25.09.2013
Đầu tuần này, 130 trí thức và
nhân sĩ trong ngoài nước lại ra một tuyên bố đòi hỏi cải cách chính trị tại
Việt Nam như bỏ Điều 4 Hiến pháp, trả lại cho dân các quyền dân sự và chính trị
như ghi trong điều 69 Hiến pháp và trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã
phê chuẩn từ ba chục năm qua.
Tham gia ký tên có các giáo sư Tương Lai, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú từ trong nước; Ngô Bảo Châu, Phạm Xuân Yêm, Hà Dương Tường, Lê Xuân Khoa, Phạm Quang Tuấn, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, Trần Văn Thọ ở nước ngoài; nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Hoàng Hưng, Bùi Chát, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Huy Đức, Lưu Trọng Văn, Huỳnh Ngọc Chênh v.v…
Cùng lúc “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến, một trang mạng có tên Diễn đàn Xã hội Dân sự (diendanxahoidansu.wordpress.com) được mở ra là nơi phổ biến những ý kiến, những tranh luận về thay đổi chính trị cho Việt Nam.
Tham gia ký tên có các giáo sư Tương Lai, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Phú từ trong nước; Ngô Bảo Châu, Phạm Xuân Yêm, Hà Dương Tường, Lê Xuân Khoa, Phạm Quang Tuấn, Trần Hữu Dũng, Ngô Vĩnh Long, Trần Văn Thọ ở nước ngoài; nhà văn Bùi Ngọc Tấn, Phạm Đình Trọng, Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Hoàng Hưng, Bùi Chát, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà báo Huy Đức, Lưu Trọng Văn, Huỳnh Ngọc Chênh v.v…
Cùng lúc “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” được phổ biến, một trang mạng có tên Diễn đàn Xã hội Dân sự (diendanxahoidansu.wordpress.com) được mở ra là nơi phổ biến những ý kiến, những tranh luận về thay đổi chính trị cho Việt Nam.
Bản tuyên bố là một trong nhiều lên tiếng của các nhóm đòi dân chủ được phổ biến từ đầu năm nay.
Sau chuyến đi Hoa Kỳ của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang vào cuối tháng Bảy vừa qua, với quan tâm về nhân quyền tại Việt Nam đã được lãnh đạo hai nước bàn thảo, tuy còn những khác biệt như Chủ tịch Sang phát biểu với báo chí trong cuộc gặp với Tổng thống Barack Obama.
Những diễn biến sau cuộc hội kiến tại Bạch Ốc cho thấy Hà Nội có tỏ thiện chí, đáp ứng lại việc Hoa Kỳ kêu gọi lãnh đạo Việt Nam tôn trọng các quyền căn bản của dân.
Đầu tháng 8, toà án Long An giảm án tù thành án treo cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng được giảm án từ 8 xuống còn 4 năm tù.
Sau đến luật gia Lê Hiếu Đằng phổ biến một bài viết kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với Đảng Cộng sản đang độc quyền cai trị.
Đầu tháng 9 nhà báo Phan Thanh Hải tức AnhBaSaigon được thả về sớm hơn hạn định sau ba năm tù vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”.
Ông Đằng viết bài kêu gọi thành lập đảng đối lập khi lâm bệnh lúc tuổi đã xế chiều, coi như những suy nghiệm cuối đời của một người đã dấn thân theo Đảng Cộng sản 45 năm. Ông không phải là người đầu tiên kêu gọi dân chủ hoá Việt Nam. Từ hai thập niên trước các ông Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Hoàng Minh Chính đã lên tiếng đòi dân chủ và bị chính quyền quy chụp hay bao vây, trấn áp bằng nhiều cách.
Một số người khác từng sống ở miền nam, khi lên tiếng đòi tự do, nhân quyền đã bị Hà Nội kết án tù nhiều năm như luật sư Đoàn Thanh Liêm, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Sau khi ông Đằng phổ biến bài viết, truyền thông chính thống cực lực chỉ trích lời kêu gọi và đả kích cá nhân ông. Nhà nước vẫn kiên quyết không chấp nhận có đảng đối lập trong chính trường Việt Nam. Ông Đằng không bị an ninh quấy nhiễu, bắt giam mà còn có thể lên tiếng phản bác lại những luận điệu của nhà nước, tuy những gì ông viết ra chỉ được phổ biến trên truyền thông lề trái. Bài viết của ông Đằng làm dấy lên hy vọng trong lòng nhiều người, tưởng như tự do, dân chủ sắp có. Nhưng tiến trình dân chủ hoá đất nước còn dài và nhiều khó khăn.
Đề nghị lập đảng là để có thể cầm chân, kiểm soát không cho Đảng Cộng sản chà đạp lên luật pháp. Nếu chỉ với mục đích như thế thì dù được thành lập, Đảng Dân chủ Xã hội cũng khó kiềm chế được Đảng Cộng sản, vì đảng đối lập không được tranh đua trong chính trường để lên nắm quyền cai trị đất nước theo tinh thần của Hiến pháp hiện hành với Điều 4 dành quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Không sợ bị một đảng khác lên thay thế, liệu Đảng Cộng sản có thấy bị áp lực để thay đổi không?
Dựa vào pháp luật không cấm thành lập đảng chính trị, ông Lê Hiếu Đằng đưa ra lời kêu gọi những ai không còn ủng hộ Đảng Cộng sản cùng nhau tập họp lại thành lập một đảng mới. Tuy nhiên việc lập đảng là một nan đề luật pháp, vì Việt Nam hiện nay chưa có luật về sinh hoạt đảng phái chính trị. Theo giáo sư Hoàng Xuân Phú, ngay cả sự thành hình và sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không có đăng ký, không theo luật nào.
Trong tình hình như hiện nay, mọi quyền chính trị đều do Đảng Cộng sản nắm giữ, từ ban hành luật, thi hành luật đến giải thích luật. Không có cải cách chính trị sâu rộng để có định chế tam quyền phân lập, tiến đến một nền dân chủ pháp trị thì đề nghị thành lập một đảng chính trị sẽ không thay đổi được gì cơ chế hiện nay. Thiết nghĩ, sau những kêu gọi, phản biện thì cần đưa ra một lộ đồ cho việc dân chủ hoá để làm mức đánh giá những đáp ứng của nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam vì tiến trình cải cách dân chủ sẽ đến mau hay chậm là do Đảng.
Nếu nhà nước Việt Nam thực sự muốn cải cách chính trị như các nước lân bang Nam Triều Tiên, Đài Loan đã thực hiện trong thập niên 1990 và gần đây là Myanmar thì trước hết cần trả tự do cho những tù nhân chính trị, những người bị kết án tù vì vi phạm các điều 79, 88 và 258 của luật hình sự hiện hành.
Đề nghị Quốc hội khi nhóm họp vào tháng 10 tới đây sẽ sửa đổi và ban hành những bộ luật cải cách chính trị cần thiết cho một nền dân chủ.
1/ Sửa đổi những điều 79, 88 và 258 của luật hình sự. Định nghĩa rõ những hành vi nào là xâm phạm an ninh quốc gia, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống lại nhà nước hay lạm dụng tự do dân chủ.
2/ Luật tự do báo chí. Một nền dân chủ không thể thiếu tự do thông tin, báo chí.
3/ Luật tổ chức các đảng chính trị. Chế độ tự do dân chủ không thể thiếu đảng đối lập.
4/ Luật mới về bầu cử quốc hội
với sự tham gia của các đảng chính trị.
5/ Tu chính Hiến pháp. Bỏ Điều 4, thêm cơ quan giải thích Hiến pháp.
5/ Tu chính Hiến pháp. Bỏ Điều 4, thêm cơ quan giải thích Hiến pháp.
Hiện nay, với sự độc tôn chính
trị nên tính chính danh của Đảng Cộng sản bị đặt dấu hỏi. Trước sự gây hấn của
Bắc Kinh và phản ứng của Hà Nội qua việc đàn áp người dân khi họ lên tiếng phản
đối Trung Quốc, vai trò bảo vệ đất nước của Đảng cũng đang gặp thử thách.
Với cải cách đưa tới sinh hoạt chính trị đa đảng, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục hoạt động, trong sự cạnh tranh với các đảng khác. Khi đó tính chính danh và hiệu năng của đảng sẽ lên cao vì các đảng tranh đua làm tốt, đưa ra những chính sách, dự án tốt nhất để phục vụ nhân dân.
Quanh vùng Đông Á, Nhật Bản có nền dân chủ vững vàng. Nam Triều Tiên, Malaysia và Đài Loan đã trở thành những quốc gia dân chủ trong vài thập niên qua. Campuchia mới đây cũng có bầu cử đa đảng. Tại Đài Loan, Quốc dân Đảng nắm quyền cai trị gần nửa thế kỷ. Sau cải cách dân chủ, nhiều đảng đã tham gia sinh hoạt chính trị quốc gia, dù Quốc dân Đảng vẫn nắm ưu thế. Đến năm 2000 Dân tiến Đảng mới có cơ hội lên nắm quyền. Sau hai nhiệm kỳ, Quốc dân Đảng lại giành lại quyền cai trị. Với một chính thể tự do dân chủ và tuy không được các quốc gia thừa nhận ngoại giao, nhưng Đài Loan không lo sợ bị Trung Quốc xâm lăng hay sát nhập.
Ở bán đảo Triều Tiên, nếu bị Bắc Triều Tiên tấn công, Nam Triều Tiên cũng sẽ được các nước tự do dân chủ hỗ trợ.
Còn với Việt Nam hiện nay, nếu bị Trung Quốc vả cho một cái, không biết có nước nào đứng ra bênh Việt Nam không?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Với cải cách đưa tới sinh hoạt chính trị đa đảng, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục hoạt động, trong sự cạnh tranh với các đảng khác. Khi đó tính chính danh và hiệu năng của đảng sẽ lên cao vì các đảng tranh đua làm tốt, đưa ra những chính sách, dự án tốt nhất để phục vụ nhân dân.
Quanh vùng Đông Á, Nhật Bản có nền dân chủ vững vàng. Nam Triều Tiên, Malaysia và Đài Loan đã trở thành những quốc gia dân chủ trong vài thập niên qua. Campuchia mới đây cũng có bầu cử đa đảng. Tại Đài Loan, Quốc dân Đảng nắm quyền cai trị gần nửa thế kỷ. Sau cải cách dân chủ, nhiều đảng đã tham gia sinh hoạt chính trị quốc gia, dù Quốc dân Đảng vẫn nắm ưu thế. Đến năm 2000 Dân tiến Đảng mới có cơ hội lên nắm quyền. Sau hai nhiệm kỳ, Quốc dân Đảng lại giành lại quyền cai trị. Với một chính thể tự do dân chủ và tuy không được các quốc gia thừa nhận ngoại giao, nhưng Đài Loan không lo sợ bị Trung Quốc xâm lăng hay sát nhập.
Ở bán đảo Triều Tiên, nếu bị Bắc Triều Tiên tấn công, Nam Triều Tiên cũng sẽ được các nước tự do dân chủ hỗ trợ.
Còn với Việt Nam hiện nay, nếu bị Trung Quốc vả cho một cái, không biết có nước nào đứng ra bênh Việt Nam không?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment