
Phải chi các chúa Trịnh ở Đàng
Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong có được một phần mười cái tầm nhìn của Minh
Trị thiên hoàng thì nước Việt Nam ta ngày hôm nay không cần phải đổ bao nhiêu
xương máu mới giành được độc lập và dĩ nhiên không cần phải có một Điện Biên
Phủ mới khiến cả thế giới kính phục.
Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã
không phải viết bằng thứ chữ nôm khó đọc khó viết, nửa vay mượn của chữ Hán,
nửa thêm thắt tùy tiện một cách rối rắm, thứ chữ mà giá như không có chữ quốc
ngữ thì dù có ra sức đến đâu chắc chắn hãy còn một nửa nước mù chữ.
Một nước Nhật văn minh như thế,
một nước Trung Hoa đang nuôi mộng bá quyền, vẫn đang loay hoay khốn khổ tìm
cách La Tinh hóa thì ở ta, một đứa trẻ lớp một chỉ phải mất 3 tháng là có thể
đọc thông viết thạo.
Sao mà dễ như lấy một viên kẹo
trong túi.
Nhưng 300 năm trước, các giáo
sĩ dòng Tên và cha Đắc Lộ không dễ như thế đâu. Trước hết họ phải học “thứ
tiếng khó học khó nói như chim hót ấy”. Khó là vì những âm tiết lên bổng xuống
trầm mà chỉ cần thay đổi một cái dấu trong 5 dấu là thành ra tiếng khác, chữ
khác.
Chẳng những thông minh mà còn
phải rất kiên trì nhẫn nại các giáo sĩ Bồ, Ý và cha Đắc Lộ mới có thể phát âm
đúng, để từ đó tìm ra các ký tự. Nhận thấy các nguyên âm của la tinh không đủ,
họ đặt thêm ă, â, ơ, ư. Rồi họ sử dụng các dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã một
cách tài tình để phân biệt các âm tiết trầm bổng.
Đồng ý, cha Đắc Lộ không phải
là người phát kiến ra chữ quốc ngữ, nhưng ông là người có công tổng hợp, hệ
thống hóa và sắp đặt để lần đầu tiên trên thế giới, in cuốn từ điển Việt-Bồ-La.
“Alexandre de Rhodes đã soạn
cuốn từ điển khi nào? Không nghi ngờ gì nữa, trong những lần ông đến Việt Nam.
Nhưng khoảng thời gian bảy năm ông ở xứ này luôn bị ngắt quãng bởi những lần
đến rồi đi, từ giã rồi trở lại. Nếu lưu ý thêm rằng ông còn bị thúc bách bởi
nhiệm vụ tổ chức truyền đạo và ông thường xuyên phải sống ở trong trạng thái bí
mật hoặc nửa bí mật, một hoàn cảnh rất bất lợi cho công việc nghiên cứu ngữ
nghĩa học, chúng ta có thể giả định, như Mục sư Bordreuil, rằng có lẽ ông đã
làm cuốn từ điển trong thời gian khá dài tại Ma Cao, từ 1630 đến 1640: “Mặc dù
ông không nói rõ trong các tác phẩm của mình, chúng tôi tin rằng Cha de Rhodes
đã tận dụng khoảng mười năm yên ổn về tâm trí, nếu không phải để viết, thì ít
nhất cũng là để đặt nền tảng cho hai cuốn sách quan trọng đối với Ki tô hữu An
Nam và các nhà truyền giáo, chúng tôi muốn nói đến cuốn giáo lý và cuốn từ điển
của ông. ” (Bordreuil, tr. 79) Mặt khác, thời gian ở Roma cho phép ông thực hiện
thành công việc thu xếp tài chính để xuất bản tác phẩm của mình.
Cha Lèopold Cadière, người rất
am hiểu vấn đề, nhấn mạnh vốn hiêu biết tiếng An Nam sâu sắc của ông: “Mọi điều
liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải
là bí mật đối với ông… Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam
cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta
không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác… Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn
sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ
điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế
của cú pháp An Nam” (Cadière, 1915, tr. 238-39)
Cuốn “Linguae Annamiticae seu
Tunchinensis Brevis Declaratio”, phần tóm tắt ngữ pháp tiếng An Nam gồm 31
trang ở cuối, “đưa ra một tổng quan vắn tắt về sự vận hành của tiếng An Nam.
Ông dành 6 trong số 8 chương để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt.” (Bref
aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, tr. 143).
Các chương này là:
- Chữ và âm tiết trong tiếng An
Nam (Chương 1)
- Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2)
- Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3)
- Đại từ (Chương 4)
- Các đại từ khác (chương 5)
- Động từ (Chương 6)
- Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7)
- Một số thành tố của cú pháp (Chương 8)” *
- Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2)
- Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3)
- Đại từ (Chương 4)
- Các đại từ khác (chương 5)
- Động từ (Chương 6)
- Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7)
- Một số thành tố của cú pháp (Chương 8)” *
Có thể nói đây là khởi đầu cho
ngữ pháp Việt Nam.
Đành rằng ông kiên nhẫn tìm
cách la tinh hóa tiếng Việt là để truyền đạo, nhưng bảo rằng ông chẳng có công
trạng gì với dân tộc Việt Nam là vô ơn. Còn cho rằng ông có tội vì tìm đường
cho thực dân xâm chiếm nước ta lại càng hồ đồ hơn nữa ( Bùi Kha, công và tội
của Đắc Lộ).
Khi các giáo sĩ dòng Tên và cha
Đắc Lộ làm một công việc mà theo tôi, như Christop Colombo tìm ra châu Mỹ, các
vị ấy chẳng bao giờ nghĩ rằng hậu thế sẽ ghi nhớ công ơn mình.
Nhưng biết ơn là bổn phận của
mỗi chúng ta và các thế hệ mai sau. Cư xử bằng cách đem bia tưởng niệm làm bàn
ăn và biến nơi đặt bia thành nơi đặt tượng tuyên truyền là hành động không xứng
đáng đối với một dân tộc tự cho là có bốn ngàn năm văn hiến.
Là người có đôi chút dính líu
với chữ viết, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ.
KHUẤT ĐẨU
Tùy bút
*Alexandre de Rhodes có phát
minh ra chữ quốc ngữ, Alain Guillemin, bản dịch của Ngô Tự Lập
--------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment