Hovanba, VRNs
Đăng bởi lúc 6:31 Sáng 25/09/13
VRNs (25.09.2013) -
Nghệ An – “Em được quyền từ chối gặp mặt và nhận quần áo là để phản đối lại
việc luật sự Vương Thị Thanh và cơ quan ở trai giam Nghi Kim không giải quyết
Đơn Khiếu Nại” – Anh Đặng Xuân Diệu cho biết như vậy trong lá thư gởi ra từ
trại giam, do chính cán bộ quản giáo trao tay cho gia đình.
Ngày 23.09, anh Đặng Xuân Hà và
anh Hồ Văn Lực, em trai của anh Hồ Đức Hòa, đã đi ra trai giam số 5 Thanh Hóa
để làm thủ tục thăm gặp và gửi đồ cho anh Đặng Xuân Diệu, một trong số 14 TNCG
và TL bị bắt và bị xét xử bất công.
Anh Đặng Xuân Hà và anh Hồ Văn
Lực đã đi xe gắn máy từ Thành Phố Vinh ra tới trại trại giam số 5 Thánh Hóa,
đoạn đường dài hơn 100 kilomet. Chuyến đi của anh Hà Và anh Lực trên đường ra
thăm Anh Đặng Xuân Diệu gặp rất nhiều khó khăn và vất vả.
Vào lúc 9h00, anh Lực tới được
trại giam, làm thủ tục theo quý định của trại giam. Trong lúc chờ đợi cán bộ
trại giam vào gọi anh Đặng Xuân Diệu ra để gặp người nhà, hai anh đã hy vọng
được gặp anh Diệu, nhưng sau 15 Phút sau cán bộ trại giam ra thông báo cho anh
Đặng Xuân Hà là anh Đặng Xuân Diệu đã từ chối gặp mặt người nhà, mà thay cho
cuộc gặp gỡ đó là, nhắn gửi tâm sự qua thư chuyển tay.
Lá thư anh trai Đặng Xuân Hà
viết nhắn gửi cho em trai mình là Đặng Xuân Diệu được cán bộ trại giam hứa
chuyển vào có nội dung như sau.
“Em trai quý mến! Anh và
tất cả mọi người trong gia đình khỏe cả, bà con thôn xóm cũng bình thường. Còn
vấn đề luật sư, anh đã nhờ luật sư Hà Huy Sơn và Luật sư đã gửi tất cả các thủ
tục liên quan lên ban An Ninh điều tra, hiện tại bây giờ chưa có câu trả lời.
Theo ý của luật sự thì em cần gặp anh để trao đổi để biết rõ mục đích”.
Thư của anh Hà được chuyển vào
cho anh Đặng Xuân Diệu, khoảng 30 phút sau lá thư của anh Đặng Xuân Diệu được
cán bộ quản giáo chuyển ra, trao cho Anh Đặng Xuân Hà có nội dung:
“Anh của em quý mến! Em rất cám
ơn sự hy sinh cao cả của anh và đã vất vã tìm mọi cách lo cho em. Anh ạ!
Em được quyền từ chối gặp mặt và nhận quần áo là để phản đối lại việc luật sự
Vương Thị Thanh và cơ quan ở trai giam Nghi Kim không giải quyết Đơn Khiếu
Nại”.
Trong thư anh Đăng Xuân Diệu
không nêu những khiếu nại nào đã được anh gửi lên cho cán bộ trại giam Nghi
Kim, nhưng qua nhận định của anh Đặng Xuân Hà thì có thể đó là liên quan đến
việc đơn kháng án của anh đã không được giải quyết.
Tuy anh Hà và anh Lực
không được gặp anh Đặng Xuân Diệu như mong muốn, nhưng qua nội dung thư của anh
Diệu đã gửi ra cũng làm cho gia đình, người thân và bạn bè yên tâm hơn và hiểu
được mục đích của anh trong lúc này. Sự kiên cường, vững mạnh và những sự hy
sinh của anh Diệu là dâu anh vẫn tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ ngay cả lúc thân
trong lao tù.
Anh Đặng Xuân Diệu, tên thánh
là Phanxicọ Xaviê, giáo dân giáo xứ Xuân Mỹ, giáo phận Vinh. Anh Diệu là kỹ sư
xây dựng, tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Trước khi bị bắt, anh là phó Nhóm
bảo vệ sự sống Gioan Phaolô II. Anh đã tham gia tuần hành bảo vệ sự sống, ký
tên chống khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ký tên đòi thả tiến sĩ luật Cù Huy Hà
Vũ, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa, học viên Truyền
thông Chúa Cứu Thế Việt Nam. Anh đã bị bắt ngày 30.07.2011 tại Sài Gòn.
Trước khi bị bắt hơn một tháng,
tại giáo xứ Thái Hà, anh Đặng Xuân Diệu đã chia sẻ với các tân học viên Khóa kỹ
năng truyền thong: “Mình khẳng định với các bạn là hệ thống truyền thông của
nhà nước Việt Nam, chỉ mới phục vụ con người được một khía cạnh rất nhỏ, trong
khi đó lại xâm phạm con người cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn
giáo. Trong đó sự xâm phạm nghiêm trọng, dã man nhất phải kể đến lĩnh vực Tôn giáo”.
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra
tại Nghệ An, anh Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu bị tuyên án 13 năm tù giam và 5
năm quản chế cho tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS,
ngày 09.01.2013. Sau đó, công an quản giáo và giám thị trại giam cố tình không
tạo điều kiện cho anh Diệu kháng cao như nhận xét của luật sư hà Huy Sơn trong
văn thư gởi Tòa án và VKS tối cao, ngày 11.04.2013, như sau: “Tôi nhận thấy cơ
quan tố tụng có những hành vi vi phạm: Không thông báo việc kháng cáo cho những
người tham gia tố tụng (khoản 1, điều 366, BLTTHS, 2003 và điều 6.1 nghị quyết
số 05/2005-NQ-HĐTP). Do đó những người tham gia tố tụng nói chung và bị cáo
Đặng Xuân Diệu mất quyền được xem xét kháng cáo”.
Hovanba, VRNs
No comments:
Post a Comment