Vũ
Hoàng, phóng viên RFA
2013-11-25
2013-11-25
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa
Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm
25/11/2013 ở Washington DC.
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa
Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động mới trở về Hoa Kỳ sau
chuyến thăm gần 4 ngày ở Việt Nam. Tham gia cuộc họp báo, Vũ Hoàng ghi nhận lại
một số điểm quan trọng khi ông gửi đến truyền thông những nhận xét của mình sau
chuyến thăm này.
Thúc đẩy
mối quan hệ song phương
Vũ
Hoàng: Thưa ông Scott Busby, mục đích chính chuyến thăm của
ông đến Việt Nam lần này là gì?
Scott
Busby: Mục đích chính của tôi là muốn được biết thêm về
những khó khăn trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cũng đồng thời là để tiếp
xúc với chính phủ Việt Nam, trao đổi về vấn đề nhân quyền. Nhân quyền là một
trong những vấn đề tối quan trọng của quan hệ đôi bên như lời nhận xét của
nhiều giới chức ngoại giao cấp cao của chính phủ Hoa Kỳ, vấn đề nhân quyền tại
Việt Nam cũng sẽ góp phần vào thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ song
phương giữa hai quốc gia. Mục đích thứ ba trong chuyến đi của tôi là để nói
chuyện trực tiếp với các nhóm xã hội dân sự, các nhà hoạt động nhân quyền ở
Việt Nam muốn cho họ biết sự ủng hộ của chúng tôi đối với họ, và muốn biết cách
mà chúng tôi có thể giúp họ là như thế nào.
Vũ
Hoàng: Như tóm tắt trước khi bước vào phần hỏi đáp, ông nói
là đến thăm Hà Nội 2 ngày và T.P. HCM một ngày rưỡi, vậy tại đây ông đã gặp
những ai và trao đổi về những điều gì?
Scott
Busby: Tôi không muốn nêu tên của những nhóm xã hội dân sự
độc lập này để bảo vệ sự hoạt động của họ. Nói chung là tôi gặp gỡ với các nhà
hoạt động nhân quyền, những người tự đứng lên bảo vệ quyền của cá nhân họ, hoặc
quyền của những người khác tại Việt Nam. Vì thế, những người tôi gặp gỡ là
những luật sư, những người đại diện cho những nhân vật bị sách nhiễu, bị truy
tố về những tội danh khác nhau chẳng hạn như lật đổ chính quyền, sử dụng
internet, facebook, blog… ngoài ra, tôi cũng gặp các nhà lãnh đạo tôn giáo… tôi
được nghe về những khó khăn mà họ đang gặp phải và những gì chúng tôi có thể
giúp họ.
Vũ
Hoàng: Đánh giá chung của ông sau chuyến đi thăm vừa rồi là
gì?
Scott
Busby: Trước hết, rõ ràng là vẫn còn những vấn đề lớn về
nhân quyền đang tồn tại ở Việt Nam, người dân vẫn chưa có thể thực hiện quyền
tự do ngôn luận, người ta vẫn chưa hoàn toàn được quyền tự do tụ tập hay lập
hội, cũng như chưa hoàn toàn được tự do thờ phụng. Phải nói là, rất nhiều người
Việt Nam dũng cảm và toàn tâm toàn ý muốn thực hiện các quyền của mình, vì thế,
tôi lấy làm cảm kích vô cùng khi thấy nhiều người không ngại ngần chia sẻ quan
điểm của họ trên facebook, truy nhập vào internet và sẵn lòng chia sẻ các thông
tin mà họ tìm thấy trên internet cho bè bạn. Tôi cũng rất cảm phục những người
thúc đẩy xã hội dân sự ở Việt Nam phát triển, những người tìm cách thông qua xã
hội dân sự để giải quyết các vấn đề từ môi trường, y tế, tôn giáo cho đến nhân
quyền, giáo dục, quyền cho cộng đồng LGBT.
Quan
ngại vấn đề nhân quyền VN
Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa
Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm
25/11/2013 ở Washington DC. RFA PHOTO.
Vũ
Hoàng: Vậy ông có một kế hoạch cụ thể hay một chương trình
nào để trợ giúp cho những nhân vật mà ông mới gặp ở Việt Nam không ạ?
Scott
Busby: Trước hết là chúng tôi sẽ nêu lên những quan ngại
với Chính phủ về việc thực hiện các quyền ở Việt Nam đang bị hạn chế, chẳng hạn
như Nghị định 72 mà Chính phủ Việt Nam mới ban hành, chúng tôi nêu lên những
trường hợp cụ thể mà các công dân Việt Nam bị bắt giữ, truy tố hay bị bỏ tù vì
họ thực hiện các quyền bày tỏ ý kiến hay lập hội. Đồng thời, chúng tôi cũng
thảo luận với những người này một cách cụ thể để xem chúng tôi có thể giúp gì
cho họ.
Vũ
Hoàng: Như ông vừa trình bày là vẫn còn những vấn đề lớn về
nhân quyền đang tồn tại ở VN, câu hỏi mà thính giả của chúng tôi gửi tới ông là
vì sao Hoa Kỳ lại không bỏ phiếu trắng mà vẫn ủng hộ cho Việt Nam dành một ghế
trong hội đồng nhân quyền LHQ?
Scott
Busby: Chúng tôi không tiết lộ ra ngoài kết quả của cuộc
bầu cử vào chiếc ghế của Hội đồng nhân quyền LHQ, vì thế tôi không thể cho quý
vị biết lá phiếu mà Hoa Kỳ bỏ cho Việt Nam là gì, thông tin đó không được phổ
biến.
Tuy nhiên, về chiếc ghế trong Hội đồng Nhân quyền
LHQ mà Việt Nam mới dành được, tôi hi vọng rằng điều này sẽ cho thấy việc cam
kết toàn diện của Việt Nam vào mọi mặt của vấn đề nhân quyền. Đây sẽ là cơ hội
cho Chính phủ Việt Nam giải quyết những khó khăn lớn mà Việt Nam đang có về mặt
nhân quyền.
Vũ
Hoàng: Giờ đây, khi Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng
nhân quyền LHQ và phải đáp ứng hơn nữa những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền,
vậy theo ông, vai trò của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Việt Nam cải thiện hơn nữa
vấn đề này ra sao?
Scott
Busby: Điều hẳn nhiên chúng tôi làm sẽ là thúc đẩy Việt Nam
tôn trọng nhân quyền trên nhiều góc độ khác nhau. Chúng tôi giúp tư vấn cho họ
những vấn đề mang tính kỹ thuật, chẳng hạn như mới đây Việt Nam vừa ký kết Công
ước của LHQ về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo
hoặc làm mất phẩm giá (gọi tắt là Công ước chống tra tấn). Để chuẩn bị làm việc
này, chúng tôi đã đưa một phái đoàn Việt Nam đến Hoa Kỳ để cho họ thấy cách
chúng tôi đã cam kết vào Công ước này ra sao. Ngoài ra, chúng tôi cũng giúp
Việt Nam chuẩn bị những công ước khác tương tự như vậy.
Vũ
Hoàng: Xin được hỏi ông câu hỏi cuối, được biết là trước
đây ông đã từng đến thăm Việt Nam vào năm 2011, vậy sau 2 năm trở lại, ông thấy
điều gì là khác biệt nhất?
Scott
Busby: Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2011, tất cả các cuộc
gặp mặt của tôi là các cuộc họp một cách chính thức với chính phủ Việt Nam, vì
vậy, tại thời điểm đó tôi không được gặp gỡ nhiều nhà hoạt động như lần này, do
đó, khó để có thể so sánh được. Tuy vậy, tôi muốn nhắc lại, lần này, tôi thấy
thực sự cảm kích trước sự dũng cảm, toàn tâm toàn ý hay sức mạnh mà tôi được
tận mắt chứng kiến của rất nhiều người đang muốn mang đến sự dân chủ và nhân
quyền cho Việt Nam. Thực sự đó là những điều bất ngờ mà tôi hoàn toàn không
trông chờ trước chuyến đi của mình, vì thế, tôi rất hi vọng rằng những nhân vật
đó sẽ giữ nguyên ngọn lửa nhiệt tình, sự cam kết đang có để đấu tranh cho một
nền dân chủ và thúc đẩy phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam.
Vũ
Hoàng: Xin cám ơn ông rất nhiều.
No comments:
Post a Comment